Bắt trend Avengers: End Game, các siêu anh hùng nhà Marvel đã kịp đổ bộ xuống Bò Sữa by BOO
Vào thời đại các biểu tượng văn hóa dần xâm chiếm thời trang đường phố, những thương hiệu streetwear Việt Nam cũng không đứng ngoài vòng phủ sóng trào lưu.
Thế nhưng, một bộ sưu tập hợp tác sản xuất với bản quyền trực tiếp từ thương hiệu như những gì Bò Sữa by BOO đang làm được lại là điều hoàn toàn khác.
80 năm hình thành và phát triển đủ để thấy Marvel Comics là một trong những franchise lâu đời nhất trong dòng chảy văn hóa đương đại tính tới thời điểm hiện tại. Tới nay, những nhân vật của thương hiệu truyện tranh này đã trở thành huyền thoại, trong đó có thể kể tới Captain America, Thor, Iron Man, chàng Người Nhện thân thiện hay nhóm X-Men huyền bí. Từ truyện tranh, các nhân vật của Marvel Comics đã thực hiện vô số những cuộc lấn sân mỹ mãn như trên truyền hình, màn ảnh rộng, những món đồ chơi và dĩ nhiên là cả thời trang.
Từ trang giấy bước ra đời thực với Bò Sữa by BOO
Hơn 10 năm tuổi đời là khoảng thời gian không dài nhưng cũng đủ để Bò Sữa by BOO chứng minh mình là một thương hiệu thời trang Việt thực lực khi gây dựng được tiếng vang lớn trong lòng những bạn trẻ yêu thích thời trang đường phố. Sở hữu lượng fan trẻ hùng hậu và nhiều sản phẩm chất lượng, trong vài năm trở lại đây, Bò Sữa by BOO cũng gây ngạc nhiên khi sở hữu trong tay nhiều tác quyền hợp tác có giá trị như những phiên bản BOO x Star Wars, BOO x Larva, BOO x Disney hay giờ đây, là BOO x Marvel.
BST mùa Hè 2019 cũng không phải lần đầu tiên BOO tung ra một phiên bản hợp tác với franchise Marvel. Các item trong BST lần này chủ yếu giữ nguyên tinh thần đơn giản, dễ ứng dụng và đi sâu vào tiểu tiết để nâng cao chất lượng, trong đó có thể kể tới những hình thêu embroidery kết hợp linh hoạt cùng hình in graphic khiến mỗi sản phẩm của BST BOO x Marvel trở nên độc đáo hơn.
Được thiết kế để “fit” cùng mọi phục trang thường ngày, BST BOO x Marvel nằm trong khuôn khổ các sản phẩm dành cho mùa hè 2019 từ Bò Sữa by BOO, đồng thời cũng thực hiện sứ mệnh mang giới trẻ Việt tới gần hơn với các siêu anh hùng nổi tiếng với làn sóng văn hóa đại chúng ở thời điểm hiện tại.
Video đang HOT
Theo Trí thức trẻ
Bước chuyển mình của thời trang đường phố
Không mấy ai nghĩ rằng thời trang đường phố - 'tài sản' của những kẻ ít tiền, của những nghệ sĩ hay những đứa trẻ cá biệt ở trường học - lại trở thành thứ thời trang xa xỉ ở thời đại này - một phong cách thời trang mới, trang phục quốc tế của thế hệ Instagram!
Những thương hiệu từng một thời phản đối thứ thời trang dân dã này giờ đây đã cho ra đời những bộ cánh thể thao, áo hoodie và nón bóng chày đắt tiền để theo đuổi lợi nhuận khổng lồ mà thời trang đường phố mang lại.
Thời trang đường phố khởi nguồn từ sự giao thoa giữa văn hóa giới trẻ và sở thích của những người sống trong các thành phố lớn giáp biển ở Mỹ, là 'sản phẩm' của những tay trượt ván và lướt sóng ở California hay New York những năm 70, 80 của thế kỷ trước. Thời trang đường phố dần phát triển theo con đường DIY (Do it yourself), tự đưa mình vượt ra khỏi giới hạn của thời trang đắt đỏ hay những bộ sưu tập theo mùa để loại bỏ đi sự chuyên nghiệp đến phát chán và hướng đến nét bình dân đường phố, thể hiện quan điểm sáng tạo và mang tính cộng đồng.
