Bắt tay nhau đưa ổi VietGAP vào siêu thị, nông dân ở đây giàu
Đáp ứng nhu cầu sử dụng các mặt hàng nông sản sạch của người tiêu dùng, HTX Nông nghiệp sạch Nam Vũ (xã Liên Mạc, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương) đã vận động thành viên sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Thông qua kết nối sản xuất, tiêu thụ sản phẩm đã góp phần nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.
Con đường rộng khi vào HTX
Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp sạch Nam Vũ thành lập vào tháng 7/2017, có 20 thành viên tham gia với diện tích 5,8ha tại 2 thôn Mạc Thủ 1 và Mạc Thủ 2. Tuy hoạt động chưa lâu nhưng sản phẩm của HTX đã tìm được chỗ đứng trên thị trường.
Anh Dương Văn Nam – Giám đốc HTX Nông nghiệp sạch Nam Vũ cho biết: “HTX có tiền thân là nhóm liên kết trồng ổi của Hội Nông dân. Tuy nhiên trong quá trình đi tham quan, học tập kinh nghiệm ở các tỉnh lân cận, tôi thấy mô hình HTX kiểu mới có nhiều ưu điểm vượt trội nên quyết định thành lập HTX”.
Từ khi tham gia mô hình trồng ổi sạch, gia đình chị Lương Thị Ánh ở thôn Mạc Thủ 1, xã Liên Mạc (Thanh Hà) có thu nhập ổn định hơn. Ảnh: Nguyễn Quỳnh
Để chủ động trong khâu sản xuất cũng như tìm đầu ra, HTX đã ký hợp đồng với Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển sản xuất nông nghiệp VinEco để cung ứng ổi sạch cho các siêu thị, cửa hàng của Tập đoàn Vingroup. Để đưa được quả ổi vào siêu thị, HTX chịu sự giám sát chặt chẽ của công ty, từ khâu bón phân, phun thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), dọn vườn, sơ chế đến thu hoạch. Tất cả đều được ghi chép tỉ mỉ, đảm bảo thời gian cách ly trước khi xuất ra thị trường. Các hộ tham gia HTX đều phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình của đơn vị thu mua đưa ra. Gia đình nào đủ tiêu chuẩn mới được thu hoạch, nếu làm sai sẽ bị lập biên bản và công ty sẽ không thu mua lô ổi đó.
Video đang HOT
Anh Nam cho biết thêm: Khi mới thành lập, HTX đã có nhiều hình thức để hỗ trợ các hộ tham gia. Do tuyệt đối không sử dụng thuốc diệt cỏ nên HTX đã tài trợ cho các hộ toàn bộ xốp để trải vườn tránh cỏ dại. Đồng thời trực tiếp đi chọn mua thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học để cung ứng cho xã viên với giá gốc.
Trồng ổi VietGAP đưa vào siêu thị
Là một xã viên của HTX, gia đình chị Lương Thị Ánh ở xóm 14 thôn Mạc Thủ 1 có 20 sào đất trồng ổi, trong đó có 8 sào trồng theo hướng VietGAP. Chị Ánh cho biết: “Tham gia HTX chúng tôi được hưởng rất nhiều quyền lợi, ngoài nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp từ vợ chồng chị Cúc, giá bán ổi cũng cao hơn so với thị trường từ 1.500 – 2.000 đồng/kg, nên mọi người đều rất phấn khởi. Tham gia sản xuất theo quy trình của HTX vừa không độc hại mà năng suất, chất lượng ổi lại tăng lên khoảng 1,5 tạ/sào”.
Có được thành quả như hôm nay, HTX đã nhiều đứng trên bờ vực giải thể do chưa có nhiều kinh nghiệm trong quản lý cũng như giám sát các thành viên, hàng bị siêu thị trả về, không xuất bán được vì một số hộ sử dụng thuốc BVTV ngoài danh mục cho phép và không đảm bảo thời gian cách ly, dân tới việc HTX bị phạt rất nặng do sản phẩm chưa đủ tiêu chuẩn. Để động viên bà con và đặt chất lượng lên hàng đầu, nhiều khi HTX phải chấp nhận bù lỗ, thu mua sản phẩm với giá cao hơn thị trường từ 500 – 2.500 đồng/kg. Đổi lại xã viên phấn khởi, nghiêm chỉnh chấp hành các yêu cầu của đơn vị thu mua cũng như HTX đưa ra.
Với sự quyết tâm đó, những khó khăn ban đầu đã đi qua. Từ năm 2017 đến nay, sản phẩm ổi VietGAP của HTX đã có chỗ đứng trong hệ thống siêu thị của Tập đoàn Vingroup. Hiện nay, HTX cung cấp vào siêu thị khoảng 50 tấn sản phẩm/năm. Sản phẩm ổi VietGAP của HTX là một trong những sản phẩm tiêu biểu của huyện Thanh Hà được chọn triển lãm tại các hội chợ trong và ngoài tỉnh và cả ở nước ngoài.
Ông Nguyễn Ngọc Toàn- Chủ tịch UBND xã Liên Mạc cho biết: “Chúng tôi thấy rằng mô hình của HTX nông nghiệp sạch Nam Vũ là rất tốt. Địa phương đang khuyến khích thêm các tổ hợp tác và HTX khác nữa cùng đi vào hoạt động có chiều sâu và bền vững. Mô hình này bắt buộc bà con phải làm ra sản phẩm sạch, kiểm soát chặt chẽ trong các khâu và mọi người phải tuân thủ nguyên tắc, nếu không làm theo sẽ bị đào thải ngay”.
