Bắt tay để kiềm chế khiêu khích trên biển Đông

Theo dõi VGT trên

Nếu các thỏa thuận giữa Nhật và Indonesia được hiện thực hóa, đây có thể trở thành hình mẫu thúc đẩy các nước khác trong khu vực tăng cường hợp tác về an ninh biển, hình thành mạng lưới liên kết nhằm kiềm chế các động thái gây hấn trên biển Đông.

Nhật Bản được lựa chọn là quốc gia đầu tiên ngoài khu vực Đông Nam Á mà ông Widodo tới thăm. Cuối tháng 3, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã có chuyến thăm Nhật Bản lần đầu tiên kể từ sau khi nhậm chức tháng 10/2014.

Chuyến thăm Nhật của Tổng thống Widodo là sự tiếp nối chuỗi các chuyến thăm viếng cấp cao giữa 2 nước trong thời gian gần đây. Kể từ khi trở lại nắm quyền, ông Abe đã thăm Indonesia 2 lần, trong đó đáng chú ý Indonesia là 1 trong 3 nước mà Thủ tướng Abe tới thăm trong chuyến công du đầu tiên vào tháng 01/2013, sau khi nhậm chức (bên cạnh Thái Lan và Việt Nam). Đáp lại, cựu Tổng thống Indonesia Yudhuyono cũng đã thăm Nhật Bản vào tháng 12/2013.

Ông Widodo đến Tokyo khi quan hệ đối tác giữa 2 nước đang ngày càng trở nên khăng khít trong nhiều lĩnh vực như chính trị – an ninh, thương mại, đầu tư… Đặc biệt, trong lĩnh vực kinh tế, Nhật Bản là nước cung cấp Viện trợ chính thức (ODA) lớn nhất cho Indonesia, trong khi Indonesia cung cấp khí hóa lỏng (LNG) nhiều nhất cho Nhật Bản.

Thỏa thuận chứa nhiều kỳ vọng

Hội đàm tại Tokyo, Thủ tướng Abe và Tổng thống Widodo đã đạt được nhiều thỏa thuận liên quan các lĩnh vực hai nước cùng quan tâm. Về an ninh – chính trị, Nhật Bản và Indonesia nhất trí đẩy nhanh quá trình xây dựng cơ chế đối thoại an ninh giữa Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Ngoại giao “2 2″ trên cơ sở những thỏa thuận giữa hai bên đã đạt được từ tháng 12/2013.

Bắt tay để kiềm chế khiêu khích trên biển Đông - Hình 1

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đón tiếp Tổng thống Indonesia tại Tokyo

Bên cạnh đó, hai quốc đảo này còn ký “Bản ghi nhớ về hợp tác Quốc phòng” tạo cơ sở cho Nhật Bản hỗ trợ Indonesia nâng cao năng lực cho lực lượng quân đội, tham gia các chiến dịch gìn giữ hòa bình và phát triển thiết bị quốc phòng.

Do cả Nhật Bản và Indonesia đều là quốc đảo, ngoại thương phụ thuộc nhiều vào các tuyến đường biển nên hai nước còn nhất trí thiết lập “Diễn đàn song phương về các vấn đề trên biển” nhằm mở rộng hợp tác trong lĩnh vực đảm bảo an ninh biển, đồng thời xây dựng cơ chế để Nhật Bản hỗ trợ Indonesia trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng các cảng biển.

Về kinh tế, hai nhà lãnh đạo cam kết mở rộng quy mô thương mại và đầu tư từ hai phía. Indonesia đặt mục tiêu cải cách môi trường đầu tư nước ngoài nhằm thu hút 5,4 tỷ USD vốn FDI từ Nhật Bản trong năm 2015 (tăng thêm 700 triệu USD so với năm 2014 và gấp 9 lần so với mức 620 triệu USD năm 2007).

Trong bối cảnh an ninh khu vực biển Đông thu hút nhiều sự quan tâm, hai nhà lãnh đạo đã đánh giá tranh chấp tại biển Đông ảnh hưởng trực tiếp đến hòa bình và ổn định khu vực, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết của việc thực hiện Tuyên bố của các bên về ứng xử trên biển Đông (DOC) và nhanh chóng ký kết Bộ quy tắc ứng xử (COC).

