Bắt tạm giam 4 đối tượng trong vụ nghe lén hơn 14.000 điện thoại
Liên quan vụ nghe lén hơn 14.000 điện thoại xảy ra tại Công ty Việt Hồng, Công an Hà Nội đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 đối tượng.
Bắt 4 đối tượng trong vụ nghe lén hơn 14.000 điện thoại. (Ảnh, minh họa)
Cả 4 đối tượng trên bị bắt tạm giam về hành vi “đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet”, được quy định tại điều 226 Bộ luật Hình sự.
Trước đó, Cơ quan điều tra kiểm tra Cty TNHH Công nghệ Việt Hồng (trụ sở tại phố Tô Vĩnh Diện, Thanh Xuân, Hà Nội), do ông Đặng Hồng Đăng làm Giám đốc và Nguyễn Việt Hồng làm Phó giám đốc, cơ quan chức năng phát hiện doanh nghiệp này phát triển, cung cấp phần mềm (Ptracker và PtrackerERP) có chức năng giám sát điện thoại di động trên hệ điều hành Android. Phần mềm này còn có khả năng: ghi âm xung quanh, nghe âm thanh xung quanh, quay video, chụp ảnh, bật, tắt 3G/GPRS.
Cơ quan điều tra xác định, có khoảng hơn 14.000 tài khoản sử dụng phần mềm Ptracker, trong đó máy chủ của công ty đang Việt Hồng đang lưu trữ 7.447 tài khoản và có 600 tài khoản đang hoạt động. Hiện vụ việc vẫn đang được cơ quan điều tra tiếp tục làm rõ.
Video đang HOT
Tuấn Hợp
Theo Dantri
"Vén màn" thêm đường dây nghe lén điện thoại trắng trợn
Bên cạnh vụ việc hơn 14.000 số điện thoại bị công ty TNHH Việt Hồng theo dõi và nghe lén, Sở Thông tin & Truyền thông cũng "vén màn" thêm một đường dây cung cấp phần mềm nghe lén điện thoại tinh vi tại Hà Nội.
Theo đó, ngày 13/5/2014, Đoàn thanh tra liên ngành giữa sở TT&TT, PC50 (Độ 5) tiền hành thanh tra đột xuất, kiểm tra hành chính với Lê Viết Tám (SN 1973, HKTT: Số 313, B4, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân, Hà Nội) khi Tám đang thực hiện hành vi giao dịch, mua bán, cài đặt phần mềm giám sát điện thoại Mspy.
Qua đấu tranh khai thác, Lê Viết Tám khai nhận do có nhu cầu giám sát điện thoại của vợ, khoảng tháng 1/2012, Tám có vào mạng tìm kiếm phần mềm có tính năng giám sát và tình cờ phát hiện web Omegaspy.com có cung cấp phần mềm giám sát điện thoại di động (lúc này phần mềm chỉ có tính năng định vị máy giám sát). Quá trình Tám sử dụng để giám sát vợ thì phần mềm này được nâng cấp thành mspy có tính năng giám sát theo lịch sử giao dịch của thiết bị giám sát. Tám nhận thấy phần mềm này độc đáo nên đã nảy sinh ý định kinh doanh sản phẩm phần mềm mspy.
Khoảng tháng 3/2012, Tám liên hệ với người quản trị trang web Omegaspy.com đặt vấn đề làm đại lý cung cấp phần mềm mspy này. Người quản trị yêu cầu Tám trả 60 triệu đồng nhưng cho phép Tám trả dần. Hiện Tám đã thanh toán hết số tiền trên và hàng tháng phải đóng 2,5 triệu đồng để duy trì hoạt động. Để giới thiệu, Tám lập website mspy.biz cung cấp phần mềm theo dõi điện thoại. Ngoài ra, Tám còn đăng tin cung cấp phần mềm này trên một số trang mạng xã hội Facebook. Tại website mspy.biz của Tám và các trang mạng, mạng Facebook, Tám có để lại số điện thoại và thông tin tài khoản ngân hàng.
Trang web quảng cáo về khả năng theo dõi, định vị điện thoại.
