Bắt tạm giam 2 cán bộ Agribank
Ngày 14.3, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hà Tĩnh cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố các bị can, bắt tạm giam Nguyễn Thị Hương (50 tuổi), nguyên Giám đốc Phòng giao dịch Đức Trung, thuộc Chi nhánh Ngân hàng (NH) NN-PTNT (Agribank) H.Đức Thọ (Hà Tĩnh) về tội “ vi phạm quy định cho vay”; Trần Trung Kiên (32 tuổi), nguyên cán bộ tín dụng Phòng giao dịch Đức Trung, H.Đức Thọ về tội danh trên và tội “nhận hối lộ”; Nguyễn Minh Hải (39 tuổi), nguyên Giám đốc Công ty CPTM – CN Thịnh Phát (Hà Nội) về tội “đưa hối lộ”.
Cơ quan công an đưa Nguyễn Minh Hải – nguyên Giám đốc Công ty CPTM – CN Thịnh Phát – Hà Nội về trại tạm giam
Theo điều tra ban đầu, khoảng cuối năm 2008, Hải làm ăn thua lỗ dẫn đến nợ nần với số tiền lớn. Trong một lần về quê ở xã Yên Thái, H.Đức Thọ, lợi dụng tình làng xóm, cùng với sự tiếp tay của Kiên và Hương (bạn học cũ của Hải), Hải gặp trực tiếp 12 hộ dân mượn giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhờ những hộ này đứng tên trong hồ sơ để vay tiền ngân hàng. Sau đó, Hải lập hồ sơ thế chấp tài sản, khai khống giá trị và được Phòng giao dịch Đức Trung cho vay tổng số tiền 14,5 tỉ đồng.
Được biết, từ đầu năm 2010 đến nay, Hải không có tiền chuyển về thanh toán cho NH dẫn đến dư nợ quá hạn, cả gốc lẫn lãi gần 17 tỉ đồng và không thể thu hồi. Từ đầu tháng 1.2011, ông Kiên và bà Hương cho người đến lấy nợ 12 hộ gia đình tại xã Yên Thái, thì người dân nơi đây mới bất ngờ vì từ trước tới giờ họ không hề hay biết gì về số tiền khổng lồ mà NH cho vay.
Bước đầu Hải khai nhận: Toàn bộ số tiền vay được tại Phòng giao dịch Đức Trung, Công ty CPTM-CN Thịnh Phát đã trả 4 tỉ đồng nợ thuế nhập khẩu và thuế VAT năm 2008 cũng như trả 5 tỉ đồng tiền nợ một NH ở Hà Nội, số tiền còn lại nhập quỹ và sử dụng vào hoạt động của công ty. Để vay được số tiền nói trên, Hải đã nhiều lần “lót tay” cho Kiên tổng cộng 140 triệu đồng, Hương 95 triệu đồng.
Video đang HOT
Được biết, hiện Công ty CPTM-CN Thịnh Phát đã ngừng hoạt động, toàn bộ tài sản của gia đình Hải và công ty đã bán và thế chấp nhưng vẫn còn nợ trên 10 tỉ đồng không có khả năng thanh toán.
Theo Thanh Niên
Bi hài chuyện teen mua bán ở... tiệm cầm đồ
Ham hàng rẻ, nhiều teen chọn mua hàng ở... tiệm cầm đồ mà không biết muôn vàn rắc rối xung quanh nó (!)
Mùa hè - thị trường cầm đồ sôi động
Dịch vụ cầm đồ đã xuất hiện từ lâu. Trước kia, dịch vụ này không thịnh hành, chỉ dành cho những người túng thiếu cần cầm cố tài sản để vay vốn, rất ít các teen biết đến. Thế nhưng thời gian gần đây mọi chuyện đảo ngược, đặc biệt trong mùa hè này thì các hiệu cầm đồ làm việc rất sôi động. Nguyên nhân cũng một phần do nó có sự góp mặt của teen.
Thời điểm này, các teen tiến hành các hoạt động ăn chơi nhiều, dẫn đến việc thiếu hụt ngân sách cũng thường xuyên xảy ra. Trong lúc "bí tiền", nhiều teen chọn tiệm cầm đồ là nơi thường xuyên lui tới. Mặc dù nếu có hỏi đến, thì nhiều teen sẽ trả lời đó là "phương pháp chữa cháy cuối cùng".
Cô bạn tên Thiên Thoa, 18 tuổi chia sẻ: "Nhóm bạn tớ chuẩn bị tổ chức đi du lịch xuyên Việt mà hè này tớ đã xin bố mẹ nhiều tiền lắm rồi. Thế nên tớ phải "cắm" tạm chiếc Atila ở tiệm cầm đồ để có vốn đi. Lúc về đành phải đi làm thêm và vay mượn để trả đỡ. Dù sao, lâu lâu cả nhóm mới tổ chức đi chơi chung một lần. Không đi không biết bao giờ mới có dịp nữa".
Cùng lí do với cô bạn Thiên Thoa, nhiều teen chọn tiệm cầm đồ là nơi cứu cánh cuối cùng trong thời điểm nóng bỏng này. Chưa kể đến, năm nay lại có sự kiện nóng bỏng toàn cầu - World Cup 2010 càng hối thúc nhiều teen boy vào những cuộc vui, nhất là chuyện cá độ. Lúc ấy, những món hàng điện tử của các boy sẽ nằm đầy rẫy ở những tiệm cầm đồ.