Anh Dương Văn Nam cho biết, trong quá trình phát triển HTX luôn nhận được sự quan tâm từ chính quyền địa phương và tổ chức Hội Nông dân các cấp. Hội là cầu nối giữa người nông dân với Nhà nước, các doanh nghiệp, nhà khoa học và các nhà đầu tư hỗ trợ kinh phí thành lập HTX, cấp giấy chứng nhận VietGAP, các lớp tập huấn chuyển giao KHKT mới cho thành viên HTX, hỗ trợ ban đầu ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với doanh nghiệp…
Theo Danviet
Vệ sinh ATTP ở Hà Nội: Phụ nữ tiên phong hành động và hưởng lợi
Đó là đánh giá và ghi nhận của nhiều đại biểu tại diễn đàn "Vai trò của Hội Phụ nữ các cấp trong công tác tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn và kết nối sản xuất - tiêu thụ sản phẩm nông lâm thủy sản theo chuỗi".
Diễn đàn do Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội phối hợp Sở NNPTNT Hà Nội và Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm và thủy sản Hà Nội vừa tổ chức.
Phụ nữ thực hiện thay đổi hành vi
Bà Phạm Thị Thanh Hương - Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội cho biết: Hội luôn chú trọng phối hợp trong công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP), tham gia duy trì và phát triển chuỗi liên kết an toàn thực phẩm thông qua các lớp tập huấn, buổi hội thảo bằng các mô hình và việc làm thiết thực như: "Thay đổi hành vi ATTP trong kinh doanh cửa hàng bán đồ ăn chín"; "Đảm bảo ATTP trong khai thác sữa bò tươi"; "Sản xuất rau an toàn", "Sử dụng 2 dao, 2 thớt trong chế biến thực phẩm tại gia đình"...
Trong một siêu thị tại Hà Nội, phụ nữ - người nội trợ trong gia đình quan tâm tới các sản phẩm nông nghiệp sạch. Ảnh: I.T
Đến nay, Hà Nội đã có trên 600 chi hội phụ nữ thực hiện thay đổi hành vi trong ATVSTP được thành lập và hoạt động có hiệu quả, góp phần giúp chị em phụ nữ và người dân nâng cao nhận thức về ATTP, chủ động tổ chức giám sát thực hiện quy định pháp luật về ATTP trên địa bàn tiến đến thay đổi hành vi trong sản xuất, chế biến, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm đảm bảo an toàn, nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và xã hội.
Theo bà Hương, trong công tác phối hợp đảm bảo ATVSTP của các cấp Hội Phụ nữ Hà Nội vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế như: Sản lượng sản phẩm nông nghiệp chưa đáp ứng hết nhu cầu tiêu dùng của người dân Thủ đô, mạng lưới phân phối lớn nhưng người nông dân vẫn khó khăn trong công tác tiêu thụ sản phẩm; sự liên kết, kết nối giữa cơ sở, đơn vị sản xuất với doanh nghiệp phân phối chưa được thực hiện thường xuyên; người tiêu dùng Thủ đô mà cụ thể ở đây chính là hội viên phụ nữ (những người quyết định bữa ăn gia đình) còn hạn chế trong việc tiếp cận các sản phẩm nông sản theo chuỗi sản xuất, cung ứng thực phẩm an toàn.
3 nhiệm vụ trọng tâm
Nhấn mạnh vai trò của phụ nữ các cấp nói chung và Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội nói riêng trong công tác tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn và kết nối sản xuất - tiêu thụ sản phẩm nông lâm thủy sản theo chuỗi, ông Tạ Văn Tường - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội chia sẻ: "Những năm vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội đã đóng góp vai trò to lớn vào công tác phát triển chuỗi, kết nối tiêu thụ nông sản tới người tiêu dùng, hội viên phụ nữ".
Theo ôngTường, Sở NNPTNT đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp Hội Phụ nữ tổ chức các hoạt động kết nối sản xuất, tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn; thường xuyên tổ chức các hội nghị xúc tiến giới thiệu sản phẩm an toàn của các chuỗi tới người tiêu dùng; tổ chức các hoạt động tham quan nơi sản xuất chế biến, thử nếm sản phẩm, hướng dẫn để người tiêu dùng dần thay đổi thói quen tiêu dùng hướng tới sản phẩm an toàn; vận động các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cùng tham gia...
Đồng thời lãnh đạo sở NNPTNT này đề nghị Hội Phụ nữ Hà Nội trong thời gian tới thực hiện 3 nội dung chính: Tiếp tục thực hiện các nội dung trong Kế hoạch số 74/KH-UBND về việc tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng giai đoạn 2018 - 2020. Vận động hội viên phụ nữ xây dựng các mô hình thực hiện an toàn thực phẩm; đồng thời giám sát việc thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm. Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Sở NNPTNT phát huy hơn nữa vai trò của Hội Phụ nữ các cấp trong công tác tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn và kết nối sản xuất - tiêu thụ sản phẩm nông lâm thủy sản theo chuỗi.
Quảng Ngãi: Người dân "mê" thịt heo thảo dược, giá cao vẫn đắt hàng Nhiều người dân ở Quảng Ngãi đang tìm đến cửa hàng của HTX Chăn nuôi Tân Hòa Phú, huyện Nghĩa Hành để mua thịt heo về sử dụng. Trong bối cảnh dịch bệnh trên heo đang diễn biến phức tạp, những cửa hàng bán thịt heo sạch như thế này luôn thu hút đông đảo người tiêu dùng quan tâm. Theo ghi nhận...