Khoảng tháng 11/2013, Tám bắt đầu mở rộng hoạt động kinh doanh phần mềm theo dõi điện thoại mspy. Tám có các gói sản phẩm cung cấp cho người dùng với thời gian và tính năng khác nhau, như gói Basic (giá 90.000 đồng, được sử dụng 1 tháng, giá 250.000 đồng sử dụng trong 2 tháng, giá 290.000 được sử dụng 3 tháng); Gói Standard (giá 105.000 đồng sử dụng 1 tháng, giá 290.000 đồng sử dụng 3 tháng, giá 510.000 đồng sử dụng 6 tháng); Gói Premium (giá 190.000 đồng sử dụng 1 tháng, giá 520.000 đồng sử dụng 3 tháng, 900.000 đồng sử dụng 6 tháng; Gói Gold (giá 220.000 đồng được sử dụng 1 tháng, giá 610.000 đồng sử dụng 3 tháng, giá 1.000.000 đồng sử dụng 6 tháng).
Thực chất tính năng của các gói sản phẩm trên đều giống nhau như có thể lấy được các thông tin trên điện thoại bị giám sát, như tin nhắn đi, đến, cuộc gọi đi đến, định vị vị trí cụ thể GPS, Viber, ảnh trong điện thoại, lịch sử truy cập web, khôi phục dữ liệu điện thoại, danh bạ... Riêng gói Basic chỉ lấy được thông tin của máy bị giám sát với 5 đầu số điện thoại đó và thông tin tin nhắn không đầy đủ. Quá trình làm việc với Đoàn Thanh tra, Tám khai nhận đã thu được 5.000.000 đồng/tháng và thu được khoảng 60.00.000 đến 70.000.000 qua việc bán sản phẩm phần mềm mspy từ khi bán cho đến ngày 13/5/2014.
Khi khách có nhu cầu giám sát điện thoại, chỉ cần liên lạc với Tám để được hướng dẫn cài đặt. Khách hàng tài phần mềm mspy từ trang web của tên này để cài đặt trực tiếp vào máy mục tiêu giám sát. Tức khách hàng cần cầm trực tiếp vào máy bị giám sát để cài mspy. Sau khi cài đặt phần mềm vào máy cần giám sát, khách hàng sẽ được Tám cấp 1 tài khoản trên trang user.mspy.biz (có tên miền, nơi chưa có cơ sở dữ liệu thông tin máy bị giám sát đặt ở nước ngoài). Để thuận tiện cho khách hàng khi sử dụng, Tám sẵn sàng hẹn gặp và giúp đỡ cài đặt trực tiếp. Khi phần mềm đã được cài đặt, nó chạy ngầm, kích hoạt tại máy bị giám sát thì phần mềm sẽ tự động thu thông tin của máy điện thoại bị giám sát sau đó chuyển thông tin đó về máy chủ lưu trữ dữ liệu tại web.user.mspy.biz.
Qua kiểm tra, Sở TT&TT xác định có 877 tài khoản người dùng mspy, bao gồm cả người dùng trong chế độ chờ, xóa, hoạt động.
Đoàn Thanh tra liên ngành căn cứ những tài liệu thu thập được và nhận thấy hành vi của Lê Viết Tám có dấu hiệu vi phạm điều 224 bộ luật Hình sự "Tộ phát tán virus, chương trình tin học có tính năng gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số", và có dấu hiệu đồng phạm với những người đã thực hiện việc cài đặt phần mềm này vào điện thoại của người khác khi chưa được sự đồng ý của người chủ thiết bị giám sát thuộc quy định tại điều 226a Bộ luật Hình sự "Truy cập bất hợp pháp vào mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số của người khác".
Tuy nhiên, quá quá trình làm việc, Đoàn Thanh tra nhận thấy số lượng khách hàng của Tám là ít. Tám không xem được tất cả các thông tin thu được từ máy điện thoại bị giám sát. Số tiền mà Tám thu được từ việc bán phần mềm giám sát điện thoại mspy là ít, hơn 60 triệu đồng, chưa gây hậu quả thiệt hại nhiều.
Cũng trong đợt thanh tra vừa qua, Sở TT&TT cùng PC50 đã phát hiện công ty TNHH Việt Hồng nghe lén và theo dõi hơn 14.000 số điện thoại, và thu về từ dịch vụ cung cấp phần mềm Ptracker số tiền lên tới 900 triệu đồng.
Khôi Linh
Theo Dantri
10 cán bộ tham ô tài sản hầu tòa lần 2 Ngày 10/6, TAND tỉnh Phú Yên mở phiên tòa sơ thẩm xét xử lần 2 vụ án tham ô tài sản Chương trình SEMLA xảy ra tại Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Phú Yên. Đặc biệt, bị cáo chính trong vụ án này là Nguyễn Kim Phúc - nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường kiêm Giám đốc chương...