Không chỉ thế, hè đến, số ít sinh viên ở tỉnh về quê. Một số bạn quyết định chọn tiệm cầm đồ để gửi gắm những món hàng lềnh kềnh có giá trị với số tiền vay mượn thấp (để tránh lãi cao). Như anh chàng Quốc Thiên, 17 tuổi, quê ở Cà Mau cho biết: "Mình về quê nghỉ hè đến 3 tháng. Thay vì phải thuê nhà trọ, rồi khóa cửa cất đồ trong phòng chẳng ai ngó ngàng. Mình quyết định mang ra tiệm cầm đồ "nhờ giữ". Nói là nhờ vì mình lấy tiền thế chấp rất thấp. Cả tivi, máy cát-sét, cái máy tính để bàn mới mua, cả giàn âm loa cực xịn mà mình chỉ lấy 500k. Nếu tính lãi đến lúc mình lên lấy cũng chẳng bao nhiêu, vẫn rẻ hơn so với mình thuê nhà, lại đảm bảo an toàn".
Ngoài chuyện cầm cố còn chuyện bán mua. Nhiều teen tận dụng thời cơ tiệm cầm đồ có nhiều món hàng rẻ (dù chẳng rõ nguồn gốc) để mua vào. Các bạn í còn tuyên bố "Có khả năng săn hàng ở tiệm cầm đồ rất giỏi". Teen tranh thủ tìm mua, mong được món hời với giá cả rẻ hơn thị trường. Đặc biệt những món hàng điện tử như: laptop, máy chụp ảnh, điện thoại được săn lùng ráo riết. Những tiệm cầm đồ phi pháp, không chỉ cầm cố mà còn bán những món đồ khách chuộc chậm hay bán đồ... giựt. Ấy vậy mà, bà con dân chúng tuổi teen đổ đi mua rất nhiều.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Những nỗi khổ không biết kêu ai
Tiệm cầm đồ cũng muôn hình muôn vẻ. Không phải tiệm cầm đồ nào cũng giữ đúng uy tín, chất lượng và những cam kết ban đầu. Nhiều teen khi gửi đồ vào thì còn "đủ lông đủ cánh", đến lúc rước ra thì "lông cánh tả tơi".
Những món đồ khi teen gửi gắm không chỉ có nguy cơ cao bị hư hỏng, trầy xước, không ai bảo quản nếu tiệm cầm đồ đó... không phải của người quen. Cầm đồ còn có nguy cơ cao "bị luộc đồ". Như cô bạn tên Thoa ở trên, sau chuyến du lịch xuyên Việt tuyệt vời về, thì chiếc xe Atila của cô nàng hoang tàn đến chẳng nhận ra. Nhìn bề ngoài thì cũng chẳng mấy khác biệt, đến lúc chuộc ra và đi mới biết máy móc của xe có cái gì tốt thì bị thay hết. Lúc ấy có muốn quay lại bắt đền cũng khó lòng ăn nói. Không cẩn thận lại còn ăn đòn như chơi.
Còn chuyện mua hàng thì còn nguy hiểm gấp bội. Nhiều món hàng ở tiệm cầm đồ là hàng ăn cắp, ăn trộm, không có giấy tờ, không thể lưu thông nên khách hàng đành "cầm cố" để lấy từ 30%-70% giá trị. Một số tiệm cầm đồ sau khi cầm cố không thấy chuộc thì bán rẻ bán tháo nhằm thu lại tiền và kiếm thêm đôi chút. Thủ tục thì cực kì đơn giản, cứ vừa lòng giá là trao hàng, rất ít khi có giấy tờ mua bán gì khác.
Thế nhưng khi teen dùng những món hàng không rõ nguồn gốc như vậy là tiếp tay cho kẻ xấu, pháp luật nghiêm cấm hình thức mua bán này. Chưa kể đến chuyện, nếu chẳng may người bị mất tìm thấy thì còn bị nghi can là kẻ cắp. Không thì lại tranh cãi chuyện "đồ tôi, đồ anh". Lúc đó, nếu chủ của món đồ có giấy tờ chứng minh là của người ta, thì các teen cũng khó lòng giữ được.
Chớ có dại dột
Mua bán, vay mượn ở tiệm cầm đồ, đôi khi rẻ hơn một chút, hay có chút ít lợi nhuận nhưng những nguy hiểm bên cạnh đó lại rất nhiều. Nếu là đồ ăn cắp mà teen rước về còn vi phạm pháp luật nữa. Vì thế, nếu có ý định "làm quen" với những tiệm cầm đồ thì teen nên "stop" ngay đi nhé! Không tốt chút nào đâu.
Theo PLXH
Nữ đại gia và những chiêu hoàn hảo để 'bẫy mồi' Nợ nần chồng chất, bà giám đốc nghĩ ra chiêu đi giăng bẫy những con mồi nhẹ dạ bằng cách vẽ ra hàng loạt chung cư, căn hộ giá hời. Hành trình thế chấp xe thuê Cuối năm 2009, rộ lên nhiều tin đồn thị trường bất động sản rơi vào trạng thái đóng băng. Công ty BĐS Hùng Phát do Phạm Bé...