Bất thình lình về không báo trước, chồng nhìn thấy mâm cơm cữ mẹ nấu cho vợ mà sững sờ, cách anh giải quyết khiến ai nấy thán phục
“Cuộc sống của em nhiều áp lực, bức bối thật sự. Em mệt mỏi nhưng không muốn ca thán bởi cũng hiểu rõ chồng em rất cố gắng làm lụng để có tiền lo cho hai mẹ con”, người vợ kể.
Trong hôn nhân, mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu luôn căng như dây đàn. Thế nhưng trong tình cảnh đó, một người chồng ở giữa có cách giải quyết tốt mới khiến cả hai thoải mái hơn.
Một chị vợ kể câu chuyện khi đang ở cữ của mình. Đôi khi, chỉ cần vài lời nói của chồng thôi thì tình thế căng như dây đàn sẽ được giải quyết.
“ Số em hơi vất vả, bố mất sớm, mẹ một mình nuôi hai chị em ăn học. Có lẽ vì gia cảnh em như thế nên mẹ chồng không ưng em hoặc cũng có thể vì em học hành chưa xong nên mẹ càng không thích.
Khi là sinh viên năm 4, em lấy chồng. Khi đó em đã học xong rồi, chỉ chờ lấy bằng thôi nhưng trên danh nghĩa vẫn là chưa học xong. Vì bọn em ‘lỡ’ nên hai bên gia đình phải cho cưới. Thật lòng giai đoạn đó em khóc rất nhiều vì lo lắng. Em biết mình đã dại dột nên mới bước đến bước đường này. Em hiểu rõ phụ nữ cũng cần có ít nhất một cái nghề rồi hẵng lấy chồng. Thế nhưng em bé đến khiến em ‘trở tay chẳng kịp’.
Cưới thì cưới, mẹ chồng ngay từ đầu đã rõ là không thích em nhưng vì cháu nên ngậm ngùi đồng ý. Thật, thi thoảng đọc những tâm sự rằng sống cùng mẹ chồng đáng sợ. Em chưa rõ điều đó cho đến khi mình rơi vào hoàn cảnh ấy.
Ảnh minh họa.
Chồng em làm kiến trúc sư, thường xuyên có những công trình xa nhà. Em thì đang có bầu lại đợi bằng nên tính sinh con xong xuôi hẵng kiếm việc. Bởi vậy, em ở nhà với mẹ chồng.
Bà bán hàng tạp hóa ngay trước nhà đấy nên thật sự hoàn cảnh mẹ chồng nàng dâu đi ra đi vào chạm mặt. Bà khó tính lắm, suốt ngày em chẳng làm gì khiến mẹ vừa mắt.
Em là con đầu trong nhà, chăm chỉ và thành thạo mọi việc nhưng với mẹ chồng em vẫn là đứa chẳng biết gì. Cuộc sống của em nhiều áp lực, bức bối thật sự. Em mệt mỏi nhưng không muốn ca thán bởi cũng hiểu rõ chồng em rất cố gắng làm lụng để có tiền lo cho hai mẹ con.
Ngày em sinh, chồng đã bố trí công việc để được ở nhà cả tuần, chờ đón giây phút ra đời của con gái. Anh ấy hạnh phúc lắm, liên tục hôn trán nói cảm ơn vợ. Chừng đó thôi đã đủ khiến em thấy cuộc hôn nhân này xứng đáng rồi. Nhưng mẹ chồng em vẫn ‘đáng sợ’ như vậy các chị ạ.
Ảnh minh họa.
Video đang HOT
Chồng em vừa đi công trình, những mâm cơm cữ bà nấu cho khiến em lúc nào cũng thấy tủi thân muốn bật khóc. Lúc nào bữa sáng của em cũng là bánh cuốn chay, có nghĩa là bánh tráng chấm mắm không giò chả gì cả.
