Bắt thêm 2 giám đốc hãng taxi liên quan vụ tham ô ở Cảng Phú Bài
Mở rộng vụ án “ Tham ô tài sản” xảy ra tại Cảng hàng không quốc tế Phú Bài, công an Thừa Thiên Huế bắt tạm giữ thêm hai giám đốc của 2 hãng taxi.
Chiều 19/11, Cơ quan An ninh điều tra – Công an tỉnh Thừa Thiên Huế tống đạt các quyết định, lệnh khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Văn Hiền (SN 1965, ngụ tỉnh Quảng Nam) – Giám đốc Công ty CP Phú Hoàng Thịnh (Taxi Vàng) chi nhánh Thừa Thiên Huế và Nguyễn Tiến Đường (SN 1988, ngụ TP Huế) – Giám đốc Công ty Taxi TC Huế (Taxi Thành Công, trụ sở phường An Tây, TP Huế) về hành vi “Tham ô tài sản”.
Khám xét nơi ở và nơi làm việc của 2 bị can, cơ quan chức năng thu giữ các tài liệu, vật chứng liên quan đến vụ án.
Cơ quan ANĐT Công an tỉnh đọc lệnh bắt ông Nguyễn Tiến Đường, Giám đốc Taxi TC Huế (Taxi Thành Công) (Ảnh: Công an tỉnh Thừa Thiên Huế cung cấp).
Hai bị can này liên quan đến vụ án “Tham ô tài sản” xảy ra tại Cảng hàng không quốc tế Phú Bài (thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế) mà Cơ quan ANĐT đã đấu tranh nhiều tháng.
Đọc lệnh bắt Nguyễn Văn Hiền, Giám đốc Công ty CP Phú Hoàng Thịnh chi nhánh Thừa Thiên Huế (Taxi Vàng) (Ảnh: Công an tỉnh Thừa Thiên Huế).
Trước đó, như Dân trí đã thông tin, Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã khởi tố bị can và bắt tạm giam 3 người ở Cảng HKQT Phú Bài gồm: Đỗ Chí Thành (SN 1962) – Giám đốc Cảng; Lê Văn Lộc (SN 1967) – Phó Giám đốc Cảng và Trần Xuân Long (SN 1978) – Chánh Văn phòng Cảng về hành vi “Tham ô tài sản”.
Video đang HOT
Theo điều tra, từ tháng 10/2017 đến ngày 8/1/2021, trong quá trình quản lý, điều hành khai thác Cảng HKQT Phú Bài, “bộ sậu” trên đã thống nhất cùng nhau lợi dụng chức vụ, quyền hạn để nhiều lần chiếm đoạt tài sản của Cảng thông qua việc nhượng quyền khai thác đối với dịch vụ vận tải hành khách bằng taxi tại Cảng cho Taxi Vàng và Taxi Thành Công.
Sau tháng 1/2021, chỉ còn Taxi Thành Công khai thác vận tải tại sân bay, phía Taxi Vàng khiếu kiện. Sự việc phức tạp, nhiều tài xế của các hãng taxi trên bị ảnh hưởng quyền lợi dẫn đến khiếu nại, khiếu kiện đến chủ doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ taxi.
Quá trình điều tra, Thành, Lộc và Long tự nguyện nộp lại và bị truy thu tổng cộng hơn 9 tỷ đồng đã chiếm đoạt.
Hiện Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đang tiếp tục xác minh, điều tra vụ án, làm rõ hành vi của những cá nhân, tổ chức liên quan.
Bắt tạm giam người nuôi cả đàn hổ trái phép trong nhà
Ông Nguyễn Văn Hiền đem những con hổ từ khi chúng còn nhỏ về nuôi nhốt trong các chuồng ở dưới căn hầm ngay trong nhà mình. Chỉ khi lực lượng chức năng khám xét, hàng xóm mới ngỡ ngàng.
