Bất thường thương vụ “biệt phủ” triệu đô liên quan đến ông Trịnh Xuân Thanh
Vụ việc ông Đỗ Văn Hồng – Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty PVC – Kinh Bắc – một công ty con của Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí (PVC) mới bị khởi tố, bắt tạm giam hé lộ vụ mua bán bất thường “biệt phủ” trên đỉnh núi Tam Đảo mà ông Trịnh Xuân Thanh – nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang đang bị truy nã quốc tế cũng có liên quan.
Biệt thự Mai Chi trên giấy tờ là của Công ty TNHH Mai Phương do bố đẻ ông Trịnh Xuân Thanh làm Chủ tịch đứng tên sở hữu. Nhưng bên trong, không có hoạt động kinh doanh nào, có tính chất sinh hoạt gia đình
Đình chỉ giao dịch “biệt phủ” triệu đô
Ngay sau khi nhận được thông tin ông Đỗ Văn Hồng bị khởi tố, bắt tạm giam, đặt giả thiết: Một trong những lý do ông Hồng bị bắt có thể có một phần liên quan đến trách nhiệm bán tài sản của PVC-Kinh Bắc cho gia đình của bố đẻ “sếp” ông Hồng lúc đó là Trịnh Xuân Thanh, nhóm phóng viên Dân trí đã trở lại Vĩnh Phúc để tiếp tục điều tra, làm rõ nguồn gốc và quá trình mua bán khu đất bao gồm một toà biệt thự lớn trên đỉnh núi Tam Đảo.
Hợp đồng mua bán được ký giữa ông Đỗ Văn Hồng- Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty PVC Kinh Bắc và ông Trịnh Xuân Giới, bố đẻ ông Trịnh Xuân Thanh, khi đó là lãnh đạo cấp trên của PVC Kinh Bắc
Trở lại biệt thự mà gia đình ông Trịnh Xuân Thanh xây dựng qui mô khá lớn mà ở thị trấn Tam Đảo ai cũng biết đến với cái tên “Mai Chi” hay “toà nhà dầu khí”, nhưng lần này, chúng tôi không được vào bên trong do cửa đóng chặt. Từ bên ngoài quan sát, cơ bản biệt thự này vẫn không có nhiều thay đổi như thời điểm cuối năm 2016 và có vẻ như hôm đó, không còn người trông coi bên trong.
Điều lạ là từ thời do Công ty PVC Kinh Bắc đến thời Công ty TNHH Mai Phương sở hữu, khu đất và giá trị tài sản trên đất này đều được thế chấp tại ngân hàng
Tại Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Phúc, trao đổi với phóng viên Dân trí sau đó, ông Nguyễn Văn Khước, Giám đốc Sở này khẳng định: “Khu đất có biệt thự trên cho đến thời điểm này (tháng 4/2017), vẫn là tài sản do Công ty TNHH Đầu tư Mai Phương do ông Trịnh Xuân Giới (bố đẻ ông Trịnh Xuân Thanh), nguyên Phó ban dân vận Trung ương làm Chủ tịch Hội đồng quản trị”. Điều này cho thấy, một số thông tin từ các nguồn không chính thức cho rằng, khối tài sản rất giá trị này đã được chuyển giao, bán lại cho người khác là không có căn cứ.
Tìm gặp ông Nguyễn Duy Hưng, Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai của tỉnh Vĩnh Phúc, chúng tôi cũng được ông Hưng cho biết, vào thời điểm cuối tháng 9/2016, một nhóm cảnh sát điều tra của Bộ Công an đã lên làm việc với UBND, Công an thị trấn Tam Đảo và Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Phúc để điều tra nguồn gốc, giấy tờ, giá trị tài sản khu biệt thự trên và bước đầu, khối tài sản tại đây (cũng như nhiều tài sản lớn khác do gia đình ông Giới hay của ông Trịnh Xuân Thanh) đã bị yêu cầu và đã được đình chỉ giao dịch.
Điều bất thường trong vụ mua bán
Trở lại với nguồn gốc khu đất trên, vào thời điểm tháng 10/2016, nhóm phóng viên Dân trí đã tiếp cận với ông Đỗ Văn Hồng- người vừa bị Cơ quan cảnh sát điều tra khởi tố, bắt tạm giam về hành vi “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng”. Khi đó, ông Hồng cho biết đã bán khu đất trên cho Công ty Mai Phương với giá 28 tỷ đồng.