Rồi đến cơm trưa tối nữa, bữa ăn ở cữ mà chỉ có bát canh mồng tơi với đĩa trứng rán còn một nửa, em nhìn mà em thấy buồn vô cùng. Đơn giản bởi gia đình chồng em không tệ, khi đi làm chồng cũng nhắn em rằng gửi cho mẹ 5 triệu mua đồ cho em ăn, anh đi tầm nửa tháng anh về, vậy mà…
Em thấy vậy nhưng chưa muốn nói cho chồng biết. Em nghĩ mình cứ chịu đựng thêm vài ngày đã. Thế nhưng một lần chồng quay về đã giải quyết được tất cả.
Hôm đó, anh ấy bảo nửa tháng nhưng 10 ngày đã về. Có lẽ vì không muốn làm vợ bất ngờ nên anh cứ im lặng chẳng báo trước gì cả. Em đang lúi húi ăn cơm lạc rang và bát canh rau thì chồng bước vào.
Sau khi thơm vợ thơm con anh mới nhìn mâm cơm rồi gặng hỏi. Có lẽ anh biết tính mẹ mình nên nghi ngờ gì đó. Em gật đầu rồi kể toàn bộ, cố gắng không khóc vì sợ chồng đau lòng. Lúc ấy, mẹ chồng bước vào, bà tỏ ra khá bối rối khi nhìn thấy con trai.
Chồng em hỏi han sức khỏe mẹ xong xuôi rồi quay sang ôn tồn nói với bà: ‘Mẹ ơi cơm như thế này khó ăn quá, bà đẻ ăn vậy thiếu chất cho cháu bú ấy chứ. Tiền hôm nọ con đưa hết rồi hả mẹ, để con đưa thêm. Hoặc con xin nghỉ việc nửa tháng ở nhà chăm vợ. Vợ sinh em bé mà chồng đi xa quần quật đã đủ tủi thân rồi, nhìn bữa cơm thế này thì xót xa quá. Thôi quyết vậy đi, để con xin nghỉ nửa tháng ở nhà chăm vợ đẻ’.
Lúc đó mẹ chồng em sững sờ, bà bào chữa rằng lâu lâu cho em ăn đỡ ngán. Chồng em vẫn kiên quyết: ‘Bà đẻ cần nhất là đủ chất, không phải nuôi mẹ mà còn nuôi con nữa. Mấy món chân giò hầm mẹ làm ngon thế cơ mà, con ăn bao lâu chẳng được nữa là mấy mẹ bầu mới sinh. Sau này mẹ cứ nấu ngon vào mẹ nhé’.
Lúc ấy mẹ chồng em mới gật đầu ừ liên tục. Thật sự em không ngờ, chỉ vài câu như vậy mà giải quyết được vấn đề luôn”.
Người phụ nữ này còn kể thêm rằng kể từ đó mẹ chồng cũng thay đổi cách đối xử. Cô mới hối hận về những suy nghĩ của mình. Đáng ra, khi có việc xảy đến thì nên trao đổi sớm với chồng để anh tìm cách giải quyết. Việc mẹ chồng nàng dâu mà cứ âm thầm chịu đựng thì chẳng phải là cách hay.
Trong hôn nhân, tìm được người chồng lo toan thấu hiểu chẳng dễ dàng gì. Thật may mắn người phụ nữ trẻ này đã tìm được một anh chồng tuyệt vời như thế.
Cưới xong có nên chung sống với bố mẹ chồng hay không?
Đọc được những câu chuyện về mẹ chồng khó tính khiến con dâu "sợ chết khiếp" viễn cảnh sống chung. Tuy nhiên, có phải ai rơi vào hoàn cảnh ấy cũng khổ sở không nhỉ?
Mâu thuẫn mẹ chồng - nàng dâu từ bao đời nay vẫn đáng chú ý. Bởi có quá nhiều câu chuyện xảy đến giữa hai con người này nên thời đại bây giờ, nhiều con dâu "ngán" khi nghĩ tới cảnh ở chung. Ai cũng mong muốn sau khi kết hôn được ở riêng, tự xây dựng tổ ấm của mình chứ không phải ngày ngày chạm mặt mẹ chồng.