Ảnh: Culture Track
Không có một định nghĩa chính xác nào về thời trang đường phố hay có ai biết rõ được sự thăng trầm của nó. Mọi người đều đồng ý với nhau rằng thời trang đường phố là một hình mẫu nguyên bản, như thể chiếc áo thun trắng trơn chờ được in màu và chấm phá. Do đó, hơn 30 năm qua, thời trang đường phố đã đi sâu vào đời sống của thế hệ người tiêu dùng, được bắt gặp khắp các tòa nhà thương mại ở Seoul, Hongkong kéo dài đến tận các bãi biển và công viên ở Mỹ.
Ảnh: kingsumo.com
Chưa hết, khi ngoảnh mặt với các sàn catwalk ở New York, London, Milan hay Paris để hướng về phần còn lại của thế giới thì chúng ta mới thấy được sức lan tỏa mạnh mẽ của thời trang đường phố. Từ Singapore cho đến Lagos, từ Hy Lạp cho đến Tây Âu, một thế hệ trẻ tài năng sử dụng thời trang đường phố khẳng định tính cách và cuộc sống của họ, và đó là thứ thời trang đại diện cho quan điểm chính trị tiến bộ của đầu thế kỷ 21, bao gồm ý thức được nâng cao trong cộng đồng lẫn thế giới ảo.
Năm 2015, sau vụ tấn công khủng bố vào tòa soạn Charlie Hebdo tại Paris, nước Pháp chứng kiến một làn sóng giận dữ bài trừ đạo Hồi, tội phạm và bạo lực. Không chỉ người Pháp thấy căng thẳng mà ngay cả cộng động người Hồi giáo cũng tự nhận thấy bản thân mình trở thành gánh nặng. Đáp lại, Theodoros Gennitsakis bắt đầu tung ra thị trường sản phẩm áo thun có nhãn "Pressure" được viết bằng tiếng Ả Rập ở mặt trước với mục đích làm dịu bớt sự thù địch và mong muốn kết nối mọi người : "Không chỉ người Pháp, người Hồi giáo cũng cảm thấy căng thẳng như chúng ta. Thông điệp tuy đơn giản nhưng rất hiệu quả." - Theodoros trả lời phỏng vấn.
Ảnh: ifashionnetwork.com
Pressure Paris giờ đã trở thành một thương hiệu mang tính chuyên nghiệp nhưng cái gốc của nó là từ những phát kiến, luôn mong muốn tạo ra những cảm nhận và kể lên câu chuyện đằng sau thiết kế. Sản phẩm của Pressure Paris phản ảnh xã hội châu Âu hiện đại, là điểm hội tụ của nhiều nền văn hóa khác nhau khắp lục địa già; slogan của Pressure Paris được viết bằng tiếng Ả Rập, tiếng Hy Lạp và tiếng Anh, và họ sử dụng các biểu tượng và mô-típ cổ đại trong những câu chuyện thần thoại của các nền văn hóa đó. Xu hướng đa văn hóa mà Pressure Paris mang lại là lời khẳng định chung sống của các chủng tộc toàn lục địa, là chủ nghĩa không tưởng, là sự hòa nhập chứ không phải là sự chia rẽ.
Những sản phẩm mà mà Pressure Paris tạo ra rất tạo bạo, đa màu sắc, đơn giản, hài hước, mang tính kết nối bởi họ biết tận dụng sự giản đơn của thời trang đường phố để tạo ra lời khẳng định, lời tuyên bố đến mọi người. Pressure Paris hướng đến cảm giác mới lạ, luôn cởi mở đến sự đa dạng, độc đáo vì họ hiểu rằng thời trang đường phố phù hợp cho tất cả mọi người, không cần phải là dân chuyên để diện.
Ảnh: TheRealReal
Một câu chuyện khác về thời trang đường phố xảy ra ở lục địa Đen, nơi mà thương hiệu Wafflesncream của Nigeria bắt đầu con đường đi tìm sự kết nối của các nền văn hóa. Jomi - người sáng lập thương hiệu Wafflesncream năm 2012 - dấn thân vào văn hóa trẻ để tìm ra nguồn cảm hứng khi còn ở Leeds thông qua môn trượt ván. Những gì mà Wafflesncream làm cũng hệt như Palace hay Supreme đang thực hiện, chỉ có điều khác biệt là họ dùng thiết kế để nói lên quan điểm của một người dân thành phố Lagos: "Chúng tôi thiết kế cho những bà dì, ông chú, những người mẹ, cha, mục sư, thầy tu, người trẻ, cho cộng đồng và cho môi trường. Chúng tôi chỉ muốn kể về câu chuyện riêng của mình, tìm thấy niềm vui và chứng minh với mọi người rằng thế giới chúng ta đang sống đẹp biết bao!".
