Bắt tạm giam em gái ông Trịnh Văn Quyết vì “đồng phạm giúp sức”
Bà Trịnh Thị Minh Huế, em gái ông Trịnh Văn Quyết đồng thời là cán bộ Ban Kế toán Tập đoàn FLC đã bị khởi tố, bắt tạm giam 3 tháng.
Ngày 02/4/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01) tiếp tục làm rõ hành vi phạm tội của Trịnh Thị Minh Huế, cán bộ Ban Kế toán Tập đoàn FLC với vai trò đồng phạm giúp sức Trịnh Văn Quyết thực hiện hành vi phạm tội “Thao túng thị trường chứng khoán” và ra Quyết định khởi tố bị can 100/QĐ-VPCQCSĐT, Lệnh bắt bị can để tạm giam số 31/LB-VPCQCSĐT thời hạn 03 tháng đối với Trịnh Thị Minh Huế.
Ngày 04/4/2022, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (Vụ 3) đã phê chuẩn các quyết định, lệnh tố tụng theo quy định pháp luật.
Trước đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01) tiến hành điều tra, xác minh đối với Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Tập đoàn FLC, các cá nhân thuộc Công ty CP Tập đoàn FLC, Công ty CP Chứng khoán BOS và các công ty có liên quan về hành vi “Thao túng thị trường chứng khoán”, “Che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán” xảy ra ngày 10/01/2022, gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhà đầu tư, ảnh hưởng đến hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Ngày 29/3/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ban hành Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 06/QĐ-VPCQCSĐT, các Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt tạm giam đối với Trịnh Văn Quyết. Đồng thời, tổ chức khám xét chỗ ở, nơi làm việc tại 21 địa điểm đối với các đối tượng liên quan.
Trong phiên giao dịch ngày 10/1, ông giao dịch bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC nhưng không báo cáo, không công bố thông tin trước khi thực hiện giao dịch. Đến chiều tối ngày 10/01/2022, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước mới nhận được Báo cáo số 31/SGDHCM-GS đề ngày 10/01/2022 của Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM về vi phạm này. Giá trị chứng khoán giao dịch thực tế vi phạm có giá trị lên tới 748 tỷ đồng (theo mệnh giá). Vi phạm công bố thông tin trước giao dịch là một trong các hành vi chịu mức phạt hành chính lớn nhất trong nhóm các vi phạm quy định về giao dịch cổ phiếu. Mức phạt hành chính đối với hành vi này tối đa là 1,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, đối với hành vi thao túng thị trường chứng khoán, đã có nhiều vụ việc xét xử theo án hình sự.
Video đang HOT
Thông tin hồi giữa tháng 3/2022, bà Tạ Thanh Bình, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cho biết hiện đã có một số lượng khá lớn vụ việc liên quan đến hành vi thao túng thị trường, giao dịch nội gián được chuyển sang cơ quan điều tra. Các hành vi vi phạm này tới đây có thể được xử lý ở mức độ hình sự để răn đe cao hơn, lập lại kỷ cương, trật tự của thị trường chứng khoán.
Xử lý nghiêm những vi phạm thách thức đường lối của Đảng, pháp luật Nhà nước
Với những vi phạm có tính chất thách thức đường lối của Đảng, pháp luật nhà nước, thách thức dư luận xã hội cần sự vào cuộc, chung tay lên tiếng đấu tranh của toàn xã hội, đặc biệt là các cơ quan được trao quyền bảo vệ pháp luật, bảo vệ lợi ích hợp pháp của công dân.
Liên tiếp thời gian qua, nhiều vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực được xử lý kịp thời, nghiêm minh. Đáng chú ý là những vi phạm có tính chất thách thức đường lối của Đảng, pháp luật Nhà nước, thách thức dư luận xã hội.
Với tinh thần quyết liệt trong điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, vụ việc nghiêm trọng, các cơ quan được trao quyền bảo vệ pháp luật đã tiến hành xử lý nghiêm minh nhiều vụ việc bảo vệ an ninh quốc gia, gìn giữ trật tự an toàn xã hội. Đây là bài học cho những ai ngông cuồng, làm điều sai phạm nhưng bất chấp dư luận, bất chấp luật pháp.
Cuối năm 2011, Trương Châu Hữu Danh cùng nhóm "Báo sạch" bị tòa tuyên án 14 năm 6 tháng tù về tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Ngày 24/3 vừa qua, Viện Kiểm sát nhân dân TP.HCM đã phê chuẩn quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Nguyễn Phương Hằng, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đại Nam tại Bình Dương về tội "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân".
Mới đây nhất, ngày 29/3, Chủ tịch Công ty cổ phần Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết bị bắt tạm giam và bị khởi tố vì hành vi "Thao túng thị trường chứng khoán", "Che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán", xảy ra ngày 10/01/2022, gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhà đầu tư, ảnh hưởng đến hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Liên quan đến 3 vụ việc trên, tại Hội nghị sơ kết 7 năm thực hiện Quy chế phối hợp giữa Ban Nội chính Trung ương với Đảng ủy Công an nhân dân; Ban cán sự Đảng ủy TAND tối cao và Ban cán sự Đảng ủy VKSND tối cao diễn ra ngày 31/3, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đề nghị xử lý kịp thời, nghiêm minh các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực, nhất là những vi phạm có tính chất thách thức đường lối của Đảng, pháp luật nhà nước, thách thức dư luận xã hội.
"Ba vụ việc xử lý vừa qua có tác dụng xã hội rất là tốt. Những sai phạm có tính chất thách thức, đường lối, chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước, thách thức dư luận xã hội. Cách xử lý đó tôi thấy nghiêm minh, kịp thời và chúng ta cũng tính toán, đảm bảo cho những yếu tố để những lĩnh vực khác không bị ảnh hưởng và vẫn hoạt động bình thường" - ông Võ Văn Thưởng cho biết.
Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng phát biểu tại Hội nghị sơ kết 7 năm thực hiện Quy chế phối hợp giữa Ban Nội chính Trung ương với Đảng ủy Công an nhân dân; Ban cán sự Đảng ủy TAND tối cao và Ban cán sự Đảng ủy VKSND tối cao diễn ra ngày 31/3
Các bài viết kèm một số hình ảnh lồng ghép, minh họa, đăng, phát tán trên trang Fanpage "Báo sạch" và group "Làm báo sạch" sai quy định pháp luật, tạo diễn đàn cho nhiều lời bình luận chủ quan, tiêu cực, một chiều của nhiều đối tượng trong mỗi bài viết. Ngoài ra còn thể hiện rõ nội dung nhằm xuyên tạc, chống, phá, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích chính đáng của Nhà nước, chính quyền các địa phương.
Vụ việc Nguyễn Phương Hằng vượt ranh giới pháp luật về quyền tự do dân chủ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của nhiều cá nhân.
Liên quan vụ thao túng thị trường chứng khoán, đến nay, Bộ Tài chính đã chỉ đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các đơn vị chức năng tiếp tục phối hợp với cơ quan điều tra trên tinh thần thượng tôn pháp luật, thực hiện đúng quy định của pháp luật, sai đến đâu sẽ xử lý nghiêm tới đó, giữ vững kỷ cương, kỷ luật và tính minh bạch của thị trường chứng khoán.
Ủy viên chuyên trách Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Trịnh Xuân An cho rằng: "Qua việc này cho thấy vai trò chỉ đạo của Đảng rất lớn, rất chủ động linh hoạt, đặc biệt là rất nghiêm, "không có vùng cấm", không có chuyện nương nhẹ đối với một đối tượng nào. Mặc dù đối tượng có vị trí vai trò rất lớn trong nền kinh tế, ảnh hưởng rất lớn đối với xã hội thì nguyên tắc tối thượng đó là phải tôn trọng pháp luật".
Theo Luật sư Nguyễn Văn Chiến, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội, một xã hội văn minh, mọi người sống và làm việc theo pháp luật, các hành vi phải thượng tôn pháp luật. Những hành vi của các đối tượng này đã làm suy giảm lòng tin của một số bộ phận người dân; làm mất đi uy tín, ảnh hưởng về sự lãnh đạo của Đảng đối với nhân dân.
"Chủ trương của Đảng, Nhà nước xây dựng Nhà nước pháp quyền, xã hội văn minh thì những hành vi được xác định là vi phạm pháp luật đương nhiên phải được xử lý và tùy theo tính chất, mức độ của mỗi hành vi để áp dụng đường lối, chính sách pháp luật về hình sự để xử lý phù hợp, bảo đảm sự công bằng và nghiêm minh. Những hành vi đó được xác định là cố ý vi phạm thì cần phải xử lý" - ông Nguyễn Văn Chiến cho biết.
Xét xử nhóm "báo sạch"; hay việc khởi tố bị can Nguyễn Phương Hằng; khởi tố, bắt tạm giam ông Trịnh Văn Quyết là bài học cho những ai ngông cuồng, làm điều sai phạm nhưng bất chấp dư luận, bất chấp luật pháp. Từ những vụ việc trên, một điều cấp thiết đòi hỏi phải tiếp tục hoàn thiện về pháp luật, có chế tài xử phạt thật nghiêm minh đối với những hành vi vi phạm.
Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh cho rằng, việc lợi dụng mạng xã hội thì đã có Luật an ninh mạng, Luật tiếp cận thông tin, tuy nhiên cũng còn có sơ hở. Ranh giới giữa dùng mạng xã hội để nói ý kiến của mình với đi quá vi phạm pháp luật cần có những khái niệm rõ ràng. Đối với thị trường chứng khoán, chế tài xử phạt cũng rất hạn chế. Khi chế tài xử phạt quá thấp so với lợi nhuận đem lại thì có thể đối tượng biết vi phạm nhưng vẫn làm liều.
"FLC được hưởng lợi khoảng 500 tỷ, trong đó xử phạt 1,5 tỷ và kể cả không cho tham gia giao dịch trong 5 tháng cũng không ảnh hưởng, như vậy phải dẫn đến hình sự" - ông Nguyễn Tiến Dĩnh nói.
Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh
Với những vi phạm có tính chất thách thức đường lối của Đảng, pháp luật nhà nước, thách thức dư luận xã hội cần sự vào cuộc, chung tay lên tiếng đấu tranh của toàn xã hội, đặc biệt là các cơ quan được trao quyền bảo vệ pháp luật, bảo vệ lợi ích hợp pháp của công dân. Cơ quan hành pháp cần phải phối hợp lên tiếng, đấu tranh công khai, trực diện. Cần có biện pháp mạnh mẽ, dùng pháp luật để quản lý xã hội và quản lý trên không gian mạng. Cùng với đó nâng cao nhận thức của người dân về pháp luật, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật./.
Khẩn trương điều tra những cá nhân giúp Trịnh Văn Quyết thao túng thị trường chứng khoán Trong trường hợp cơ quan chức năng đã xử phạt hành chính mà sau đó xác định hành vi vi phạm đủ cấu thành tội phạm, phải xử lý hình sự thì Cơ quan điều tra sẽ khởi tố để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật. Như CAND online đã đưa tin, ngày 30/3, Cơ quan CSĐT Bộ Công...