Bất thường dịch HIV ở Kim Thượng dù người mắc không cao so với nhiều nơi
Ông Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục Phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế cho biết, với dân số khoảng 6.000 người của xã Kim Thượng thì việc phát hiện 42 trường hợp nhiễm HIV là một tỷ lệ cao nhưng so với nhiều địa phương khác trong cả nước thì tỷ lệ này chưa phải là cao nhất. Tuy nhiên tình hình dịch tễ HIV ở Kim Thượng có những bất thường.
Theo Cục Phòng chống HIV/AIDS, qua giám sát, cả nước có tới hơn 60 xã/phường có trên 50 người nhiễm HIV/xã. Trong đó, địa phương có số người mắc và tử vong do HIV cao nhất là một phường ở Quận 8, TP HCM với 701 người mắc HIV, trong đó đã có 125 người tử vong; Còn xã có nhiều người nhiễm HIV nhất là một xã ở huyện Mường Lay, tỉnh Điện Biên với 142 bệnh nhân HIV; Thậm chí ngay tại huyện Tân Sơn, Phú Thọ cũng có địa phương có số người nhiễm HIV cao hơn ở Kim Thượng như: xã Minh Đài có 46 người nhiễm HIV.
Đáng chú ý, đại diện Cục Phòng chống HIV/AIDS cũng chỉ ra những bất thường về tình hình dịch tễ HIV tại xã Kim Thượng.
Theo đó, qua khảo sát cho thấy phần lớn người nhiễm HIV tại Kim Thượng là phụ nữ (26/42 trường hợp), trong khi tỷ lệ chung cả nước chỉ khoảng 30%. Độ tuổi mắc cũng không đồng đều, có trẻ nhỏ 18 tháng và người già tới 80 tuổi.
Về nguồn lây nhiễm, một số người ở Kim Thượng cho biết có thể họ bị nhiễm bệnh trong thời gian đi làm tại Hà Nội, một số người khác lại nghi ngờ do tiêm truyền tại nhà một y sĩ trên địa bàn xã.
Ông Cảnh cho biết thêm, việc phát hiện nhiều người mắc HIV tại xã Kim Thượng không phải tự nhiên vì đây là sự giám sát chủ động của ngành y tế Phú Thọ sau khi phát hiện một số bất thường từ giám sát thường quy.
Giám sát bệnh sử cho thấy xã Kim Thượng mỗi năm phát hiện một vài trường hợp nhiễm HIV. Bệnh nhân đầu tiên là vào năm 2012, từ năm 2017 số người bệnh tăng nhanh và gần đây có một người tử vong do AIDS khi điều trị tại bệnh viện.
Người dân xã Kim Thượng vẫn đang rất lo lắng vì việc nhiều người bị nhiễm HIV chưa rõ nguyên nhân
Ông Cảnh nhấn mạnh, HIV lây nhiễm qua 3 con đường: truyền máu, quan hệ tình dục và từ mẹ sang con nên không thể có chuyện 42 người ở Kim Thượng bỗng dưng bị nhiễm HIV. Tuy nhiên để kết luận 42 người ở Kim Thượng bị nhiễm HIV do dâu, nguồn lây nào thì cần phải điều tra, nghiên cứu về dịch tễ học rất thận trọng và cụ thể. Việc quan trọng trước mắt là tư vấn, hỗ trọ ổn định tâm lý người dân và đối với những người đã xác định nhiễm HIV cần được điều trị ngay bằng thuốc kháng virus ARV theo phác đồ nhằm giảm nồng độ virus HIV trong máu, giúp người bệnh phục hồi sức khỏe và hạn chế khả năng lây nhiễm cho người khác.
Video đang HOT
Trước đó, Sở Y tế Phú Thọ cho biết, trong thời gian từ tháng 2 đến tháng 6-2018, có 2 trường hợp tử vong do AIDS tại Khoa Bệnh nhiệt đới Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ đều ở khu Chiềng, xã Kim Thượng. Trong thời điểm này, 4 trường hợp nhiễm mới được phát hiện trên cùng địa bàn.
Trước tình hình đó, Sở Y tế tỉnh Phú Thọ đã phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Tân Sơn triển khai đề tài nghiên cứu khoa học về “Tình trạng sức khỏe của người dân liên quan đến một số bệnh lây nhiễm và không lây nhiễm tại cộng đồng” tại xã Kim Thượng từ ngày 1 đến ngày 31-7-2018. Trung tâm y tế huyện Tân Sơn đã lấy mẫu máu xét nghiệm cho 490 người, trong đó phát hiện 42 người nhiễm HIV.
QUỐC LẬP
Theo www.sggp.org.vn
Điều trị HIV-AIDS: 37 năm chỉ có duy nhất một trường hợp được chữa khỏi
Timothy Ray Brown (52 tuổi, người Mỹ) được ghi nhận là người đầu tiên được chữa khỏi sau khi phát hiện dương tính với HIV. Trong lịch sử 37 năm kể từ khi đại dịch HIV-AIDS bùng phát đến nay, đây cũng là bệnh nhân duy nhất khỏi bệnh.
Các nhà khoa học đang tiến gần hơn đến tương lai chữa khỏi HIV-AIDS?
Vì sao HIV-AIDS được coi là "không thể chữa khỏi"?
Đó là vì HIV là một loại virus không giống bất kỳ loại virus nào khác. Virus này có thể vô hiệu hóa các tế bào miễn dịch. Nó cũng có thể ẩn trong các tế bào của cơ thể, dàn dựng cuộc phục kích cuối cùng chết chóc bất cứ khi nào hệ miễn dịch đi xuống. Thời gian virus HIV "ở ẩn" trong tế bào có thể kéo dài hàng tháng, thậm chí hàng năm từ khi nó xâm nhập.
