Bắt-Thả tàu chở dầu: Xuất hiện hoàng hôn nước Anh
Nếu như mặt trời không bao giờ lặn trên đất Anh thì Anh quốc làm gì có hoàng hôn, thế nhưng giờ đây, hoàng hôn đã xuất hiện.
Mèo không phải là Sư tử…
Đầu tháng 7, một đơn vị thủy quân lục chiến Anh đã bắt một tàu chở dầu của Iran trong khi nó đi qua eo biển Gibraltar. Nhớ lại: đây được coi là tuyến đường biển quốc tế, không được coi là lãnh hải của bất kỳ ai. Và hơn thế nữa, người Anh, vì nước Anh chiếm Gibraltar chống lại ý chí của Tây Ban Nha, trên lãnh thổ của mỏm đá quan trọng chiến lược này.
London, lúc đầu đã giải thích vụ bắt giữ thực thi lệnh cấm vận của EU với Syria, nhưng thấy trắng trợn, vô lý quá, nên cuối cùng đành phải nói thẳng là theo yêu cầu của Hoa Kỳ, và khẳng định tất cả các nước phải “tôn trọng chế độ trừng phạt” Iran được Mỹ ban hành.
Ngay sau khi tàu dầu Grace-1 mang theo 2 triệu thùng dầu của Iran bị bắt giữ, Bộ NG Hoa Kỳ; Cố vấn ANQG Hoa Kỳ Jonh Bolton… coi đó là hành động tuyệt vời và mừng vui hớn hở, bởi lẽ, dù là một con sư tử, nhưng trong tay người Mỹ thì nó đã như một con mèo ngoan trung thành.
Tehran tuyên bố, hành động của Hải quân Anh là “cướp biển” và hứa sẽ đáp trả. Tổng thống Hassan Rouhani cảnh báo đơn giản và dễ dàng:
“Eo biển bằng eo biển. Không thể Eo biển Hormuz miễn phí cho BẠN còn Eo biển Gibraltar không miễn phí cho Iran”.
Ở London, lúc đầu, Tehran đã bị cười nhạo bởi mối đe dọa này. Làm sao người Ba Tư dám làm điều gì đó chống lại nước Anh, khi bản thân cô ấy được “đội mũ trùm đầu”, và hạm đội của cô ấy được “đội mũ trùm đầu” trong khi đằng sau cô ấy là cả nước Mỹ! Hạm đội tàu sân bay Mỹ đang lờ mờ hiện ra trên đường chân trời cùng với hàng ngàn tên lửa đã giương lên cho Iran thấy…?
Tuy nhiên, đó không phải là tư duy của Tehran, bởi khi chỉ 2 tuần sau cảnh báo, tàu chở dầu Stena Impero của Anh đã bị bắt giữ trước eo biển Hormuz mà bất kỳ giải thích nào cũng đều hướng chú ý đến hành động trả đũa của Iran nhằm vào Vương quốc Anh.
London trở nên giận dữ và đe dọa là Tehran bằng cách gửi thêm 1 khu trục hạm HMS Kent của Hải quân Anh, lực lượng Hải quân một thời được mệnh danh là “tình nhân của biển”, đến bờ biển Ba Tư.
Video đang HOT
Tehran chỉ cười ruồi: “một con mèo không thể là sư tử”. Tehran biết rất rõ rằng, trong khi bắt giữ Stena Impero, tàu khu trục HMS Montrose của Anh đã ở gần đó. Và … đáp lại lời của chỉ huy lực lượng đặc biệt Iran, tôi ra lệnh (tôi ra lệnh! – giọng điệu giao tiếp của người Ba Tư với người Anh): Bạn đừng phí phạm mạng sống của mình, không được can thiệp vào chiến dịch của tôi! – Hải quân Hoàng gia Anh nghe lệnh và rút lui.
Chơi dại, sửa sai muộn còn hơn không!
Dưới sự ngăn chặn của Mỹ Adrien Daria đã đến Syria…
Là thuyền trưởng khu trục HMS Montrose thì bạn sẽ làm gì đang nằm trong tấm ngắm bắn của hàng trăm bệ phóng tên lửa bờ của Iran? Trong khi đó có 4 khu trục hạm của Mỹ gần đó cũng tảng lờ?…
Nhiệm vụ của tàu chiến là bảo vệ tàu thương mại nên khi cần thì chết cũng phải thực hiện. Điều này đúng với “Sư tử Anh” nhưng sẽ không đúng với một con mèo (chó) của Mỹ (ý nói là tay sai của Mỹ).
Chính vì thế, khu trục hạm HMS Montrose rút lui để việc đó cho các nhà ngoại giao và đúng như ý đồ của London khi tuyên bố, họ muốn “giải quyết vấn đề thông qua các biện pháp ngoại giao”.
Ngày 18/8 chính quyền và Tòa án Gibraltar (hải ngoại Anh) quyết định thả tàu dầu Grace-1 bị bắt của Iran. Ngay sau đó, Hoa Kỳ đã ban hành lệnh bắt giữ tàu chở dầu, yêu cầu bắt giữ tàu chở dầu và chuẩn bị tịch thu số lượng lớn dầu thô trên đó vì Hoa Kỳ xác định Quân đoàn Vệ binh Cách mạng Iran là một tổ chức khủng bố.
Tuy nhiên, lệnh bắt giữ của Hoa Kỳ không hiệu lực vì Gibraltar khăng khăng đòi trả tự do cho tàu Grace 1 (được đổi tên thành Adrien Daria 1).
Lý do dễ hiểu là Hải quân Anh không tự bảo vệ tàu thương mại của mình qua eo biển Hormuz, trong khi Mỹ chỉ nói mà không làm, bỏ rơi Anh. Người Anh không dại 2 lần trong một trò chơi.