Đặc biệt, Tổng thống Widodo đã có phát biểu rằng Tuyên bố về đường 9 đoạn của Trung Quốc là không có giá trị pháp lý, cho thấy Indonesia đặc biệt quan ngại những động thái của Trung Quốc trong tranh chấp thời gian gần đây tại biển Đông.

Video đang HOT

Nhu cầu tăng cường an ninh biển

Kể từ khi trở lại chính trường, Thủ tướng Abe đặc biệt quan tâm thúc đẩy quan hệ với các nước ASEAN nhằm tận dụng lợi thế các tiềm năng của thị trường 600 triệu dân và nâng cao vị thế của Nhật Bản tại khu vực.

Indonesia là quốc gia có vai trò quan trọng trong ASEAN nên việc Tổng thống Widodo quyết định chọn Nhật Bản là điểm tới thăm đầu tiên ngoài khu vực Đông Nam Á cho thấy chính sách của Thủ tướng Abe đã đi đúng hướng và có một sự tương đồng về lợi ích giữa Nhật Bản và Indonesia.

Các thỏa thuận về hợp tác an ninh, quốc phòng giữa 2 nước là rất đáng chú ý, mặc dù các sáng kiến này vẫn ở những bước đầu tiên. Hiện nay, sáng kiến về “Diễn đàn song phương về các vấn đề trên biển” mới chỉ được ấn định là sẽ diễn ra ở cấp cao, chưa có thông tin về các vấn đề khác; cơ chế Đối thoại “2 2″ sẽ được tiếp tục xây dựng; “Bản ghi nhớ về hợp tác Quốc phòng” giữa Nhật – Indo không có tính ràng buộc pháp lý.

Cách tiếp cận một cách thận trọng của Indonesia trong việc tăng cường hợp tác an ninh – quốc phòng với Nhật Bản là hợp lý khi Trung Quốc vẫn là một trong những đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của nước này. Ngoài ra, Trung Quốc cũng là nước cung cấp nhiều thiết bị quân sự cho Indonesia như hệ thống tên lửa và các khí tài khác.

Nếu như việc tăng cường quan hệ an ninh – quốc phòng với Indonesia hỗ trợ Nhật gia tăng hiện diện ở Đông Nam Á, thì với Indonesia sự trợ giúp của Nhật Bản sẽ giúp Tổng thống Widodo thực hiện Học thuyết “Trục biển” (Maritime Axis Doctrine) mà ông đề ra trong 5 năm tới.

Học thuyết này hướng tới nâng cao vai trò của Indonesia trong việc định hình tương lai khu vực giao thoa giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương thông qua: xây dựng nền văn hóa biển, quản trị tài nguyên biển, phát triển cơ sở hạ tầng trên biển, giải quyết xung đột trên biển thông qua kênh ngoại giao và tăng cường sức mạnh quốc phòng trên biển.

Nhật Bản và Indonesia đều là 2 quốc đảo, chia sẻ nhiều lợi ích tương đồng trong việc duy tự do và an toàn hàng hải. Mặc dù không phải là các bên trong tranh chấp tại biển Đông nhưng hai nước đều đặc biệt lo ngại các động thái leo thang căng thẳng của Trung Quốc. Việc hai nước tăng cường quan hệ, đặc biệt về hợp tác biển sẽ giúp hình thành các cơ chế giúp kiềm chế các hành động mang tính khiêu khích của Trung Quốc tại biển Đông.

Indonesia thời Tổng thống Susilo luôn giữ lập trường trung lập, chủ động làm trung gian hòa giải tranh chấp giữa các bên tại biển Đông và cải thiện quan hệ với Mỹ. Tuy nhiên, hiện nay, cam kết của Mỹ đối với “chiến lược tái cân bằng” có phần giảm sút do dính líu của Washington tới vấn đề Ucraina, chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS… Trong khi đó, Trung Quốc đẩy mạnh gây hấn, thay đổi hiện trạng trên thực địa bất chấp luật pháp quốc tế, thậm chí đưa cả vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa xung quanh quần đảo Natuna của Indonesia vào phạm vi của Đường 9 đoạn. Các yếu tố này đã thúc đẩy tân Tổng thống Widodo phải hướng tới các động thái thể hiện quan điểm một cách rõ ràng hơn.

