Bất thường đương dây đi Úc giá 350 triệu đồng
Gần đây rộ lên nhiều đường dây thu hàng trăm triệu đồng của người lao động (NLĐ) để đưa sang Úc, Tây Ban Nha và một số nước châu Âu với chiêu bài “vừa học vừa làm lương cao”. Trong khi NLĐ đang lao như thiêu thân thì cơ quan chức năng lại bất lực bởi hình thức này lấp lửng giữa đi du học và xuất khẩu lao động (XKLĐ).
Tòa nhà số 167 Nguyễn Ngọc Nại (Thanh Xuân, Hà Nội), nơi Ban Kinh tế Trang trại và Ngành nghề Nông thôn đặt trụ sở giao dịch.
Quảng cáo trên trời
Phóng viên nhận được phản ánh, một đơn vị tại Hà Nội đang chiêu mộ NLĐ đi làm việc tại Úc và Tây Ban Nha với mức phí 320-350 triệu đồng. Anh Minh Hoàng (quê Hà Tĩnh) cho biết, người nhà anh liên tục nhận được thông báo ra Hà Nội để nộp hồ sơ đi Úc làm vườn.
Theo anh Hoàng, vì đi Úc và Tây Ban Nha hấp dẫn nên nhiều người ở Hà Tĩnh và Thanh Hoá lên kế hoạch ra Hà Nội đăng ký dự tuyển.
Để hiểu rõ thực hư về “đường dây” kể trên, trong vai người muốn đi Úc và Tây Ban Nha, nhóm PV Tiền Phong tìm đến trụ sở Ban Kinh tế Trang trại và Ngành nghề Nông thôn – Công ty CP XNK Tổng hợp và PT Trang trại Việt Nam (thuộc T.Ư Hội Làm vườn Việt Nam) tại số 167 Nguyễn Ngọc Nại (quận Thanh Xuân, Hà Nội) – địa chỉ do NLĐ cung cấp.
Tiếp chúng tôi là bà Nguyễn Thị Tuyết Nhung (tự giới thiệu là người phụ trách chương trình – PV). Sau khi nghe đặt vấn đề qua thoáng lưỡng lự, bà Nhung khoe liền: “Đây là chương trình học viên tham gia theo hình thức cán bộ của Ban đi học và về phục vụ cho cơ quan”.
Số lượng chỉ tiêu 10 người/đợt (mỗi năm khoảng 3 đợt) và số học viên nộp hồ sơ đăng ký rất đông. Rồi bà Nhung rỉ tai: “Nếu thật sự muốn đi, em nên nộp hồ sơ ngay đầu tuần sau. Sợ muộn hơn sẽ mất chỗ”.
“Trường hợp nếu Cty này có giấy phép XKLĐ đi chăng nữa mà ra thông báo thu tiền, có thể chúng tôi cũng sẽ phối hợp với cơ quan công an để điều tra, tìm hiểu vì có thể đó là lừa đảo”.
Ông Bùi Ngọc Hùng, Phó Phòng Đài Loan – châu Mỹ
Bà Nhung cho biết, tổng kinh phí chương trình đi Úc là 320-350 triệu đồng. Trong đó, nộp tại Việt Nam 200-230 triệu đồng. Việc nộp tiền được chia làm 3 đợt. Đợt 1, khi nộp hồ sơ (giấy tờ tùy thân, bằng tốt nghiệp, học bạ cấp 3 bản gốc) nộp 20 triệu đồng. Sau đó, sẽ xét hồ sơ trong thời gian một tuần. Nếu trúng tuyển, học viên nộp tiếp đợt 2 là 120 triệu đồng và đợt 3 là 60 triệu đồng.
Trường hợp học viên bị loại, sẽ được nhận lại tiền, nhưng phải mất phí dịch thuật, kiểm tra hồ sơ (2 triệu đồng).
Video đang HOT
Ngoài khoản tiền này, học viên còn phải nộp thêm khoản tiền bảo lãnh 120 triệu đồng. Số tiền này sẽ được trừ dần vào lương làm thêm của học viên tại Úc. “Trong thời gian học tại Úc, đối tác của Ban Kinh tế Trang Trại & Ngành nghề Nông thôn sẽ bố trí công việc làm thêm cho học viên với mức lương từ 5.000-7.000 USD/tháng”, bà Nhung khoe.
