Bắt tạm giam 1 nữ giám đốc lừa đảo
Cơ quan CSĐT, Công an tỉnh Gia Lai chiều 23.10 đã thực hiện tống đạt quyết định khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt tạm giam 4 tháng đối với Trần Thị Quý Phượng (43 tuổi, tên gọi khác là Phương), Giám đốc Công ty cổ phần Thương mại Xây dựng Bình An, trụ sở ở 08/34 Hoàng Văn Thụ (TP.Pleiku, Gia Lai) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trước đó, để thực hiện ý đồ lừa đảo, Phượng đã tìm cách tiếp cận với những người có trách nhiệm rồi khoe thân thế nhằm thuyết phục các Ban quản lý dự án thuộc tỉnh Gia Lai chỉ định thầu cho doanh nghiệp này nhiều công trình và được chủ đầu tư tạm ứng số tiền lớn.
Chỉ tính từ năm 2009 đến năm 2011, Công ty Bình An đã trúng thầu thi công 11 gói thầu với tổng vốn 110,856 tỉ đồng và được chủ đầu tư ứng vốn, thanh toán 63,594 tỉ đồng. Tuy nhiên, phần lớn các công trình đều chậm tiến độ và tổng giá trị chỉ đạt khoảng 39,548 tỉ đồng.
Đáng chú ý là nhiều công trình đã được chủ đầu tư cho ứng vốn từ 50 – 80% nhưng doanh nghiệp này thi công chiếu lệ rồi sau đó ôm tiền “biến mất”.
Video đang HOT
Theo TNO
TGĐ bị những đơn kiện rải từ miền trung ra HN
Tám lần thay đổi trụ sở công ty, là bị đơn của hơn 10 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản với nguyên đơn rải khắp từ miền Trung ra Hà Nội... đó là những "phác thảo" về Chu Việt Anh, 36 tuổi, Tổng giám đốc công ty TNHH dịch vụ vận chuyển và thương mại Viễn Đông.
Manh mối đầu tiên
Cho đến ngày bị bắt, tháng 8/2012, Chu Việt Anh vẫn đứng tên khách thuê một căn hộ tại phố Tạ Quang Bửu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Tuy nhiên tại địa chỉ này, hầu như không có hoạt động kinh doanh nào diễn ra. Điều đó cũng giống như ở 7 địa điểm mà Công ty Viễn Đông thuê làm nơi giao dịch.
Quê quán Sông Lô, Vĩnh Phúc, đăng ký hộ khẩu thường trú tại xã Phú Diễn, huyện Từ Liêm, nhưng Chu Việt Anh không mấy khi có mặt ở những địa chỉ này. Công ty Viễn Đông được cấp đăng ký kinh doanh vào năm 2007, tại địa chỉ phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, nhưng địa chỉ thực của nó chắc chắn đơn vị cấp phép kinh doanh... không thể "quản" được. Theo điều tra viên CAQ Hai Bà Trưng, đơn vị đang thụ lý vụ án Chu Việt Anh lừa đảo chiếm đoạt tài sản, thì mỗi lần chuyển trụ sở của doanh nghiệp này tương ứng với một phi vụ lừa của vị Tổng giám đốc.
Chu Việt Anh và những đơn tố cáo từ nhiều tỉnh, thành phố chuyển về.
Ngày 7/5/2012, lá đơn tố cáo đầu tiên đối với Chu Việt Anh được ông Nguyễn Mạnh Tuế, nhà ở quận Đống Đa, Hà Nội, gửi đến cơ quan công an. Do quan hệ quen biết, ông Tuế cho Việt Anh mượn chiếc xe ô tô loại 5 chỗ, BKS: 29A-230... Chiếc xe này được mua theo hình thức trả góp, và giấy tờ xe do ngân hàng giữ. Mượn được xe, Việt Anh đã tháo, vứt BKS thật, lắp biển giả và "chế" bộ giấy tờ giả đem bán cho vợ chồng ông Hưng - bà Lệ, trú ở Lập Thạch, Vĩnh Phúc với giá 630 triệu đồng.