Nếu các thỏa thuận giữa Nhật và Indonesia được hiện thực hóa, đây có thể trở thành hình mẫu thúc đẩy các nước khác trong khu vực tăng cường hợp tác về an ninh biển, hình thành mạng lưới liên kết nhằm kiềm chế các động thái gây hấn trên biển.

Theo Quốc Anh

Vietnamnet

Tại sao ông Widodo bác đường lưỡi bò ngay trước khi thăm Trung Quốc?

Bác đường lưỡi bò không có nghĩa là phản đối Bắc Kinh.

Tại sao ông Widodo bác đường lưỡi bò ngay trước khi thăm Trung Quốc? - Hình 1

Tổng thống Indonesia Joko Widodo. Ảnh: The Straits Times.

Tổng thống Indonesia Joko Widodo sẽ chính thức thăm Trung Quốc từ ngày hôm nay. Trước đó tại Nhật Bản ông đã nói với tờ Yomiuri rằng yêu sách đường 9 đoạn, còn gọi là đường lưỡi bò của Trung Quốc ở Biển Đông không có căn cứ nào về mặt pháp lý quốc tế. Tại sao ông Joko Widodo lại đưa ra thông báo này ngay trước lúc đặt chân tới Bắc Kinh, mục đích của ông là gì?

Bác đường lưỡi bò không có nghĩa là phản đối Bắc Kinh

Tờ Today Online của Singapore ngày 25/3 bình luận, phát biểu này cho thấy Tổng thống Indonesia đã bác bỏ dấu hiệu cho thấy ông đã phản đối Bắc Kinh. Bởi ngay sau khi khẳng định đường lưỡi bò không có căn cứ pháp lý, ông Widodo nói rằng Jakarta không đứng về bên nào trong các bên tranh chấp trong cuộc họp báo công khai tại Nhật Bản. Trước đó ông cũng nói rằng, Indonesia sẵn sàng trở thành "môi giới trung thực" để giải quyết tranh chấp lãnh thổ gai góc nhất châu Á.

Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi giải thích rằng, tuyên bố của ông Joko Widodo về yêu sách pháp lý của Bắc Kinh đối với vùng biển nằm trong đường 9 đoạn "chỉ là biểu hiện ham muốn của ông kết thúc tranh chấp ở Biển Đông". Retno nhấn mạnh: "Xin vui lòng lưu ý rằng, Tổng thống đã cho biết Indonesia không có yêu sách nào chồng chéo với Trung Quốc".

Tờ South China Morning Post Hồng Kông ngày 25/3 cho biết, trong cuộc trả lời phỏng vấn báo này ông Joko Widodo muốn đảm bảo rằng bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC) giữa ASEAN với Trung Quốc sẽ "chấp nhận được cho tất cả các bên. Cuộc hội đàm giữa ông với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến sẽ không chỉ tập trung vào tăng cường hợp tác song phương, mà còn các vấn đề khu vực như Biển Đông.

"Chúng tôi phải làm việc với nhau để đảm bảo rằng Biển Đông sẽ không làm suy yếu hợp tác ASEAN - Trung Quốc. Đó là lý do tại sao các khuôn khổ đàm phán ASEAN - Trung Quốc là rất quan trọng để tạo thuận lợi cho việc sớm kết thúc đàm phán COC", South China Morning Post dẫn lời Tổng thống Indonesia cho biết. Ông cũng thừa nhận rằng đàm phán COC (đã) có thể tiến triển nhanh hơn để cung cấp các biện pháp xây dựng lòng tin, cơ chế đối phó sự cố và quản lý khủng hoảng.

Cố vấn chính sách đối ngoại của ông Joko Widodo, Rizal Sukma cho biết, Indonesia cũng tin rằng một phần biện pháp xây dựng lòng tin có thể đạt được thông qua phát triển chung, một ý tưởng quan trọng mà Trung Quốc "theo đuổi với Việt Nam". Mặt khác, quan điểm đường lưỡi bò không có căn cứ pháp lý quốc tế không phải là mới, nó đã được Jakarta khẳng định rõ trong công hàm gửi Liên Hợp Quốc năm 2009.