Tuy nhiên, có phải sống chung với mẹ chồng sẽ chỉ toàn là chuỗi ngày đau đầu, bức bối hay không. Hãy đến với câu chuyện của ba người khác nhau dưới đây để biết thêm nhé.
Gặp mẹ chồng dễ chịu, sống ở nhà chồng như nhà mẹ đẻ
Câu chuyện của Bảo Hân, 30 tuổi.
Tôi là người sống chung với mẹ chồng nhưng có vẻ cũng may mắn khi có hoàn cảnh hơi khác biệt một chút. Gia đình chồng tôi ở miền núi, anh ấy lớn lên, nỗ lực học tập rồi lên thành phố học đại học, lập nghiệp ở đây.
Đi làm được vài năm, quê anh giải tỏa để làm nhà máy nên nhà anh cũng thuộc diện đó. Tiền đền bù, anh mua nhà thành phố, đón mẹ lên luôn. Anh mồ côi bố từ bé, mẹ một mình nuôi anh lớn khôn.
Trước khi cưới, tôi đến nhà anh vài lần. Bác gái rất dễ chịu, cười hiền từ lại còn thích làm việc nữa. Sau khi cưới, hai vợ chồng sống cùng mẹ chồng trong căn nhà ấy.
Thú thật, 3 năm trôi qua, tôi và mẹ chồng chưa có bất cứ mâu thuẫn nào lớn. Mẹ chồng coi tôi như con đẻ. Bà luôn bảo rằng trước kia cũng mong có con gái lắm nhưng cuối cùng, bố chồng tai nạn qua đời nên ước mơ đó không thành hiện thực. Khi tôi sinh em bé, một tay bà chăm bẵm cả hai mẹ con. Bố mẹ tôi chỉ lên được 1 tuần rồi lại phải về, tất cả trông cậy vào bà nội hết.
Mẹ chồng thương tôi lắm. Thậm chí, hai vợ chồng tôi cãi nhau mà bà còn bênh dâu hơn con trai. Khi tôi hết cữ đi làm, con để ở nhà cho bà chăm tôi rất yên tâm. Bà khéo léo lắm lại yêu thương cháu hết mực. Đôi lúc, tôi vì chưa một lần trải qua nên nghĩ rằng thật sự mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu cũng đâu thể đáng sợ đến như thế.
Yêu cầu ở riêng khi được bàn đến đám cưới để giữ mối quan hệ
Câu chuyện của Thùy Dung, 29 tuổi
Tôi sinh ra trong một gia đình mà mẹ tôi và bà nội không hề ưa nhau một tí nào cả. Ngày xưa, có bầu tôi mẹ rất yếu. Bà phải nghỉ việc trong nhà máy để ở nhà dưỡng thai. Nhà bà nội sát vách bên cạnh. Dù không ở chung nhưng dùng chung cái sân, đi ra đi vào chung đụng.
Thấy mẹ chỉ ở nhà nên bà khó chịu, liên tục bảo mẹ tôi siêng ăn nhác làm. Hai bên đã có không biết bao nhiêu cuộc cãi cọ. Kể cả khi tôi lớn lên, mẹ tôi và bà nội vẫn suốt ngày mâu thuẫn, lớn nhỏ đều có. Mẹ tôi bảo rằng nhiều lần muốn nhịn nhưng bà quá đáng quá. Trong mắt bà, bố tôi là nhất. Cả mẹ lẫn tôi đều không hề có giá trị. Bởi thế tôi rất có thành kiến với việc sống chung với mẹ chồng.
Nó như một căn bệnh tâm lý vậy, khiến tôi không tự tin có thể có con dâu nào sống yên bình với mẹ chồng được. Để tránh mâu thuẫn trong tương lai, khi bàn chuyện đám cưới, tôi nói thẳng với chồng rằng nên ở riêng.
Tôi giải thích cặn kẽ tất cả mọi chuyện. Ban đầu, khi mới về làm dâu thì chưa vấn đề gì xảy ra cả nhưng lâu dài, sự hòa thuận, tốt đẹp rất khó để duy trì. Mọi người cứ bảo rằng phải coi mẹ chồng như mẹ, mẹ chồng coi con dâu như con đẻ. Tuy nhiên, điều đó chẳng ai làm được đâu.
