Bất thường cá chết hàng loạt trên suối
Sáng 29/4, ông Đoàn Văn Hưng, Chủ tịch UBND xã Ea Huar, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk cho biết, các cơ quan chức năng đang tiến hành điều tra, làm rõ nguyên nhân dẫn đến cá chết hàng loạt trên dòng suối 33 chảy qua địa bàn thôn 2, xã Ea Huar.
Theo ông Hưng, hiện tượng cá chết này bắt đầu xảy ra từ chiều tối 28/4. “Vào chiều tối 28/4, nước của dòng suối 33 liên tục đổi màu đen, sau đó cá xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt nổi trắng dòng suối. Ngay sau khi nhận được tin báo, xã đã cử cán bộ xuống ghi nhận hiện trường và tiến hành báo cáo lên huyện. Sáng nay (29/4), huyện đã cử đoàn công tác gồm Phòng tài nguyên, Công an xuống hiện trường để ghi nhận, điều tra nguyên nhân”, ông Hưng thông tin.
Cũng theo ông Hưng, dòng suối 33 chảy qua địa bàn thôn 2 là nguồn nước tưới tiêu cho hàng trăm hộ dân trên địa bàn 2 xã Ea Huar và Ea Wer, huyện Buôn Đôn. “Hiện dọc theo dòng suối này có 3 trang trại nuôi heo lên đến hàng nghìn con. Chính quyền xã cũng đã ghi nhận phản ánh của người dân sống trong vùng phản ánh tình trạng mùi hôi thối của các trang trại này. Tuy nhiên, việc xác định có hay không các trang trại nuôi heo này xả thải ra môi trường gây cá chết hàng loạt thì các cơ quan chức năng của huyện đang tiến hành điều tra, làm rõ”, ông Hưng nói thêm.
Theo ghi nhận tại hiện trường, vào sáng 29/4, nước toàn bộ trên dòng suối 33 có màu đen ngòm, cá chết trắng cả dòng suối. Phía trên cống xả của trang trại nuôi heo Bazan, một nguồn nước đen ngòm, hôi thối được xả thẳng ra dòng suối.
Sau đây là một số hình ảnh về hiện tượng cá chết hàng loạt tại dòng suối 33 thuộc đại phận 2 xã Ea Huar và xã EaWer.
Video đang HOT
Nước trên dòng suối chuyển màu đen ngòm
Hàng loạt cá chết trắng phơi bụng trên dòng suối
Đã có kết quả phân tích mẫu nước sau vụ việc cá chết hàng loạt trên sông Con ở Nghệ An
Kết quả phân tích các mẫu nước không có chỉ số bất thường, hiện vẫn chưa tìm được nguyên nhân khiến cá chết hàng loạt trên sông Con.
Trước đó, người dân trên địa bàn huyện Tân Kỳ, Nghệ An phát hiện cá chết bất thường nổi trắng sông Con đoạn qua địa bàn. Đây là lần đầu tiên hiện tượng bất thường trên xảy ra trên sông Con vì thế mọi người rất lo lắng.
Những loại cá đã chết trên sông Con.
Ngay sau đó, Chi cục Bảo vệ môi trường, thuộc Sở TN&MT Nghệ An đã phối hợp với Cảnh sát môi trường, chính quyền địa phương tiến hành kiểm tra, rà soát các cơ sở xung quanh. Đồng thời lấy nhiều mẫu nước tại nhiều điểm trên dòng sông để phân tích làm rõ nguyên nhân.
Vừa qua Sở TN&MT tỉnh Nghệ An đã có văn bản báo cáo UBND tỉnh Nghệ An liên quan đến vụ việc trên. Theo đó, 4 mẫu nước đã được lấy tại các vị trí khác nhau trên sông Con, xung quanh khu vực phát hiện cá chết bất thường để phân tích, đánh giá chất lượng nguồn nước. Kết quả phân tích và đánh giá so sánh với QCVN 08-MT:2015/BTNMT các thông số đặc trưng như PH, DO, BOD5, COD, TSS, CN, tổng ni tơ, tổng P, Caliform thì tại cột B1 cả 4 mẫu nước mặt với các thông số nêu trên đều nằm trong giới hạn cho phép.
So sánh với cột A2 thì mẫu M1 có thông số TSS vượt 1,23 lần; mẫu M2 có thông số COD vượt 1,36 lần, TSS vượt 1,33 lần; Mẫu M3 có thông số COD vượt 1,21 lần; Mẫu M4 có thông số COD vượt 1,1 lần.
Từ kết quả trên, đối chiếu với số liệu lưu trữ của 3 điểm quan trắc nước mặt thuộc mạng lưới quan trắc mạng định kỳ hàng năm trên song Con (đoạn chảy qua thị xã Thái Hòa, đến xã Kỳ Tân, huyện Tân Kỳ), về cơ bản chất lượng nước tại 4 điểm lấy mẫu không có biến động nhiều so với hiện trạng nguồn nước lấy trước khi xuất hiện hiện tượng cá chết.
Như vậy đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có câu trả lời cuối cùng lý giải rõ hiện tượng cá chết bất thường trên sông Con.
Hàng chục tấn cá lồng chết trên sông Bốn ngày sau khi thủy điện Hòa Bình mở cửa xả đáy, hơn 20 tấn cá lăng nuôi lồng bè ở huyện Thanh Thủy bị chết. Trưa 5/10, chị Hà Thị Loan, 38 tuổi xã Xuân Lộc (huyện Thanh Sơn) cầm vợt lưới đi dọc dãy bè vớt những con cá lăng nặng hơn 5 kg bơi lờ đờ. "Sáng qua, khi vừa...