Indonesia phản đối ASEAN - Mỹ tuần tra chung ở Biển Đông

Tại sao ông Widodo bác đường lưỡi bò ngay trước khi thăm Trung Quốc? - Hình 2

Phó Đô đốc Robert Thomas, Tư lệnh Hạm đội 7 Hoa Kỳ. Ảnh: Bloomberg.

Tuần trước Tư lệnh Hạm đội 7 Hoa Kỳ, Phó Đô đốc Robert Thomas gợi ý, các nước ASEAN có thể hợp tác tuần tra chung trên Biển Đông và Hạm đội 7 sẽ hỗ trợ một hoạt động như vậy. Rizal bình luận, Indonesia sẽ thảo luận bất kỳ ý tưởng mới nào cho Biển Đông trong phạm vi Diễn đàn hàng hải ASEAN mở rộng, bao gồm cả Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ.

"Trong khi chúng tôi chào đón sự hiện diện của Mỹ trong khu vực, chúng ta không cần một hoạt động tuần tra chung cụ thể Mỹ - ASEAN ở Biển Đông. Chúng tôi muốn tập trung vào việc sắp xếp nội bộ ASEAN", Cố vấn đối ngoại của ông Joko Widodo tuyên bố.

Yang Razali Kassim, một nhà quan sát các vấn đề Indonesia nói với South China Morning Post, ông cảm nhận được một "món lợi nhuận trong mâu thuẫn" của Indonesia đối với Trung Quốc từ tuyên bố cứng rắn, gây tranh cãi của Bắc Kinh ở Biển Đông. Cả hai nước đang trong giai đoạn lãnh đạo bởi các nhà lãnh đạo mới, cố gắng khẳng định thương hiệu, vị thế nguyên thủ của một quốc gia có ảnh hưởng lớn.

"Ném đá thăm dò" chiến lược Con đường Tơ lụa mới trên biển

Trong cuộc gặp Chủ tịch Trung Quốc lần này, Tổng thống Indonesia cho biết ông muốn hỏi Tập Cận Bình để biết thêm chi tiết về chiến lược Con đường Tơ lụa mới trên biển để ông có thể quyết định xác nhận nó.

Hai nhà lãnh đạo dự kiến sẽ ký một bản ghi nhớ nhằm thúc đẩy mối quan hệ song phương trong một số lĩnh vực quan trọng.

Tại sao ông Widodo bác đường lưỡi bò ngay trước khi thăm Trung Quốc? - Hình 3

Ông Tập Cận Bình sẽ tiếp Tổng thống Indonesia và sẽ được hỏi về tầm nhìn Con đường Tơ lụa trên biển. Ảnh: SCMP.

Joko Widodo cũng ám chỉ sự thất vọng của ông đối với thách thức trong nước trước nỗ lực cố gắng mở rộng thu hút đầu tư từ Trung Quốc. Ông hy vọng lần này đi Bắc Kinh, hai bên không còn chỉ ký kết trên giấy mà không thực hiện.

Trung Quốc trở thành nhà đầu tư hàng đầu của nhiều quốc gia trong khu vực, nhưng chỉ xếp hạng thứ 13 tại Indonesia, sau cả hà Lan, Mauritius và Đài Loan. Joko Widodo chỉ ra hai rào cản chính: Thủ tục hành chính quan liêu và các vấn đề thu hồi đất cho các dự án lớn.

Về chiến lược Con đường Tơ lụa mới trên biển mà Bắc Kinh khởi xướng, Joko Widodo nói với South China Morning Post: "Cho đến bây giờ tôi vẫn không biết chi tiết về Con đường Tơ lụa. Nhưng nếu sự hợp tác có thể cung cấp lợi ích cho người dân chúng tôi, lợi ích quốc gia chúng tôi và Trung Quốc thì rất ổn."

Cố vấn chính sách đối ngoại Rizal Sukam nói rằng, ý tưởng của Tập Cận Bình về Con đường Tơ lụa mới trên biển là dành cho quan hệ kinh tế và ngoại giao chứ không phải nhằm tìm kiếm quyền bá chủ. Miễn là Bắc Kinh tuân thủ theo khuôn khổ đó, Jakarta sẵn sàng hợp tác.