Đi Tây Ban Nha trong 60-90 ngày. Đó là nội dung quan trọng được ghi trong bản thông báo mà Ban Kinh tế Trang trại và Ngành nghề Nông thôn gửi cho các ứng viên.
Theo quảng cáo, học viên không cần chứng chỉ tiếng Anh Ielts, chỉ cần giao tiếp cơ bản để qua vòng phỏng vấn của Đại sứ quán. Khi sang Tây Ban Nha, học viên học tiếng 1 năm với học phí 100 triệu đồng. Sau đó, được học nghề 2 năm hoặc học lên đại học 4 năm.
Học xong, học viên có thể ở lại làm việc lâu dài, có cơ hội định cư, nhập quốc tịch Tây Ban Nha. “Thời gian chờ xuất cảnh chỉ từ 60-90 ngày. Tổng chi phí cho chương trình từ 150-180 triệu đồng”, thông báo ghi rõ.
Núp bóng du học?
Ngày 29/10, nhóm PV Tiền Phong quay trở lại trụ sở Ban Kinh tế Trang Trại & Ngành nghề nông thôn. Sau khi giới thiệu, một phụ nữ xưng tên Huế – phụ trách mảng nông nghiệp cho biết, Giám đốc Ban này tên là Giáp Văn Hạnh, hiện đi nước ngoài nên xin khất chưa làm việc.
Theo bà Huế, Cty Cổ phần XNK tổng hợp và Phát triển Trang trại Việt Nam là một đơn vị độc lập, “bảo trợ hoạt động” cho Ban Kinh tế Trang Trại & Ngành nghề nông thôn.
Sau khi tiếp nhận thông tin, ông Tống Hải Nam- Phó Cục trưởng Quản lý Lao động Ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, Cty Cổ phần XNK tổng hợp và Phát triển Trang trại Việt Nam không được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực XKLĐ.
Ông Bùi Ngọc Hùng, Phó Phòng Đài Loan – châu Mỹ (Cục Quản lý Lao động Ngoài nước) khẳng định: Cty trên không đăng ký tham gia đưa lao động sang thị trường Úc.
“Trường hợp nếu Cty này có giấy phép XKLĐ đi chăng nữa mà ra thông báo thu tiền, có thể chúng tôi sẽ phối hợp với cơ quan công an để điều tra, tìm hiểu vì có thể đó là lừa đảo”, ông Hùng nói.
Trong khi đó, đại diện Phòng Nhật Bản, châu Âu, Đông Nam Á cũng cho biết, Cty này không đăng ký đưa lao động sang Tây Ban Nha. “Hiện, chỉ có một số công ty được cấp phép đưa lao động sang Nga, Đức, Belarus…, nhưng không có tên Cty Cổ phần XNK tổng hợp và Phát triển Trang trại Việt Nam đưa lao động đi làm việc tại Tây Ban Nha”, vị này nói.
Trả lời câu hỏi, Cty Cổ phần XNK tổng hợp và Phát triển Trang trại Việt Nam có được cấp phép hoạt động đưa du học sinh đi Úc và Tây Ban Nha, bà Nguyễn Diệp Hồng, Phó trưởng Phòng Quản lý Giáo dục có yếu tố nước ngoài (thuộc Sở Giáo dục TP Hà Nội) cho biết: Theo đăng ký, đến thời điểm này chưa cấp phép hoạt động du học cho doanh nghiệp có tên trên.
Theo Tiền Phong
Lao động Việt Nam có thể "đi tắt, đi nhanh" sang Đài Loan được không?
Ở trong nước hiện nay, người lao động thường bị thu nhiều loại phí với giá cao, dễ dàng bị các đối tượng bên ngoài lừa bịp.
Đài Loan (Trung Quốc) là thị trường xuất khẩu lao động lớn của Việt Nam. Bên cạnh những thuận lợi về công việc, môi trường, thị trường này cũng có những yêu cầu nhất định của một nền văn hóa khác đối với lao động nước ngoài. Người lao động Việt phải chuẩn bị những gì để hòa nhập, sống và làm việc tốt nhất tại Đài Loan, có thể "đi nhanh, đi tắt được không"?