Hoá đơn bán cho Công ty Mai Phương ghi là 23,8 tỷ đồng nhưng ông Đỗ Văn Hồng nêu với Dân trí là đã bán 28 tỷ đồng. Trên thực tế, giá trị khu đất này được cho là cao hơn nhiều lần mức giá trên.
Video đang HOT
“Trước đây chúng tôi mua khu đất này với giá tương tự để định đầu tư xây dựng khu nghỉ dưỡng cao cấp nhưng do không có điều kiện thực hiện nên bán lại cho ông Giới. Năm 2011-2012, thị trường bất động sản đóng băng nên lúc đó, bán được giá bằng giá lúc mua đã là điều may mắn”, ông này cho biết.
Tuy nhiên, lật giở lại toàn bộ hồ sơ mua bán mảnh đất, toà nhà trên do cơ quan chức năng tỉnh Vĩnh Phúc cung cấp, chúng tôi nhận thấy có nhiều điểm bất thường. Về giá tiền mua, theo hoá đơn giá trị gia tăng của Công ty PVC-Kinh Bắc là 23,8 tỷ đồng (chứ không phải 28 tỷ đồng), được giao dịch vào tháng 8/2011 chứ không phải tháng 8.2012.
Khu đất (có tổng diện tích lên tới 3.400 m2, do Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng) và toàn bộ khối nhà biệt thự 3 tầng bao gồm cả bể bơi, phòng chiếu phim…theo đánh giá của một số người am hiểu về thị trường nhà đất ở khu du lịch Tam Đảo, có giá trị không dưới 50 tỷ đồng. Trong một số thời điểm, đã có người giấu tên, rao bán căn biệt thự trên với giá 52 tỷ đồng.
Trao đổi với Dân trí, một cán bộ của Bộ Công Thương từng đến biệt thự này cho biết, ông Trịnh Xuân Thanh luôn khẳng định, thực tế đây là biệt thự của chính mình và Công ty Mai Phương chỉ để đứng tên chủ sở hữu.
“Ông Thanh thường xuyên ở đây nghỉ vào cuối tuần, khi lên chơi golf ở sân golf Tam Đảo thường mời bạn bè, quan chức mà ông Thanh quen biết về biệt phủ đãi tiệc và khoe toà biệt thự này có giá trị trên 100 tỷ đồng cả tiền đất và tiền đầu tư xây dựng. Tôi cũng tin là vậy chứ thực tế, ông Giới cũng nhiều tuổi rồi, ông ấy ở biệt thự của gia đình ở khu Ciputra chứ mấy khi ông ấy lên đây”, ông này nói với Dân trí.
Một bức ảnh sinh hoạt gia đình ông Trịnh Xuân Thanh khi ông Thanh còn chưa trốn khỏi Việt Nam tại biệt thự Mai Chi (Ảnh CTV cung cấp)
Ở đây có câu hỏi đặt ra: Với giá trị mảnh đất và tài sản trên đất thực tế có thể cao như vậy, việc Công ty PVC Kinh Bắc – một công ty con của PVC do ông Hồng trước đó làm lãnh đạo bán lại cho chính bố đẻ của ông Trịnh Xuân Thanh với giá thấp hơn nhiều giá trị thực tế có những dấu hiệu không rõ ràng, cần được cơ quan chức năng làm rõ.
Số tài sản trên thực tế có phải do ông Trịnh Xuân Giới mua không (khi ông đã nghỉ hưu từ lâu và có tờ báo còn mô tả ông rất nghèo khổ-PV) hay thực tế do con ông là Trịnh Xuân Thanh mua, bằng nguồn tiền nào, có nguồn từ những khoản thất thoát tài sản Nhà nước tại PVC thời kỳ ông Thanh làm Tổng giám đốc rồi Chủ tịch hay không, càng cần được xác định để nếu đó là tài sản bất minh, cần phải thu hồi để bù đắp cho những thiệt hại lớn của PVC (thua lỗ trên 3000 tỷ đồng) dưới thời ông Trịnh Xuân Thanh làm lãnh đạo.