Khi được hỏi ông đánh giá thế nào về Trung Quốc và Tập Cận Bình, Joko Widodo nói rằng: "Chúng tôi có thể học hỏi từ Trung Quốc, họ làm đường rất nhanh, làm đường sắt rất nhanh, đào tạo cũng rất nhanh".

Theo Giáo Dục Việt Nam

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ông Trump sẽ bị tuyên án trước khi nhậm chức tổng thốngÔng Trump sẽ bị tuyên án trước khi nhậm chức tổng thống
15:09:14 04/01/2025
Tai nạn máy bay tại Hàn Quốc: Tìm thấy thi thể của tất cả 179 nạn nhânTai nạn máy bay tại Hàn Quốc: Tìm thấy thi thể của tất cả 179 nạn nhân
06:26:59 05/01/2025
Phát hiện mảnh giấy có thể hé lộ những phút cuối cùng của phi công Jeju AirPhát hiện mảnh giấy có thể hé lộ những phút cuối cùng của phi công Jeju Air
06:34:48 04/01/2025
Mật vụ biến dinh Tổng thống Hàn Quốc thành "pháo đài bất khả xâm phạm"Mật vụ biến dinh Tổng thống Hàn Quốc thành "pháo đài bất khả xâm phạm"
15:18:00 04/01/2025
Máy bay Mỹ lao vào tòa nhà có 200 người đang làm việcMáy bay Mỹ lao vào tòa nhà có 200 người đang làm việc
08:10:13 04/01/2025
Tổng thống đắc cử Mỹ kêu gọi 'mở cửa' Biển Bắc cho khai thác dầu khíTổng thống đắc cử Mỹ kêu gọi 'mở cửa' Biển Bắc cho khai thác dầu khí
19:46:48 03/01/2025
Tại sao cảnh sát Hàn Quốc khó bắt giữ Tổng thống Yoon Suk-yeol?Tại sao cảnh sát Hàn Quốc khó bắt giữ Tổng thống Yoon Suk-yeol?
14:16:29 04/01/2025
Chú chó mất hết chủ trong tai nạn máy bay Hàn Quốc được nhận nuôiChú chó mất hết chủ trong tai nạn máy bay Hàn Quốc được nhận nuôi
20:50:50 03/01/2025

Tin đang nóng

Đi xét nghiệm để cứu mẹ, 3 con trai bàng hoàng phát hiện mình không phải con ruột, bí mật phía sau mới ngã ngửaĐi xét nghiệm để cứu mẹ, 3 con trai bàng hoàng phát hiện mình không phải con ruột, bí mật phía sau mới ngã ngửa
09:09:48 05/01/2025
Phát hiện bà ngoại U90 có 10 chỉ vàng, hơn 5 triệu tiền mặt bỏ quên nhiều năm, hành động của cháu gái gây sốtPhát hiện bà ngoại U90 có 10 chỉ vàng, hơn 5 triệu tiền mặt bỏ quên nhiều năm, hành động của cháu gái gây sốt
09:02:26 05/01/2025
Bị chồng đuổi khỏi nhà không xu dính túi, tôi rời đi chỉ để lại một thứ đủ khiến nhà chồng quỳ gối rồi năn nỉ quay vềBị chồng đuổi khỏi nhà không xu dính túi, tôi rời đi chỉ để lại một thứ đủ khiến nhà chồng quỳ gối rồi năn nỉ quay về
09:05:36 05/01/2025
Nghĩ chồng có quỹ đen để ngoại tình, tôi bòn rút tạo tiền riêng, đến ngày anh mất phát hiện sự thật mới bàng hoàng tột độNghĩ chồng có quỹ đen để ngoại tình, tôi bòn rút tạo tiền riêng, đến ngày anh mất phát hiện sự thật mới bàng hoàng tột độ
09:00:06 05/01/2025
Nóng: Thiều Bảo Trâm chia tay bạn trai kém tuổiNóng: Thiều Bảo Trâm chia tay bạn trai kém tuổi
11:46:22 05/01/2025
Vợ Phan Mạnh Quỳnh xuất hiện trên màn hình led khiến ai nấy sốc vì visual xinh như Hoa hậu!Vợ Phan Mạnh Quỳnh xuất hiện trên màn hình led khiến ai nấy sốc vì visual xinh như Hoa hậu!
11:50:37 05/01/2025
Đang nấu cơm trong bếp, người phụ nữ suýt đứng tim khi chứng kiến cảnh tượng diễn ra ở tòa nhà đối diện, vội vàng gọi báo quản lýĐang nấu cơm trong bếp, người phụ nữ suýt đứng tim khi chứng kiến cảnh tượng diễn ra ở tòa nhà đối diện, vội vàng gọi báo quản lý
09:07:42 05/01/2025
Một hành động 'kỳ lạ' này của vợ bầu, 9 tháng 10 ngày, tôi bủn rủn tay chân, khổ sở không dám mơ tưởng ngoại tìnhMột hành động 'kỳ lạ' này của vợ bầu, 9 tháng 10 ngày, tôi bủn rủn tay chân, khổ sở không dám mơ tưởng ngoại tình
09:13:00 05/01/2025

