Bắt thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng tội nhận hối lộ liên quan vụ ‘chuyến bay giải cứu’
Cơ quan điều tra đã khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Tô Anh Dũng vì liên quan vụ án nhận hối lộ để xét duyệt cấp phép cho các công ty thực hiện chuyến bay đưa công dân Việt Nam từ nước ngoài về nước.
Từ trái qua: Bị can Tô Anh Dũng, Phạm Trung Kiên và Vũ Anh Tuấn – Ảnh: CACC
Ngày 14-4, trung tướng Tô Ân Xô – chánh văn phòng kiêm người phát ngôn Bộ Công an – cho biết Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam ông Tô Anh Dũng – thứ trưởng Bộ Ngoại giao, để điều tra về hành vi nhận hối lộ.
Đồng thời Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an cũng ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với: ông Phạm Trung Kiên, chuyên viên Vụ trang thiết bị và Công trình y tế Bộ Y tế và ông Vũ Anh Tuấn nguyên cán bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, cùng về hành vi trên.
Bị can Kiên từng có thời gian làm thư ký của một thứ trưởng Bộ Y tế. Tối cùng ngày, Cơ quan Anh ninh điều tra đã thực hiện khám xét nơi làm việc của các bị can tại Bộ Ngoại giao và Bộ Y tế.
Sau khi Viện kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn, cơ quan an ninh điều tra đã tống đạt các quyết định và lệnh nêu trên, đồng thời thực hiện khám xét nơi làm việc của bị can.
Ông Tô Anh Dũng, 58 tuổi, đã có gần 30 năm làm việc trong ngành ngoại giao, trải qua nhiều vị trí công tác khác nhau liên quan đến các lĩnh vực hội nhập quốc tế, ngoại giao song phương và đa phương…
Ông Dũng được bổ nhiệm làm thứ trưởng Bộ Ngoại giao từ năm 2019, trước đó ông làm vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ kiêm chức vụ trợ lý bộ trưởng.
Liên quan vụ án này, trước đó, cơ quan an ninh điều tra đã khởi tố vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao.
Hành vi sai phạm của các bị can xảy ra trong quá trình xét duyệt cấp phép cho các công ty thực hiện chuyến bay đưa công dân Việt Nam từ nước ngoài về nước nhằm trục lợi cá nhân.
Cơ quan an ninh điều tra đã khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 người gồm: Nguyễn Thị Hương Lan – cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao; Đỗ Hoàng Tùng – phó cục trưởng; Lê Tuấn Anh – chánh văn phòng của cục và Lưu Tuấn Dũng – phó phòng bảo hộ công dân của cục này.
Video đang HOT
Mới đây, cơ quan điều tra khởi tố, bắt tạm giam thêm bị can Hoàng Diệu Mơ – tổng giám đốc Công ty TNHH thương mại du lịch và dịch vụ hàng không An Bình – để điều tra về tội “Đưa hối lộ”.
Cơ quan điều tra cũng đề nghị Bộ Giao thông vận tải cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan đến việc tiếp nhận đề xuất, xét duyệt cho các hãng hàng không, doanh nghiệp thực hiện các chuyến bay “giải cứu”.
Đề nghị Bộ Giao thông vận tải cung cấp các tài liệu làm rõ căn cứ tiêu chí, cơ sở nào để Bộ Giao thông vận tải xét duyệt cấp chuyến bay; quy trình, thủ tục xử lý việc xét duyệt cho hãng hàng không bay “combo”, “giải cứu” như thế nào, cũng như điều kiện để công dân được về nước theo các chuyến bay này.
Danh sách chi tiết hãng hàng không, chuyến bay và các công ty, doanh nghiệp đã được cấp phép triển khai các chuyến bay “giải cứu”, “combo”. Cung cấp danh sách cá nhân được phân công để thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận, xét duyệt cho hãng hàng không, doanh nghiệp thực hiện bay “combo”, “giải cứu”…
Tối 14-4, Cơ quan điều tra thực hiện khám xét nơi làm việc của bị can Kiên tại Bộ Y tế – Ảnh: THÀNH CHUNG
Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, cuối giờ chiều 14-4, một số xe biển xanh cùng lực lượng cảnh sát, kiểm sát viên đã có mặt tại trụ sở Bộ Y tế.
Đến khoảng gần 19h, hai xe ô tô biển xanh của lực lượng chức năng rời khỏi trụ sở Bộ Y tế và di chuyển nhanh ra đường Giảng Võ. Trước đó, lực lượng chức năng có đưa theo một số tài liệu chuyển vào xe ô tô trước khi rời đi.
Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao cung cấp, đầu tháng 12-2021, kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát, các cơ quan chức năng trong và ngoài nước đã tổ chức hơn 800 chuyến bay, đưa gần 200.000 công dân Việt Nam từ hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ về nước an toàn.
Tuy nhiên, thời gian vừa rồi có nhiều ý kiến phàn nàn giá vé các chuyến bay nhân đạo đưa công dân về nước cao so với bình thường. Trả lời việc này, các hãng bay khẳng định không đặt nặng vấn đề lợi nhuận, giá vé cao là do phát sinh nhiều chi phí khác.
Tại cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao ngày 20-1, báo chí cũng đặt câu hỏi việc công dân về nước theo các chuyến bay giải cứu phải trả số tiền lớn, thủ tục khó khăn và nghi vấn có trục lợi từ các chuyến bay “giải cứu”.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định chủ trương đưa công dân Việt Nam ở nước ngoài có nhu cầu và hoàn cảnh khó khăn về nước là đúng đắn và nhân đạo của Đảng và Chính phủ Việt Nam. Điều này cần đặt trong bối cảnh trong nước có những thời điểm hết sức khó khăn do diễn biến phức tạp của dịch bệnh.
“Quan điểm của chúng tôi rất rõ ràng: những hành vi trục lợi tiêu cực, thay đổi tính chất nhân đạo của các chuyến bay giải cứu cần bị lên án trừng trị nghiêm khắc theo quy định của pháp luật” – người phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định.
Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết bị bắt vì thao túng chứng khoán
Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh VP Bộ Công an xác nhận với Tuổi Trẻ Cơ quan điều tra đã bắt tạm giam bị can Trịnh Văn Quyết để điều tra hành vi thao túng thị trường chứng khoán.
Ông Trịnh Văn Quyết, chủ tịch Tập đoàn FLC - Ảnh: B.N.
Ông Quyết bị xác định đã thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật để thao túng giá chứng khoán và bán chui 74,8 triệu cổ phiếu FL
Ngày 29-3, Cơ quan điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can với ông Trịnh Văn Quyết, chủ tịch hội đồng quản trị Công ty CP Tập đoàn FLC, để điều tra tội thao túng thị trường chứng khoán.
Cơ quan điều tra đã áp dụng biện pháp bắt bị can để tạm giam, đồng thời ra lệnh khám xét nơi ở, nơi làm việc của chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết để phục vụ điều tra.
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã phê chuẩn các quyết định và lệnh trên.
Theo trung tướng Xô, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01) đã tiến hành điều tra, xác minh với ông Trịnh Văn Quyết và các cá nhân thuộc Công ty CP Tập đoàn FLC, Công ty CP Chứng khoán BOS và các công ty có liên quan về hành vi "thao túng thị trường chứng khoán", "che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán" xảy ra ngày 10-1, gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhà đầu tư, ảnh hưởng đến hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Hành vi trên của ông Trịnh Văn Quyết đã đủ yếu tố cấu thành tội "thao túng thị trường chứng khoán", quy định tại điều 211 Bộ luật hình sự.
Từ các căn cứ trên, ngày 29-3, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ban hành quyết định khởi tố vụ án hình sự, các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam ông Trịnh Văn Quyết. Đồng thời, Cơ quan điều tra cũng tổ chức khám xét chỗ ở, nơi làm việc tại 21 địa điểm các đối tượng liên quan.
Trước đó, chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết đã bị cơ quan điều tra ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh một tháng để phục vụ điều tra. Quyết định được cơ quan điều tra ban hành ngày 26-3.
Những hành vi của ông Quyết xảy ra hồi tháng 1 từng gây rúng động dư luận và làm chao đảo thị trường chứng khoán.
Cụ thể sau nhiều ngày cổ phiếu FLC được "đánh lên" với giá rất cao, ngày 10-1, chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn FLC đã giao dịch bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC nhưng không báo cáo, không công bố thông tin trước khi thực hiện giao dịch.
Đáng chú ý, chỉ trong một phiên giao dịch, có tới gần 135 triệu cổ phiếu FLC được khớp lệnh, cao bất thường. Trong khi lâu nay mỗi ngày cổ phiếu FLC chỉ giao dịch khối lượng trung bình 15 - 40 triệu cổ phiếu.
Cũng trong phiên này, nhiều nhà đầu tư vừa mới "đua lệnh" mua cổ phiếu FLC giá trần vào buổi sáng, đến chiều bị giảm sàn.
Sau sự việc người đứng đầu Tập đoàn FLC "bán chui" cổ phiếu, thị trường chứng khoán chao đảo, nhà đầu tư liên tục bán tháo FLC và các cổ phiếu liên quan đến ông Quyết, hàng chục mã cổ phiếu khác cũng bị vạ lây.
Ngay sau đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã có quyết định phong tỏa tài khoản chứng khoán của ông Trịnh Văn Quyết nhằm ngăn ngừa, ngăn chặn các hành vi tiếp theo không đúng quy định.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng có văn bản chỉ đạo Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) hủy bỏ giao dịch bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC ngày 10-1 của ông Trịnh Văn Quyết, nhiều nhà đầu tư được hoàn tiền đã mua.
Ngày 18-1, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ban hành quyết định xử phạt hành chính ông Trịnh Văn Quyết 1,5 tỉ đồng, mức cao nhất theo quy định.
Đồng thời chủ tịch Tập đoàn FLC cũng bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động giao dịch chứng khoán 5 tháng.
Trước khi xảy ra phi vụ "bán chui", ông Trịnh Văn Quyết là cổ đông lớn nhất sở hữu 215,4 triệu cổ phiếu FLC, tương đương 30,34% vốn của tập đoàn. Sau khi hủy giao dịch, tỉ lệ sở hữu của ông Quyết tại FLC không thay đổi.
Tuy nhiên, sự cố này cũng gây một số tác động tâm lý đến nhà đầu tư chứng khoán, dẫn đến các cổ phiếu "họ FLC" bị nhiều nhà đầu tư bán ra, rớt giá, mất thanh khoản.
Đây là lần thứ hai chủ tịch FLC nhận án phạt từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Trước đó vào tháng 11-2017, ông Quyết bị phạt 65 triệu đồng vì bán 57 triệu cổ phiếu FLC nhưng không báo cáo với cơ quan quản lý thị trường.
Cũng trong năm 2017, CTCP xây dựng FLC Faros (ROS) do ông Trịnh Văn Quyết làm chủ tịch HĐQT cũng bị phạt với nguyên nhân đã bán chui hơn 13,69 triệu AMD (CTCP đầu tư và khoáng sản AMD Group). Thời điểm đó nếu ROS mua lại cổ phiếu AMD thì có thể thu được hơn 136 tỉ đồng, song mức phạt chỉ 130 triệu đồng.
Bắt cựu thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang Cơ quan điều tra khởi tố ông Cao Minh Quang về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng liên quan vụ Công ty Dược phẩm Cửu Long giữ lại 3,848 triệu USD tiền giảm giá mua nguyên liệu từ ngân sách nhà nước. Cựu thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang - Anhr: Tư liệu Ngày 11-3, theo nguồn tin...






Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bị phạt vì đăng clip tự xưng 'thần chết', xúc phạm người khác

Vận động thành công đối tượng truy nã đặc biệt ra đầu thú

Vay tiền online mua iPhone trả góp, cô gái trẻ mất gần 122 triệu đồng

Cảnh sát chặn xe khách bắt 4 nghi phạm gây án đang trốn chạy

Người đàn ông quốc tịch Đức vận chuyển ma túy vào Việt Nam

Truy tố cựu đại úy quân đội buôn ma túy

Nhóm người ở Bình Phước sản xuất nước hoa bằng máy đánh trứng

Công an nổ súng vây bắt nhóm đối tượng trên núi Hòn Chà

Sập bẫy, mất trắng tiền tỷ vì nỗi sợ và lòng tham

Bắt, khám xét nhà Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Việt Úc

Bắt tạm giam 22 đối tượng "bay lắc" tại bar Paris Night club

Bắt thêm 3 đối tượng hoạt động băng nhóm, tranh chấp ngư trường ở Kiên Giang
Có thể bạn quan tâm

Điểm danh những gam màu ai cũng mặc mùa này
Thời trang
12:42:22 11/05/2025
Lệ Hằng U70 nhan sắc tuyệt đối điện ảnh, dùng 'lá phổi' nuôi 4 đứa con thành tài
Sao việt
12:16:05 11/05/2025
Top 3 chòm sao tài vận hanh thông, tiền về như nước ngày 12/5
Trắc nghiệm
12:15:28 11/05/2025
Vì sao Ukraine đưa binh sĩ và hàng loạt vũ khí xuống lòng đất?
Thế giới
11:50:12 11/05/2025
Clip nhân viên cây xăng phải tự mở nắp bình cho khách gây tranh cãi: "Mất tiền mua xăng, sao phải nhờ hả chị?"
Netizen
11:27:24 11/05/2025
Nàng WAG từng bị ghét nhất làng bóng đá vì EQ âm điểm, sau 7 năm, thay đổi ngỡ ngàng thành nữ CEO nổi tiếng
Sao thể thao
11:17:06 11/05/2025
BTC nhóm nhạc Anh Tài làm xấu hình ảnh 1 nam ca sĩ, có nguy cơ bị đánh bản quyền vì lý do nghiêm trọng
Nhạc việt
11:13:55 11/05/2025
Những món đồ nội thất phòng ngủ một thời gây bão dần bị 'thất sủng'
Sáng tạo
11:11:10 11/05/2025
Phát hiện Jennie (BLACKPINK) "xuất hiện" tại Hoa hậu Chuyển giới Việt Nam, zoom cận mặt mới ngã ngửa
Sao châu á
11:10:54 11/05/2025
Tài xế xe buýt mở cửa đập vào người đi xe máy còn buông lời đe dọa
Tin nổi bật
11:07:22 11/05/2025