Xem lại một số hình ảnh của “biệt phủ” triệu đô có bóng dáng Trịnh Xuân Thanh trên đỉnh núi Tam Đảo (chụp vào thời điểm tháng 10/2016 do nhóm phóng viên Dân trí thực hiện):
Biệt thự Mai Chi, nhìn từ bên ngoài
Bên trong toà nhà có cả phòng chiếu phim gia đình
Trong phòng khách, riêng bộ sa lông cũng trị giá hàng trăm triệu đồng
Người giúp việc ở đây nói rằng, vào những ngày trời trong xanh, ngồi từ phòng khách của biệt phủ này, có thể trông tới tận Hà Nội
Toà nhà này có cả khu bể bơi khá rộng trên tầng 3
Trong khu nhà này trồng rất nhiều loại hoa hồng đắt tiền từ vài triệu đến hàng chục triệu đồng và nuôi cả chó quý
(Theo Dân Trí)
"Kiếp lái xe" và sự chuyên chế của đám đông
Tôi đọc nhiều bài báo và cả nghìn status trên mạng xã hội chống lại việc ông viện phó xuất thân từ lái xe thì thấy không có một căn cứ pháp lý và căn cứ niềm tin nào để nói rằng việc thăng tiến như thế là trá ngụy.
Đó là cuộc tranh cãi bất phân thắng bại từ việc một viện phó bị tố cáo thăng tiến bất thường, căn cứ gây xúc cảm nhiều nhất là cách thời điểm bổ nhiệm hơn 10 năm ông này còn là một lái xe.
Do có đơn tố cáo nên việc này sẽ được cơ quan chức năng xác minh, còn chuyện cần thấu đáo hơn là một người lao động bình thường có thể vươn tới những vị trí cao hơn hay suốt đời chỉ là lái xe, thư ký, công nhân như là một định số?
Thông tin được đưa ra cùng lúc về việc bùng nổ thăng tiến bất thường của một số cá nhân nghi là nhờ vào những mối quan hệ trong bóng tối như một cô ở Sở Xây dựng Thanh Hóa hay nhiều trường hợp không hoàn thành nhiệm vụ mà vẫn thăng tiến ở Bộ Công Thương (Trịnh Xuân Thanh...) hay một số lãnh đạo đi lên với tốc độ tên lửa nhờ là con ông này, cháu bà kia...
Người dân không thích việc thăng tiến nhờ vào các mối quan hệ hay vấn đề trực hệ nhưng rất lạ là lại cũng không chấp nhận con đường đi lên của những người bình thường như khi một anh lái xe phấn đấu thành cán bộ?
Nếu nỗ lực thì việc cán bộ xuất thân từ lái xe là chuyện dễ hiểu. Ảnh: Wikihow
Như vậy con đường nào cho sự thăng tiến đây?
Cho dù là bổ nhiệm hay dân cử thì giới tinh hoa chính trị của mọi thể chế đều đi lên bằng con đường truyền thống gia đình và năng lực cá nhân mà năng lực cá nhân là yếu tố quyết định.
Sự kỳ thị đến kỳ lạ về nguồn gốc lái xe trở thành cán bộ là một bài toán ý thức xã hội rất khó hiểu, mà lại dễ hiểu đó là do mất lòng tin vào hệ thống giá trị tuyển chọn, bổ nhiệm công chức, cán bộ do quá nhiều vụ đổ bể, bê bối trong lĩnh vực này liên tục được truyền thông khui ra.
Tôi đọc nhiều bài báo và cả nghìn status trên mạng xã hội chống lại việc ông viện phó xuất thân từ lái xe thì thấy không có một căn cứ pháp lý và căn cứ niềm tin nào để nói rằng việc thăng tiến như thế là trá ngụy.
Cũng không ai đưa ra được ông này yếu kém chỗ nào hay có yếu tố nào để không thể bổ nhiệm làm viện phó.
Phải chăng phải là con ông cháu cha, phải là cực giàu thì làm cán bộ lãnh đạo mới hợp lý và có vấn đề "kiếp lái xe" ở đây, lái xe mãi mãi chỉ có thể là lái xe?
Chuyên gia Phan Quang Minh có ý kiến rất hay về ngay chính bố mình, từ công tác bảo vệ trở thành giáo sư đầu ngành được các chuyên gia nể phụ về chuyên môn, học thuật: PGS TS Phan Quang Tuệ, những người làm lâu năm trong ngành Ngân hàng đều biết. Ông từng được mời vào ban cố vấn cải cách Ngân hàng của Bộ Chính trị, Chính phủ từ thời ông Đỗ Mười, Võ Văn Kiệt. Những ngân hàng tư nhân đầu tiên ra đời có sự hỗ trợ về mặt tư vấn của ông đối với lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Ông vẫn được coi như một chuyên gia đầu ngành về tiền tệ, tài chính, ngân hàng. Ông từng tham gia và lãnh đạo nhiều Hội đồng khoa học các cấp.