Tin mới nhất

Châu Phi bước vào kỷ nguyên xung đột mới

Châu Phi bước vào kỷ nguyên xung đột mới

13:23:19 05/01/2025
Như phân tích của công ty tư vấn rủi ro chính trị Verisk Maplecroft, hành lang xung đột hiện nay trải dài khoảng 6200 km, chiếm 10% tổng diện tích của châu Phi cận Sahara.
Nhiều doanh nghiệp công nghệ mạnh tay chi cho lễ nhậm chức của ông Trump

Nhiều doanh nghiệp công nghệ mạnh tay chi cho lễ nhậm chức của ông Trump

13:20:03 05/01/2025
Thời điểm Tổng thống đắc cử Donald Trump nhậm chức đang cận kề. Danh sách các tập đoàn, doanh nhân hàng đầu thế giới chi hàng chục triệu USD cho quỹ nhậm chức của ông ngày càng nối dài và dường như vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.
Cơ quan Liên hợp quốc khẳng định tiếp tục hoạt động tại Gaza sau lệnh cấm của Israel

Cơ quan Liên hợp quốc khẳng định tiếp tục hoạt động tại Gaza sau lệnh cấm của Israel

13:14:47 05/01/2025
Trước đó vào ngày 28/10, Quốc hội Israel (Knesset) đã thông qua đạo luật cấm UNRWA hoạt động trên lãnh thổ nước này vì cáo buộc liên quan đến hỗ trợ khủng bố và đạo luật sẽ có hiệu lực trong tháng 1 này.
Nóng trong tuần: Thế giới tưng bừng đón năm mới, kinh tế giữ nhịp tăng trưởng và khai phá hướng đi mới

Nóng trong tuần: Thế giới tưng bừng đón năm mới, kinh tế giữ nhịp tăng trưởng và khai phá hướng đi mới

13:12:14 05/01/2025
Người dân khắp thế giới đã cùng nhau chào đón năm mới 2025 với không khí tưng bừng, náo nhiệt và nhiều kỳ vọng về một năm mới tốt đẹp hơn.
Lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc qua chương trình 'Xuân Quê hương' tại Nhật Bản

Lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc qua chương trình 'Xuân Quê hương' tại Nhật Bản

13:09:12 05/01/2025
Tham dự lễ hội có ông Ngô Trịnh Hà, Tổng Lãnh sự Osaka tại Nhật Bản, đại diện chính quyền Osaka, đông đảo cộng đồng người Việt Nam và bạn bè Nhật Bản.
Năm 2025 khó khăn của Ukraine

Năm 2025 khó khăn của Ukraine

13:05:22 05/01/2025
Theo Natia Seskuria, chuyên gia từ RUSI (Viện Nghiên cứu an ninh và quốc phòng có trụ sở tại Anh), Tổng thống Putin đang có cơ hội đàm phán ở thế mạnh và kỳ vọng sẽ nhận được sự nhượng bộ từ Ukraine với sự ủng hộ từ chính quyền Trump.
Thủ lĩnh HTS Syria đề nghị Mỹ ép Israel rút quân khỏi vùng đệm