Lập tức Mỹ phát “lệnh truy nã”, theo đó, quốc gia nào chứa chấp (cho nó cập cảng), mua dầu của con tàu đó và truy đuổi khắp Địa Trung Hải.
Trước tình hình đó Iran tuyên bố, nếu cần thiết, hải quân của họ sẽ điều một khu trục hạm hiện đại nhất bảo vệ Adrien Daria để đảm bảo rằng, tàu chở dầu có thể vào vùng lãnh hải của Iran một cách an toàn.
Rõ ràng, việc gửi một tàu chiến là cảnh báo rõ ràng nhất đối với Hoa Kỳ. Nếu Hoa Kỳ tiếp tục “đuổi kịp” tàu chở dầu, hậu quả có thể là “cực kỳ nghiêm trọng” nếu như Hoa Kỳ muốn.
Và, chẳng hiểu vì sao, dưới sự theo dõi chặt chẽ của hệ thống trinh sát đủ loại của Mỹ mà tàu dầu AdrienDarria 1 bị mất tích 5 ngày và vào ngày mất tích thứ 5 tức ngày 6/9, theo hãng tin Tass của Nga trích từ nguồn “MEE” của Anh, con tàu Adrien Daria 1 đã neo cách cảng Tartus – Syria 4 km và đã bàn hết 55% dầu.
Cũng có tin rằng trong 5 ngày mất tích Adrien Daria đã bán sạch 2 triệu thùng dầu, nhét túi 130 triệu USD mà người mua không tiết lộ là ai và chỉ đến Syria với tàu không…
Đây là một cú lừa Mỹ đáng kể của tàu dầu Adrien Daria 1, nhưng quan trọng và quan tâm hơn là Vương quốc Anh đã hiểu một điều:. Hồn ai nấy giữ bởi Mỹ sẽ không vì Anh để hy sinh quyền lợi quốc gia Mỹ, do đó, Anh đừng chơi dại.
Đã qua rồi thời Mỹ – phương Tây kẻ tung người hứng, lấy tiếng chia phần mà không bị trừng phạt. Ngày nay, muốn có phần thì phải đổ đầy máu mà chưa chắc đổ máu thì sẽ có phần. Thế giới đã thay đổi. Hãy tự lượng sức mình và bảo trọng.
Lê Ngọc Thống
Theo baodatviet
Iran nói Anh có thể sớm thả tàu dầu
Iran thông báo sau khi trao đổi một vài tài liệu, Anh có thể sẽ sớm thả tàu dầu Grace-1 bị bắt hồi tháng 7.
Tàu cảnh sát Gibraltar tuần tra quanh tàu dầu Grace-1 của Iran .Reuters
Hãng IRNA News ngày 13.8 dẫn lời ông Jalil Eslami, phó lãnh đạo Cơ quan hàng hải và cảng vụ Iran cho biết Anh có thể sẽ thả tàu dầu của Iran.
"Nước Anh quan tâm đến việc thả tàu dầu Grace-1. Sau khi trao đổi một số tài liệu, chúng tôi mong lệnh thả sẽ được sớm thực thi. Con tàu bị bắt dựa trên những lời vu khống", ông Eslami nói. Hiện phía Anh chưa có bình luận gì về thông tin này.
Tàu Grace-1 bị thủy quân lục chiến Anh bắt giữ tại vùng biển gần Gibraltar hôm 4.7 vì nghi vi phạm lệnh cấm vận của EU khi chở dầu mỏ đến Syria.
Vụ việc khiến căng thẳng giữa 2 nước leo thang và Iran sau đó bắt tàu dầu Stena Impero của Anh gần eo biển Hormuz với cáo buộc vi phạm quy tắc hàng hải.
Phía Anh coi đây là hành động trái phép nhằm trả đũa cho tàu Grace-1. Sau đó, nước này triển khai chiến hạm đến khu vực để hộ tống tàu thuyền di chuyển và tránh bị Iran gây khó dễ.
Tàu hộ tống HMS Kent của hải quân hoàng gia Anh ngày 12.8 lên đường đến vùng Vịnh tham gia sứ mệnh bảo vệ an ninh hàng hải do Mỹ khởi xướng, theo Reuters. Tàu HMS Kent sẽ thay thế cho tàu khu trục HMS Duncan hiện hoạt động tại khu vực.
Chỉ huy tàu Kent, ông Andy Brown tuyên bố tập trung của Anh tại vùng Vịnh vẫn là giảm tình hình căng thẳng hiện tại "nhưng Anh cam kết gìn giữ tự do hàng hải và tái đảm bảo tuyến vận chuyển quốc tế".
Mặc dù tham gia sứ mệnh của Mỹ nhưng chính quyền Anh nhấn mạnh nước này sẽ không tham gia cùng Washington trong việc áp đặt cấm vận lên Tehran.
"Cách tiếp cận của chúng tôi với Iran không thay đổi. Chúng tôi vẫn cam kết làm việc với Iran và đối tác quốc tế để giảm căng thẳng tình hình và đảm bảo thỏa thuận hạt nhân", Ngoại trưởng Anh Dominic Raab trước đó thông báo.
Theo thanhnien
Iran gọi vụ Anh bắt tàu dầu là 'cướp biển' Tehran lên án việc London bắt tàu chở dầu MT Grace 1, xem đây là hành động bất hợp pháp và kêu gọi thả tàu ngay lập tức. Tàu chở dầu MT Grace 1 của Iran gần Gibraltar. Ảnh: Reuters. "Việc thủy quân lục chiến Anh bắt tàu dầu Iran ở eo biển Gibraltar là một hình thức cướp biển, chứng tỏ London...