Ngay cả khi người bệnh được kê đơn điều trị bằng thuốc kháng virus (ARV), vẫn có những nguy cơ. Thuốc ARV có thể giúp virus HIV không tạo ra nhiều bản sao, do đó virus này không tấn công sang các tế bào lành. Điều đó đồng nghĩa với việc bệnh nhân có cuộc sống khỏe mạnh và kéo dài lâu hơn so với không dùng thuốc.
Tuy nhiên, các tế bào bị nhiễm bệnh vẫn còn trong cơ thể. Để tự bảo tồn, một số virus HIV xâm nhập vào "nằm ngủ" ngay bên trong một số tế bào miễn dịch. Tiến sĩ Robert Siliciano, giáo sư y khoa tại Trường Y khoa Đại học Johns Hopkins, người đầu tiên xác định được "bí mật" này của virus cho hay: " Có một dạng virus HIV không tái tạo và tiềm ẩn, không bị ảnh hưởng bởi các loại thuốc và không bị hệ thống miễn dịch phát hiện thấy".
Đây chính là những loại virus bùng phát trở lại khi người bệnh ngưng dùng thuốc hoặc dùng thuốc không đều.
Trong bối cảnh đó, tháng 3/2018 vừa qua, các nhà khoa học Mỹ đã thu được một số thành tựu trong việc phát hiện và tiêu diệt virus HIV. Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH - National Institues of Health) đang tài trợ cho những nỗ lực điều trị HIV dựa trên kiến thức mới này.
Các nhóm vận động như amfAR cũng đang rót tài nguyên vào việc không chỉ điều trị HIV mà còn tìm cách loại bỏ nó hoàn toàn.
Rowena Johnston, phó chủ tịch và giám đốc nghiên cứu của amfAR, nói: "HIV hoàn toàn có thể được chữa khỏi. Chỉ có điều làm thế nào có hàng tỷ đô la cho nghiên cứu".
Tiến bộ y khoa đang mở ra nhiều hi vọng mới mẻ trong điều trị HIV/AIDS
Ca bệnh hi hữu: Khỏi HIV nhờ... cấy ghép tủy xương
Trong lịch sử chiến đấu với dịch bệnh AIDS, Timothy Ray Brown là một cái tên đặc biệt. Năm 1995 khi chàng thanh niên người Mỹ này phát hiện mình dương tính với HIV, anh đã nghĩ mình mang trên lưng "án tử" của căn bệnh thế kỷ.
Thế nhưng, với việc dùng thuốc ARV đều đặn trong khoảng 10 năm, tình trạng sức khỏe của ông tương đối ổn định.
Năm 2005, một chẩn đoán khác làm ông vô cùng hoảng hốt: mắc bệnh bạch cầu. Bác sĩ cho biết căn bệnh ung thư này hoàn toàn không phải là hậu quả của HIV.
Để điều trị ung thư, Brown đã hóa trị và cấy tủy xương 2 lần để thay thế các tế bào ác tính trong máu và hệ thống miễn dịch của mình.
Bác sĩ của ông, người đã có tầm nhìn xa hiếm thấy, tìm một người hiến tủy xương cho Brown rất đặc biệt: người này mang một đột biến gene khiến HIV không thể lây nhiễm sang các tế bào mới được cấy ghép.
Brown ngừng dùng thuốc sau khi được cấy ghép tủy xương, và hơn một thập kỷ sau đó, không có xét nghiệm nào tìm thấy virus HIV trong cơ thể ông.
Cho đến nay, Brown là trường hợp duy nhất trên toàn thế giới được khẳng định là "chữa khỏi HIV".
Các bác sĩ Mỹ hiện đang tập hợp 30 người có tình trạng bệnh như Brown (mắc HIV, sau đó mắc bệnh bạch cầu) và áp dụng các chiến thuật điều trị tương tự.
Ngoài trường hợp của Brown, các bác sĩ Mỹ cũng nhìn thấy hi vọng điều trị HIV-AIDS qua việc điều trị thành công bệnh ung thư.
Một số chuyên gia ung thư đã sử dụng phương án lập trình cho hệ miễn dịch để tấn công các tế bào ác tính. Sự tương đồng trong điều trị các khối u (ung thư) và điều trị HIV là rất lớn, vì thế các nhà khoa học tin rằng có thể tận dụng những thành tựu mới trong điều trị ung thư và áp dụng nó để chữa trị HIV.
Không ai có thể nói rằng khi nào có thể tìm ra phương pháp chữa "căn bệnh thế kỷ". Nhưng các nhà khoa học Mỹ tin rằng trong tương lai điều trị HIV sẽ có nhiều lựa chọn hơn, không chỉ có duy nhất biện pháp dùng thuốc ARV.
Theo www.giadinhmoi.vn
Nhiễm HIV không còn là bản án tử - đây chính là hiện thực tuyệt vời mà tiến bộ khoa học đã mang lại Người lĩnh HIV cũng đồng nghĩa với một bản án tử? Câu trả lời tương đối phức tạp, nhưng về cơ bản là không! HIV/AIDS (đến tận giờ phút này) vẫn được y học coi là căn bệnh thế kỷ. Tính đến cuối năm 2017, vẫn có tới 36 triệu người trên thế giới đang sống chung cùng HIV, và ước tính mỗi...