Phóng viên VOV.VN phỏng vấn bà Nguyễn Thị Tuyết Nhung - Trưởng ban Quản lý lao động, thuộc Văn phòng Kinh tế - Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc.
Cần chuẩn bị tâm thế bước vào một xã hội công nghiệp
PV: Thưa bà, lao động Việt Nam cần lưu ý những gì khi có nhu cầu đi lao động tại Đài Loan?
Bà Phạm Thị Tuyết Nhung: Ở trong nước hiện nay, người lao động thường bị thu nhiều loại phí với giá cao, dễ dàng bị các đối tượng bên ngoài lừa bịp. Những đối tượng này thường sử dụng chiêu thức nói với người lao động là "đi qua tôi, tôi dẫn dắt sẽ được đi nhanh". Tuy nhiên "nhanh" cũng phải có giới hạn, không phải 5 ngày, 10 ngày là đi được. Trong khi đó, người lao động rất cần trang bị một tâm thế để bước vào một xã hội khác với Việt Nam - một xã hội công nghiệp, rồi ngôn ngữ bất đồng...
Bà Nguyễn Thị Tuyết Nhung - Trưởng ban Quản lý lao động, thuộc Văn phòng Kinh tế - Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc
Người lao động cần có vài tháng được đào tạo tập trung ở cơ sở đào tạo của doanh nghiệp đưa đi. Trường nào càng có kỷ luật cao, yêu cầu cao trong việc học tập trung thì lao động sang Đài Loan sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn. Các doanh nghiệp Việt Nam đã đưa lao động sang thị trường Đài Loan khá lâu rồi, nên họ hiểu bên này (Đài Loan - PV) nhu cầu lao động như thế nào.
Cho nên, người lao động Việt Nam tiếp cận được một doanh nghiệp có giấy phép, tổ chức đào tạo có quy mô, nghiêm túc thì mình nên tin vào doanh nghiệp đó và cần nghiêm chỉnh thực hiện việc học tiếng. Khi được trang bị những kiến thức cơ bản, vào môi trường làm việc, người lao động sẽ nâng được trình độ tiếng của mình lên rất nhanh và dễ dàng. Qua đó sẽ hiểu được phong tục tập quán của Đài Loan, đặc tính của chủ sử dụng lao động, biết được cách hai bên ứng xử như thế nào để có thể hòa hợp với nhau.
PV: Để lao động Việt Nam có thể hòa nhập được với xã hội Đài Loan, họ cần lưu ý những gì thưa bà?
Bà Phạm Thị Tuyết Nhung:Trước khi sang Đài Loan, người lao động phải nắm bắt thông tin và phải biết những kênh nào là kênh bảo vệ mình. Điều rất hữu ích là ngay sau khi nhập cảnh Đài Loan, sẽ có ngay đội phục vụ của Ủy ban Lao động Đài Loan ở sân bay đón lao động và họ sẽ một lần nữa tuyên truyền luật pháp và cấp cho người lao động một cuốn sổ tay nhỏ, trong đó có đủ tất cả các kênh để bảo vệ người lao động.
Thậm chí họ còn làm thêm một chiếc thẻ, nhỏ như thẻ điện thoại, trên đó ghi đầy đủ số điện thoại liên lạc khi người lao động cần có sự trợ giúp, trong đó có số đường dây nóng của Ủy ban Lao động, số cảnh sát và số của Ban Quản lý lao động thuộc Văn phòng Kinh tế - Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc. Để bảo vệ mình, người lao động phải giữ những thứ đó.
Trong quá trình làm việc, phải xác định Đài Loan là một xã hội công nghiệp hiện đại, khác với mình rất nhiều. Muốn thích nghi được phải "nhìn anh em" xung quanh, học cách làm việc như thế nào, phải tuân thủ giờ giấc và điều quan trọng là Đài Loan rất chú ý đến an toàn lao động. An toàn lao động ở đây có hai mặt, đó là an toàn bảo hộ và vệ sinh an toàn lao động. Người lao động cần tuân thủ và đồng thời muốn hòa nhập được thì cần chịu khó lắng nghe.