Thủ lĩnh HTS Syria đề nghị Mỹ ép Israel rút quân khỏi vùng đệm

12:22:20 05/01/2025
Tuy nhiên, giới chức Israel tuyên bố chưa nhận được yêu cầu chính thức nào và khẳng định sự hiện diện của Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) tại khu vực biên giới là cần thiết để đảm bảo an ninh.
Bộ Tư pháp Mỹ phản đối kế hoạch 'cứu' TikTok của ông Trump

Bộ Tư pháp Mỹ phản đối kế hoạch 'cứu' TikTok của ông Trump

07:02:11 05/01/2025
Tuần trước, ông Trump đã đệ trình một bản tóm tắt pháp lý, lập luận rằng ông cần có thời gian sau khi nhậm chức vào ngày 20/1 để tìm ra một giải pháp chính trị cho vấn đề này. Tòa án dự kiến sẽ nghe các lập luận trong vụ việc vào ngày 1...
Chiến lược dầu mỏ của Ấn Độ thời chính quyền Trump 2.0

Chiến lược dầu mỏ của Ấn Độ thời chính quyền Trump 2.0

06:58:20 05/01/2025
Theo dự báo của OPEC, nhu cầu dầu mỏ toàn cầu sẽ tăng từ 102 triệu thùng/ngày năm 2023 lên 120 triệu thùng/ngày vào năm 2050, trong đó riêng Ấn Độ sẽ chiếm tới 8 triệu thùng/ngày.
Giới chuyên gia dự đoán giá khí đốt toàn cầu trong năm 2025

Giới chuyên gia dự đoán giá khí đốt toàn cầu trong năm 2025

06:53:26 05/01/2025
Ông Sergey Kaufman, nhà phân tích của Công ty Dịch vụ tài chính Finam, dự đoán giá khí đốt trung bình tại châu Âu sẽ tăng vừa phải, đạt mức 420 USD/1.000m3.
Những kịch bản tiếp theo khi Tổng thống bị luận tội Hàn Quốc chống lệnh bắt giữ

Những kịch bản tiếp theo khi Tổng thống bị luận tội Hàn Quốc chống lệnh bắt giữ

06:32:15 05/01/2025
Tuy nhiên, quyền tổng thống đã phải đối mặt với phản ứng dữ dội từ đảng của mình vì đã bổ nhiệm hai thẩm phán mới để lấp đầy 2/3 vị trí còn khuyết trong Tòa án Hiến pháp.
Nga tăng cường pháo kích vào tuyến đường cao tốc quan trọng ở Donetsk

Nga tăng cường pháo kích vào tuyến đường cao tốc quan trọng ở Donetsk

06:30:32 05/01/2025
Thiếu tá Viktor Trehubov, phát ngôn viên của Nhóm tác chiến Khortytsia, cho biết lực lượng chiếm đóng của Nga không tấn công trực diện vào Pokrovsk, mà đang cố gắng vòng qua và bao vây thành phố.

Có thể bạn quan tâm

Sao Hàn 5/1: EXO tái hợp vào cuối năm 2025

Sao Hàn 5/1: EXO tái hợp vào cuối năm 2025

Sao châu á

15:03:29 05/01/2025
Lee Sang Woo tiết lộ cuộc sống hôn nhân với ác nữ Kim So Yeon; Lay tiết lộ thời điểm EXO tái hợp đủ thành viên vào cuối năm 2025.
Bắt tạm giam tổng giám đốc lừa đảo bán đất nền

Bắt tạm giam tổng giám đốc lừa đảo bán đất nền

Pháp luật

14:57:53 05/01/2025
Sau khi biết mình bị lừa, bà Thanh đã làm đơn tố giác hành vi của Võ Chí Trung đến cơ quan Công an. Vụ án đang tiếp tục điều tra, xử lý theo pháp luật.
NSƯT Tiêu Lang - bố của NSND Như Quỳnh - qua đời ở tuổi 97

NSƯT Tiêu Lang - bố của NSND Như Quỳnh - qua đời ở tuổi 97

Sao việt

14:56:36 05/01/2025
NSND Như Quỳnh cho phóng viên Dân trí biết, bố của bà - NSƯT Tiêu Lang - qua đời sáng 3/1 tại Hà Nội do tuổi cao, sức yếu.
Hot: Dược Sĩ Tiến debut làm ca sĩ, nói câu gây giật mình về Kỳ Duyên