Sau thời gian tìm gặp Tổng giám đốc Công ty Viễn Đông để đòi xe không được, ông Tuế cất công đi tìm và phát hiện xe của mình đang ở trong tay người khác. Ông Tuế làm đơn trình báo CAH Lập Thạch, và vợ chồng ông Hưng - bà Lệ đã tự nguyện giao nộp chiếc xe. Về phía ngân hàng đang giữ giấy tờ xe, sau khi nắm thông tin sự việc cũng đã có đơn trình báo đến CAQ Hai Bà Trưng. Ngày 7/6/2012, CQĐT - CAQ Hai Bà Trưng đã khởi tố vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Hơn 1 tháng sau đó, CQĐT ra quyết định khởi tố bị can đối với Chu Việt Anh về tội danh nêu trên, tuy nhiên, Tổng giám đốc Công ty Viễn Đông đã bỏ trốn.
Lừa đảo liên tỉnh
"Trong vòng 1 tháng sau khi bắt được Chu Việt Anh, chúng tôi nhận được hàng chục đơn tố cáo bị can này, trong đó có 4 đơn từ Phòng CSHS CATP Hà Nội, 3 đơn từ CAQ Hoàng Mai. Có cả những nguyên đơn từ Đà Nẵng, Quảng Ninh tố cáo đối tượng", điều tra viên thụ lý vụ án cho biết.
Điều tương đối giống nhau ở các nguyên đơn tố cáo Tổng giám đốc Công ty Viễn Đông, đó là họ đều bị Chu Việt Anh lừa đảo nhiều lần. Trong số này phải kể đến chị Vân, nhà ở phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội. Năm 2010, chị Vân quen biết Việt Anh, và tháng 7/2011, chị Vân ký hợp đồng cho Việt Anh thuê chiếc xe Chevrolet, trị giá khoảng 600 triệu đồng trong 5 tháng, với giá thuê 18 triệu đồng/ tháng. Hết tháng 12/2011, sang tận tháng 4/2012, chị Vân không những không nhận được tiền cho thuê xe, mà tài sản trị giá hàng trăm triệu đồng cũng không thấy tung tích.
Cho đến khi làm đơn tố cáo Chu Việt Anh đến cơ quan công an, chiếc Chevrolet không phải là tài sản giá trị duy nhất mà chị Vân bị chiếm đoạt. Tháng 1/2012, Việt Anh đến tận nhà và mượn chị Vân xe máy LX125 BKS: 30F7-48..., nói là đi trong 2 tiếng đồng hồ sẽ trả. Tuy nhiên đến thời điểm này, chiếc xe máy trên bặt tăm tích. Ngoài ra cũng trong tháng 7/2011, chị Vân cho Việt Anh vay 330 triệu đồng để "nộp vào ngân hàng bảo lãnh hoạt động kinh doanh bất động sản"- theo lời Tổng giám đốc Công ty Viễn Đông nói với chị Vân, với lãi suất 2%/ tháng. Song, cả gốc lẫn lãi đến giờ chị Vân chưa hề nhận được.
Một nguyên đơn khác là ông Hoàng Trung Lâm, trú ở quận Hai Bà Trưng. Đầu tháng 1/2012, ông Lâm ký hợp đồng cho Việt Anh thuê chiếc xe Honda Civic trong thời hạn 1 tuần. Nhận xe xong, Việt Anh đem cắm vào hiệu cầm đồ. Tiếp đó, chiếc xe này bị đem bán, và người sử dụng gần đây nhất đã bị bắt giữ trong khi... vận chuyển ma túy. Ngoài các trò thuê, mượn ô tô và đem bán, Chu Việt Anh còn bị tố lừa đảo một số dự án vận tải, xây dựng. Vụ án đang được Đội CSĐT tổng hợp CAQ Hai Bà Trưng điều tra mở rộng. Đề nghị ai là bị hại của Chu Việt Anh, đến CAQ Hai Bà Trưng trình báo, giải quyết. Địa chỉ: 94 phố Tô Hiến Thành.
Theo 24h
Phá đường dây đưa phụ nữ sang Malaysia và Singapore bán dâm Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC45) Công an tỉnh Đồng Nai ngày 14.10 đã tạm giữ hình sự Nguyễn Thị Kim Trang (45 tuổi, ngụ TP.Biên Hòa) để làm rõ hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đồng thời củng cố hành vi đưa người sang Malaysia và Singapore để bán dâm. Theo điều tra...