May mà hồi đó chưa có Facebook. Không thì chắc cũng chạnh lòng khi đọc những cái tít kiểu như "Từ bảo vệ lên làm Chủ tịch Hội đồng khoa học"!
PGS Phan Quang Tuệ đi bộ đội, sau chiến dịch Điện Biên Phủ giải ngũ được phân công về làm bảo vệ cho cụ Lê Viết Lượng - Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước.
Thấy anh bảo vệ những lúc rảnh rỗi toàn lôi sách báo tiếng Pháp ra đọc, ông Lê Viết Lượng hỏi thăm thì biết anh tốt nghiệp chuyên khoa Văn (cấp 3), thông thạo tiếng Pháp.
Chắc là nhìn ra tố chất cầu tiến cũng như năng lực của anh lái xe, ông Lê Viết Lượng đã cử Phan Quang Tuệ đi học Liên Xô. Khoá của ông Tuệ là khoá đầu tiên ngành MEO (Quan hệ kinh tế quốc tế) tại trường MGIMO (Đại học Quốc gia Quan hệ Quốc tế Moskva).
Về nước, ông Phan Quang Tuệ làm việc tại Ngân hàng Nhà nước, sau đó chuyển sang Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế trung ương và có những đóng góp quan trọng cho ngành ngân hàng.
Với cách tư duy như vậy thì nước Mỹ không bao giờ chấp nhận Tổng thống Bill Clinton, người được coi là đem lại sự bùng nổ kinh tế và thịnh vượng xã hội kéo dài nhất của các đời tổng thống Mỹ. Một người ở tầng lớp bình dân, mồ côi cha, mẹ tái hôn với một người nghiện rượu ở tầng lớp thấp của xã hội Mỹ.
Clinton chào đời với tên William Jefferson Blythe III tại Hope, tiểu bang Arkansas và lớn lên tại Hot Spring, Arkansas. Clinton được đặt tên theo tên cha, William Jefferson Blythe Jr., một người chào hàng lưu động, qua đời trong một tai nạn xe hơi tại hạt Scott, tiểu bang Missouri, ba tháng trước khi con trai của ông chào đời. Mẹ ông, Virginia Dell Cassidy, tái hôn vào năm 1950 với Roger Clinton.
Billy được nuôi dưỡng bởi mẹ và cha kế, sử dụng họ Clinton cho mình suốt những năm tiểu học, nhưng không chịu chính thức đổi họ cho đến năm 14 tuổi.
Cậu bé lớn lên trong một gia đình truyền thống, nhưng cha kế của cậu, nghiện cả rượu và cờ bạc, thường ngược đãi mẹ cậu, và đôi khi, cả người em cùng mẹ khác cha với cậu, Roger Clinton, Jr..
Năm 1963, xảy ra hai sự kiện khiến Clinton quyết định trở thành người của công chúng. Đó là khi cậu được chọn vào đoàn học sinh trung học đến thăm Nhà Trắng và gặp Tổng thống John F. Kennedy. Sự kiện thứ hai là khi cậu nghe bài diễn văn "Tôi có một giấc mơ" của Martin Luther King, Jr. đọc trong cuộc Tuần hành vì Tự do và Việc làm tại Washington, D.C..
Ông Bill Clinton là người rất hiểu Việt Nam mà tổng thống kế kiếp là ông Obama cũng vậy. Xuất thân ông Obama cũng từ tầng lớp bình dân, người nhập cư gốc Phi.
Tôi mạn phép không trích dẫn ra đây nhiều trường hợp ở Việt Nam, những người lao động với ý chí phấn đấu cao đã đạt đến những vị trí xứng đáng mà xã hội cũng được thụ hưởng từ sự đóng góp của họ.
"Sự chuyên chế của số đông" là một thuật ngữ mới nói về tốc độ lây truyền mang tính định kiến trên mạng xã hội mà trường hợp "kiếp lái xe" nêu trên là minh chứng?
Theo Danviet
Vụ Trịnh Xuân Thanh: Cả loạt sếp 'hội ngộ' trong tù Liên quan vụ án Trịnh Xuân Thanh, tính đến nay Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố 12 đối tượng về hành vi Cố ý làm trái quy định... và tham ô tài sản, liên quan đến vụ thua lỗ và thất thoát gần 3.300 tỷ đồng xảy ra tại Tổng công ty xây lắp dầu khí Việt...