Tôi không lo ngại chuyện lao động Việt Nam sang đây không hòa nhập được, bởi lao động Việt Nam ở đây đông và họ giúp nhau hòa nhập là chuyện rất dễ dàng. Điều tôi cần lưu ý lao động Việt Nam là tuân thủ lao động và pháp luật Đài Loan.
Người lao động Việt Nam tại một chương trình liên hoan được tổ chức tại Đài Loan (Ảnh do nhân vật cung cấp)
Chăm sóc đời sống tinh thần cho người lao động
PV: Bà có thể thông tin cụ thể hơn về chính sách của chính quyền Đài Loan giúp người lao động nước ngoài hòa nhập với xã hội sở tại, nhất là trong lĩnh vực đời sống văn hóa, tinh thần?
Bà Phạm Thị Tuyết Nhung:Những năm gần đây, đầu tư cho đời sống tinh thần của lao động nước ngoài được Đài Loan quan tâm đầu tư nâng lên rất nhiều. Theo tinh thần nâng cao nhân quyền của lao động nước ngoài, trong đó có mảng nâng cao đời sống tinh thần cho lao động nước ngoài, cho nên các Cục Lao động địa phương đều có thể xin kinh phí để tổ chức các hoạt động cho lao động nước ngoài của từng nước một.
Họ có thể tổ chức thi biểu diễn ca nhạc, thi sáng tác thơ văn. Ví dụ thành phố Đài Bắc hàng năm tổ chức thi làm thơ và viết văn, thi nấu ăn, chụp ảnh, thi vẽ, hát... và họ làm rất xuất sắc bởi có sự chuẩn bị và ngày càng chuyên nghiệp hơn. Bên cạnh đó là hoạt động biểu dương lao động ưu tú, vốn trước đây chỉ dành cho người bản địa, thì nay dành cho cả người nước ngoài.
Ngoài ra, lao động nước ngoài cũng đem đến cho các doanh nghiệp liên quan đến mảng phục vụ cộng đồng (như điện tín, chuyển tiền) rất nhiều lợi ích. Cho nên họ rất mong muốn được tổ chức và bỏ tiền ra mời các ca sĩ nổi tiếng từ Việt Nam sang và tổ chức đại nhạc hội cho cộng đồng người lao động, cô dâu đến xem và họ sẽ làm cho từng nước một.
Những lao động ở đây lâu năm cũng thành lập những đội múa, biểu diễn trong các chương trình quan trọng của các cơ quan chức năng của Đài Loan. Lao động ở Đài Loan rất vui, bởi ở đâu có ca nhạc là được nhắn tin đến điện thoại. Điều đặc biệt mà Văn phòng Kinh tế - Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc tổ chức được trong 5 năm trở lại đây là năm nào cũng tổ chức một đại nhạc hội phục vụ cộng đồng người Việt. Ví dụ như năm vừa qua đã mời các ca sĩ như Hồ Ngọc Hà, Cao Thái Sơn sang biểu diễn.
PV: Xin cảm ơn bà!./.
** Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB-XH) cho biết, từ tháng 7/2014, mức lương cơ bản của lao động đi làm việc tại Đài Loan đã được tăng lên 19.273 đài tệ/tháng (tương đương hơn 13,5 triệu đồng/tháng). Trong 4 nước đưa lao động vào Đài Loan (Indonesia, Thái Lan, Philippines, Việt Nam), số lượng lao động của Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất. Trong 6 tháng đầu năm 2014, Đài Loan tiếp tục là thị trường tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam nhất, chủ yếu làm việc tại ngành sản xuất công nghiệp, xây dựng, ngành dịch vụ...
Lại Thìn
Theo_VOV
Hà Nội: Cảnh giác nạn trộm cắp tại phòng trọ mùa thi Thời điểm chuẩn bị đến kỳ thi đại học, lượng người đến thuê trọ tại Hà Nội tăng mạnh. Các đối tượng trộm cắp thường lợi dụng sơ hở của những người mới "chân ướt chân ráo" lên Hà Nội để ra tay. Ngày 20/6, Công an quận Cầu Giấy cho biết, trong thời gian qua, đơn vị đã phát hiện, bắt giữ...