Bắt tạm giam Giám đốc Ban quản lý dự án đường sắt
Ông Trần Văn Lục, Giám đốc Ban QLDA của Cục đường sắt bị Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam vì cho là liên quan đến nghi án nhận hối lộ 16 tỷ đồng từ nhà thầu JTC Nhật Bản.
Chiều 8/5, báo Dân Việt dẫn lời một nguồn tin cho biết, Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam và thi hành lệnh khám xét đối với ông Trần Văn Lục – Giám đốc Ban QLDA đường sắt thuộc Cục Đường sắt (Bộ GTVT) để điều tra vì hành vi Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
3 hôm trước, Cục Đường sắt đã ra quyết định tạm đình chỉ chức vụ giám đốc của ông Lục sau khi ông này bị cơ quan điều tra triệu tập.
Ông Lục trước khi bị bắt. Ảnh: Dân Việt
Video đang HOT
Ông Lục giữ chức Giám đốc Ban Quản lý các dự án đường sắt của Tổng công ty Đường sắt VN từ năm 2000 đến 2009, sau đó làm thư ký cho Tổng giám đốc, Chủ tịch Hội đồng quản trị tổng công ty. Từ năm 2011 đến nay, ông này giữ chức Giám đốc Ban Quản lý các dự án đường sắt thuộc Cục Đường sắt VN.
Ngoài ông Lục, trước đó, Phó tổng giám đốc Trần Quốc Đông và 3 thuộc cấp là ông Phạm Quang Duy, Phạm Hải Bằng và ông Nguyễn Nam Thái(đều thuộc Ban QLDA đường sắt đô thị số 1) cũng bị bắt tạm giam.
Ông Đông từng làm Trưởng ban Quan hệ quốc tế rồi làm Phó giám đốc Ban Quản lý dự án Đường sắt của Tổng Công ty đường sắt Việt Nam. Liên quan đến nghi án nhận hối lộ 16 tỷ đồng từ nhà thầu tư vấn JTC của Nhật Bản, ông Đông đã phủ nhận trước các lãnh đạo của Bộ Giao thông và cho rằng chưa từng nhận một đồng nào từ phía nhà thầu này. Sau đó, để ông này có thời gian giải trình, Bộ GTVT tạm đình chỉ công tác một tuần.
Ngày 21/3, tờ Yomiuri Shimbun và nhiều tờ báo Nhật đồng loạt đưa tin về việc ông Tamio Kakinuma, Chủ tịch JTC, đến cơ quan điều tra khai báo tự nguyện về việc hối lộ quan chức cấp cao của Đường sắt Việt Nam để đổi lấy việc trúng thầu dự án ODA. Trong lời khai, ông này đưa ra nhiều chi tiết như hối lộ vào thời điểm nào, số tiền bao nhiêu.
Nghi án hối lộ: Cán bộ liên quan bác tin nhận tiền
Hơn 10 cán bộ, lãnh đạo phải giải trình đều khẳng định mình không liên quan đến nghi án nhận hối lộ 80 triệu yen (tương đương 16 tỷ đồng) từ Công ty tư vấn giám sát giao thông vận tải JTC (Nhật Bản).
Mới đây, trả lời chúng tôi, ông Nguyễn Văn Huyện (Chánh Thanh tra Bộ GTVT) cho biết, đã nhận được báo cáo giải trình của hơn 10 cán bộ liên quan đến nghi án nhận hối lộ 16 tỷ đồng của nhà thầu JTC. Tất cả cán bộ này đều khẳng định mình không hề nhận tiền hối lộ từ đối tác Nhật Bản và cũng không liên quan đến nghi án tiêu cực này.
Trước đó, một số lãnh đạo ngành đường sắt đã bị tạm đình chỉ công tác để làm báo cáo về vụ việc. 10 người khác tiếp tục phải giải trình, trong đó có cán bộ đã nghỉ hưu, đặc biệt có một người nguyên là Thứ trưởng Bộ GTVT.
Tại cuộc họp báo diễn ra vào chiều nay (2/4), nhiều ý kiến quan tâm đến nghi án hối lộ giữa Công ty JTC (Nhật Bản) và cán bộ ngành đường sắt Việt Nam trong dự án đường sắt đô thị Hà Nội. Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho hay, đến nay, vụ án vẫn đang được các cơ quan 2 nước phối hợp điều tra. Mọi thông tin liên quan đến vụ án có thể tiết lộ đều đã được Bộ GTVT công bố trong các thông báo vừa qua.
Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cũng cho biết, hôm qua (1/4), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên đã trả lời khá đầy đủ về vấn đề này.
Về nghi án cán bộ đường sắt Việt Nam nhận hối lộ từ Công ty JTC, báo chí Nhật Bản mới đưa tin đúng 1 lần và đã dừng lại. Tuy nhiên, Bộ trưởng Nên nhấn mạnh, vụ việc đang được cơ quan chức năng giữa 2 nước làm rõ. Thủ tướng cũng đã chỉ đạo Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trực tiếp chỉ đạo làm rõ vụ việc.
"Khi có kết quả điều tra chính thức, Chính phủ sẽ công bố rõ ràng". - Thứ trưởng Trường nói.
Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường chủ trì cuộc họp báo
Trước đó, khi báo chí Nhật Bản đưa tin về nghi án hối lộ, Bộ GTVT đã ra 2 thông cáo liên quan đến sự việc. Trong bản thông cáo ngày 24/3, Bộ GTVT khẳng định sẽ phối hợp với cơ quan Nhật Bản làm rõ các cá nhân nhận tiền và xử lý nghiêm dù đó là ai. Còn bản thông cáo thứ hai vào ngày 29/3, Bộ GTVT cho biết vẫn chưa thể cung cấp thông tin cụ thể về những cá nhân bị nghi vấn. Mọi thông tin vẫn đang được cơ quan tư pháp của Nhật Bản nắm giữ và sẽ công bố sau khi có kết luận cuối cùng và được Chính phủ Nhật đồng ý.
Việc nhà thầu Nhật chi tiền cho cán bộ Việt Nam đã từng xảy ở dự án đại lộ Đông Tây. Tại cuộc họp chiều nay, báo chí cũng đề nghị Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông nói rõ về đề xuất đối với JICA, chuyển hình thức vay vốn sang STEP nhằm hạn chế tiêu cực, tránh việc mở thầu mà chỉ có 1 nhà nhầu nộp hồ sơ. Nhưng ông Đông cho rằng, các bước cụ thể đang tiếp tục được hai bên trao đổi, chưa có phương án cụ thể.
Sáng mai (3/4), Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông và Công sứ Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam đồng chủ trì cuộc họp Ủy ban hỗn hợp Việt Nam - Nhật Bản. Hai bên sẽ thảo luận những biện pháp sửa đổi cơ chế, chính sách nhằm ngăn ngừa, hạn chế tiêu cực trong các dự án sử dụng vốn vay.
Theo Khampha
Tiền lại quả "ăn" chất lượng đường sá Việt Nam "Lại quả trong xây dựng công trình giao thông phổ biến như "chuyện thường ngày ở huyện". Tiền bôi trơn, "lại quả" đang đội giá và rút ruột đường sá Việt Nam", nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Sỹ Liêm nói. Xung quanh nghi án một nhà thầu tư vấn Nhật Bản đưa hối lộ cho cán bộ đường sắt Việt Nam...