Ở thời đại này, rào cản sáng tạo ra một bộ sưu tập không còn hiện hữu nữa khi thời trang đường phố cho phép mọi người thỏa sức làm start-up chỉ với photoshop. Dù cho các thương hiệu có làm gì đi chăng nữa họ vẫn sẽ không bao giờ để mất tinh thần DIY - một động lực thôi thúc họ tạo nên những thiết kế mang tính đại diện. Bản chất của thời trang đường phố là hệ tư tưởng, và không nơi nào mà những thiết kế đường phố lại sinh sôi nảy nở nhiều như ở Los Angeles.
Ảnh: Life Style Sports
Los Angeles là nơi mà những kẻ lấn sân từ nghệ sĩ, nhạc sĩ cho đến các nhà thiết kế tạo nên sản phẩm của mình và một loạt những thương hiệu như Some Ware, Come Tees, Online Ceramics hay các thương hiệu áo thun đã "ăn sâu bám rễ" vào đời sống của mọi người. Mọi người cảm thấy hào hứng bởi vì họ đang sử dụng thời trang đường phố như một cách thức để thể hiện quan điểm chính trị tiến bộ, và đồng thời họ tiếp cận thời trang với tinh thần sáng tạo như cách một người may nữ phục tiếp cận tấm lụa xa-tanh tuyệt hảo.
Sonya Sombreuil - nhà thiết của thương hiệu Come Tees chia sẻ : "Tôi cố gắng tìm ra thiết kế áo thun mà nó có thể phù hợp cho tất cả mọi người. Tôi nhận xét bản thân mình là một người tạo ra hình tượng, và hình tượng của tôi là một người viết văn - thứ tạo nên sự khác biệt với các thương hiệu còn lại". Không có gì nghi ngờ về điều mà các nghệ nhân ở Los Angeles đang theo đuổi: họ tán thành sự thể hiện bản thân, home-made và tinh thần DIY, lấy chân thành và sáng tạo làm kim chỉ nam cho hoạt động.
Ảnh: culturekings.com.au
Trong thế giới DIY, các thương hiệu luôn lồng vào thời trang đường phố những quan điểm chính trị và họ đề cao tính tiến bộ, độc quyền và thuần kiết. Đối với Some Ware, họ phát triển các thiết kế theo hướng phù hợp với nhiều vóc dáng và phi giới tính; bên cạnh đó, họ biết cách để chạy chạy các dự án thời trang như Election Reform hay Tremaine Emory of No Vacancy Inn bằng cách tặng các fan streetwear áo thun miễn phí và đổi lại họ nhận được sự ủng hộ từ số đông.
Sự thành công của các thương hiệu thời trang đường phố dù nằm bên ngoài quỹ đạo của thời trang truyền thống nhưng vẫn chứng minh được bước chuyển mình của ngành công nghiệp này trong hơn 30 năm trở lại. "Mọi thứ đã thay đổi, thời trang theo mùa, shop truyền thống, cho đến thị trường của Mỹ, những người ở dưới đáy tháp thời trang đã leo lên đỉnh cao nhất và chiếm lĩnh chúng." - Sonya nói. Chúng ta đang ở một thời đại mới, nơi thời trang đường phố trở thành xu hướng toàn cầu.
Theo elleman.vn
Kenzo - Gã phù thủy biến hóa mọi phong cách: Bạn muốn mặc như ngôi sao ca nhạc hay phu nhân và ái nữ tổng thống? Kenzo se luôn săn sang, chi cân ban dam thư. Tư châu Âu tơi châu A, tư ngôi sao ca nhac, diên viên điên anh cho tơi nhưng chinh khach quyên lưc - ai cung co thê tư tin chon lây môt phong cach nhơ "phu thuy ăn măc" Kenzo. Ads campaign của BST Xuân - Hè 19 Co nhiêu ly do đê...