Hot: Dược Sĩ Tiến debut làm ca sĩ, nói câu gây giật mình về Kỳ Duyên

Nhạc việt

14:50:51 05/01/2025
Dược Sĩ Tiến nói anh rất run vì quyết định đột ngột làm đêm nhạc này. Tuy nhiên, anh vẫn muốn mời tất cả những người thân thiết đến xem mình hát.
Khoảnh khắc chồng gõ cửa vào đêm cuối cùng trước phiên tòa ly hôn lại là bước ngoặt của cuộc đời tôi

Khoảnh khắc chồng gõ cửa vào đêm cuối cùng trước phiên tòa ly hôn lại là bước ngoặt của cuộc đời tôi

Góc tâm tình

14:44:51 05/01/2025
Năm năm hôn nhân với anh là một chuỗi những cung bậc cảm xúc lẫn lộn: từ yêu thương, hạnh phúc đến khổ đau và nuối tiếc.
Từ trạm chiết gas nhiều khuất tất lộ diện đại gia chơi xế "khủng"

Từ trạm chiết gas nhiều khuất tất lộ diện đại gia chơi xế "khủng"

Tin nổi bật

14:44:43 05/01/2025
Mới đây, lực lượng chức năng tỉnh Sơn La đã phát hiện trạm chiết nạp gas thuộc công ty TNHH Chung Đức (Mộc Châu, Sơn La) có dấu hiệu vi phạm. Qua tìm hiểu, một vị đại gia sở hữu dàn siêu xe khủng đứng đằng sau trạm chiết gas này.
When the Phone Rings phá kỷ lục rating, bùng nổ MXH vì cái kết "10 điểm không có nhưng"

When the Phone Rings phá kỷ lục rating, bùng nổ MXH vì cái kết "10 điểm không có nhưng"

Phim châu á

14:42:46 05/01/2025
Bộ phim đưa người xem trải nghiệm nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau từ đau buồn, thương cảm, hồi hộp rồi vỡ oà trong hạnh phúc.
Cô dâu đi vệ sinh rồi ôm tiền và trang sức bỏ trốn giữa đám cưới

Cô dâu đi vệ sinh rồi ôm tiền và trang sức bỏ trốn giữa đám cưới

Netizen

14:19:03 05/01/2025
Vụ việc xảy ra tại đền Shiv ở Bharohiya, Gorakhpur thuộc bang Uttar Pradesh, Ấn Độ, nơi Kamlesh Kumar đang thực hiện nghi lễ cho cuộc hôn nhân thứ hai của mình sau khi mất người vợ đầu tiên.
Phương Thanh hát cải lương, Bùi Lan Hương gây sốt khi phổ nhạc thơ Hồ Xuân Hương

Phương Thanh hát cải lương, Bùi Lan Hương gây sốt khi phổ nhạc thơ Hồ Xuân Hương

Tv show

13:35:10 05/01/2025
Chương trình Chị đẹp đạp gió 2024 chính thức bước vào giai đoạn 3 - Đường đua thử thách về đích, với hai đường đua riêng biệt do Mỹ Linh và Thu Phương làm chủ.
Nữ tu Brazil trở thành người già nhất thế giới

Nữ tu Brazil trở thành người già nhất thế giới

Lạ vui

13:04:42 05/01/2025
Bà Inah Canabarro Lucas, một nữ tu sĩ người Brazil, đã được xác nhận là người sống thọ nhất thế giới ở tuổi 116, sau khi người giữ kỷ lục trước đó qua đời.
Á hậu Huỳnh Minh Kiên gây ấn tượng bởi nét đẹp tự nhiên

Á hậu Huỳnh Minh Kiên gây ấn tượng bởi nét đẹp tự nhiên

Người đẹp

11:45:05 05/01/2025
Á hậu Huỳnh Minh Kiên nhận được nhiều sự quan tâm của công chúng nhờ vẻ đẹp tự nhiên và ấn tượng. Sau khi nhận danh hiệu Á hậu 2 Miss World Vietnam 2023