Công an Nghệ An lập biên bản xử lý một trong hai hộ dân nuôi hổ trái phép ở xã Đô Thành, huyện Yên Thành - Ảnh: BẮC XUÂN
Chiều 11-8, tin từ Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An cho biết, đơn vị này đã phê chuẩn quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng đối với Nguyễn Văn Hiền (39 tuổi, ngụ xóm Nam Vực, xã Đô Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An) để điều tra về hành vi vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm.
Bị can Hiền bị cáo buộc liên quan đến vụ nuôi nhốt trái phép 14 con hổ bị lực lượng chức năng Nghệ An phát hiện, thu giữ hôm 4-8.
Riêng 3 con hổ nuôi nhốt trái phép trong nhà bà Nguyễn Thị Định (50 tuổi, ngụ xã Đô Thành, huyện Yên Thành) là do Công an huyện Yên Thành điều tra, bắt giữ.
Hiện công an huyện đang gia hạn thời gian tạm giữ bà Định để lấy lời khai củng cố hồ sơ, điều tra, làm rõ mức độ vi phạm.
Trước đó, chiều 9-8, tại buổi họp báo công bố kỳ họp thứ 2, HĐND tỉnh Nghệ An khóa XVIII nhiệm kỳ 2021-2026, đại tá Nguyễn Đức Hải - phó giám đốc Công an tỉnh Nghệ An - cho biết, đây là chuyên án liên quan đến hành vi nuôi nhốt động vật hoang dã nguy cấp trái phép lớn nhất từ trước tới nay mà Công an tỉnh Nghệ An triệt phá.
Quá trình phá chuyên án, Công an tỉnh Nghệ An đã lên kế hoạch rất kỹ lưỡng và mời các lực lượng chuyên môn về động vật hoang dã tham gia.
Theo ông Hải, hành vi nuôi nhốt động vật hoang dã nguy cấp quý hiếm là vi phạm pháp luật, được quy định tại điều 244 Bộ luật hình sự. Theo quy định tại khoản 3, điều 244 Bộ luật hình sự, hành vi nuôi nhốt, săn bắt, giết thịt từ 6 con hổ trở lên có khung hình phạt từ 10-15 năm tù.
"Việc 8/17 con hổ chết là ngoài ý muốn của tất cả lực lượng chức năng tham gia chuyên án", ông Hải nói.
Theo Chi cục Kiểm lâm Nghệ An, tại Nghệ An chỉ có hai cơ sở được cấp phép nuôi nhốt hổ. Việc các hộ dân ở xã Đô Thành, huyện Yên Thành nuôi nhốt hổ là trái phép.
Chuồng nuôi hổ trong nhà dân ở xã Đô Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An - Ảnh: BẮC XUÂN
Như Tuổi Trẻ Online thông tin, rạng sáng 4-8, lực lượng chức năng Nghệ An kiểm tra căn nhà ông Nguyễn Văn Hiền và nhà bà Nguyễn Thị Định ở xã Đô Thành, huyện Yên Thành, phát hiện nhà ông Hiền nuôi 14 con hổ, nhà bà Định có 3 con hổ trưởng thành, nặng hơn 200kg.
Bước đầu, chủ nhà khai nhận, để tránh không bị phát hiện, họ vận chuyển những con hổ này từ Lào về khi còn nhỏ, sau đó cải tạo hệ thống chuồng trại, xây tầng hầm kín để nuôi nhốt hổ.
Trong số 17 con hổ được lực lượng chức năng phát hiện, đến nay đã có 8 con bị chết chưa rõ nguyên nhân, 9 con còn lại vẫn khỏe mạnh bình thường.
Bắt Giám đốc và Phó Giám đốc Cảng Hàng không quốc tế Phú Bài Công an tỉnh Thừa Thiên Huế vừa bắt tạm giam ông Đỗ Chí Thành và ông Lê Văn Lộc là Giám đốc và Phó Giám đốc Cảng Hàng không quốc tế Phú Bài về hành vi "Tham ô tài sản". Chiều 28/7, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tống đạt quyết định khởi tố bị can,...