Cuối cùng, chính mẹ chồng lại nói đến quyết định ấy trước. Bà cho hai vợ chồng mượn một căn hộ cách nhà chưa đến 2km làm nhà riêng sau tân hôn. Ông bà vẫn còn trẻ, chưa nghỉ hưu, còn cần thế giới riêng, chưa muốn ai khác chen vào. Thật tuyệt vời, kết hôn đã 4 năm, tình cảm giữa tôi và bố mẹ chồng vẫn ổn lắm.
Cuộc sống với đủ thứ mâu thuẫn khi mẹ chồng - nàng dâu chung nhà
Câu chuyện của Lan Anh, 27 tuổi.
Ban đầu, khi kết hôn bạn bè bảo nên chọn người có thể ở riêng, tôi đã bật cười bảo rằng mình sẽ xử lý được mọi chuyện. Bố mẹ chồng tôi rất hiền lành, họ không ghê gớm đâu. Bố chồng tôi thì đúng vậy nhưng mẹ chồng, thật khó khăn để tôi có thể hòa hợp với bà.
Bà áp đặt tôi từ giờ giấc ngủ dậy thế nào, ăn uống ra sao. Bà tự tiện ra vào phòng hai vợ chồng và cho rằng để khi ở nhà có thể dọn dẹp. Tôi không đồng ý, mẹ chồng lại to tiếng hơn và cuối cùng không muốn gia đình bất hòa, tôi đành nhượng bộ.
Tôi sinh con trai, muốn dạy con theo cách mới, khoa học hơn, bà gạt đi và bảo rằng bà nuôi chồng tôi lớn chừng đấy, có thấy vấn đề gì đâu. Bà bế ẵm bé, cho ngủ mọi lúc bé thích. Ngay cả khi tôi đang rèn cho bé ngủ nghỉ đúng khoa học, bà vẫn vào bật đèn, bế thốc cháu lên.
Tôi đã quá chán nản với các tranh cãi với mẹ chồng. Bà thường nói "dỗi" khi tôi không đồng ý làm theo những mẹo nuôi con ngày xưa mà rõ ràng, chúng không còn phù hợp. Nhiều lúc tôi stress, thật hối hận khi ngày xưa không kiên quyết đòi ra ngoài bằng được. Sống chung với mẹ chồng thực sự là sai lầm đấy.
Tạm kết
Không có lời khuyên nào đúng hoàn toàn cho việc có nên sống chung với bố mẹ chồng hay không. Lựa chọn đối với gia đình này thì đúng nhưng ở gia đình khác lại sai.
Cái chính trong câu chuyện này chính là yếu tố con người và cách hành xử trong cuộc sống với nhau. Mâu thuẫn giữa mẹ chồng và nàng dâu đôi khi đến từ những điều nhỏ xíu, chẳng ai kiểm soát được.
Lựa chọn ở chung hay ở riêng là tùy gia đình mỗi người. Tuy nhiên, dù thế nào đi chăng nữa thì cũng mong các bà mẹ chồng hãy lắng nghe và yêu thương con dâu nhiều hơn. Ở chiều ngược lại, con dâu cũng hãy đối xử thật tốt với người sinh ra chồng mình. Đôi lúc, mọi người hãy thử trò chuyện, cố gắng đặt mình vào vị trí đối phương để mối quan hệ cả hai luôn luôn tốt đẹp.
An Thanh
Con dâu đãi lẩu cá nhưng cả bữa ăn bố mẹ chồng buồn rầu không nói câu gì Đôi khi không phân biệt được cá trắm với cá chép cũng khiến một nàng dâu rơi vào tình huống dở khóc dở cười như thế này. Dù trong xã hội hiện đại, việc đảm đang nội trợ không còn khắt khe như trước kia nhưng các nàng dâu vẫn luôn muốn thể hiện bản thân khi về nhà chồng để ghi điểm,...