Bắt “rồng đất”: Người Hải Dương Hải Phòng bỏ túi cả trăm triệu/đêm
Nhờ “lộc trời cho” nhiều hộ dân sinh sống tại các vùng ven sông tại các huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) hay An Lão (Hải Phòng) có thể bỏ túi cả trăm triệu đồng mỗi đêm.
Lộc trời cho
Cứ đến tháng 9 âm lịch hàng năm, người dân Tứ Kỳ ( Hải Dương) hay An Lão (Hải Phòng) lại tất bật chuẩn bị đồ nghề cho một mùa thu hoạch rươi.
Bắt “ rồng đất”: Người Hải Dương – Hải Phòng bỏ túi cả trăm triệu/đêm
Rươi nổi nhiều nhất vào trung tuần tháng 9 và tháng 10. Chính vì thế, nhiều người dân tại các vùng rươi nổi thường mong chờ đến những tháng này để thu hoạch “lộc trời cho”. Khi những cơn mưa phùn lất phất là người dân bắt đầu tiến hành thu hoạch.
Được biết, rươi là loài vật không thể nuôi mà tự sản sinh theo chu kỳ của tự nhiên.
Thoạt nhìn, nhiều người có cảm giác sợ bởi rươi có hình thù rất giống loài rết. Tuy nhiên, khi được chế biến thành món ăn thì rươi lại là một món ăn ngon và giàu chất dinh dưỡng.
Sau khi để ráo nước, rươi được đưa vào một khay xốp chuyên dụng để bảo quản
Khay bảo quản rươi được thiết kế đặc biệt với hai phần riêng biệt bao gồm hai ngăn rươi và một ngăn đá ở giữa
Bỏ túi hàng trăm triệu mỗi ngày nhờ rươi
Để tìm hiểu về thu nhập của những người săn rươi chính vụ, chúng tôi đã tìm đến nhà anh Trần Đình Tuất và chị Trần Thị Thưa, trú tại thôn Tân Thắng, xã Chiến Thắng, huyện An Lão, TP. Hải Phòng, một trong những hộ dân có thâm niên hành chục năm trong nghề vớt rươi.
Video đang HOT
Chị Thưa cho biết: “Rươi sinh sản ở cửa biển, rồi theo nước thủy triều di chuyển vào khu vực đầm nuôi, gặp môi trường thuận lợi sẽ sinh sống tại đây. Đến mùa vụ, tháo hết nước trong đầm ra, gần đến ngày thu hoạch, lại cho nước vào, rươi đủ lớn sẽ theo nước mà nổi lên”.
Việc thu hoạch rươi cũng đã cải tiến nhiều so cách bắt rươi ngày xưa, bằng kinh nghiệm các chủ đầm rươi đã nghĩ ra cách “nuôi” thu hoạch rươi hiệu quả nhất.
Theo quan sát của PV, tại cửa cống của đầm rươi, chủ đầm trang bị một hệ thống lưới xăm. Lúc tháo nước, rươi theo dòng chảy lọt vào lưới. Trung bình cứ 15-20 phút lại đi thuyền ra vớt rươi một lần.
“Nếu vào những ngày rươi đậm, thì có thể thu hoạch được cả tấn, không thì cũng khoảng 5,7 tạ mỗi ngày, đó là với diện tích ruộng lớn, còn đối với những ruộng nhỏ lẻ thì không đến”, anh Tuất cho biết.
Cho biết về giá của mỗi 1kg rươi được bán tại đầm (chưa qua tay người bán buôn), chị Thưa cho biết: “Rươi có giá dao động từ 300.000đ đến 800.000đ/1kg, tùy thuộc vào từng thời điểm, cũng như chất lượng rươi to, rươi nhỏ để điều chỉnh giá bán”. Như vậy, với mức giá thấp nhất là 300.000đ/ 1kg, với số lượng đánh bắt nhiều gia đình chị Thưa có thể thu về hàng trăm triệu mỗi ngày.
Dưới đây là một số hình ảnh về quy trình bắt rươi được PV ghi lại:
Nước được tháo vào đầm rươi theo thủy triều lên, sau đó được tháo qua một hệ thống cống khác để bắt rươi
Rươi theo dòng chảy sẽ được dồn lại tại khu vực trũng của đầm
Rươi sẽ trôi vào túi lưới theo dòng chảy
Phần cuối cũng của hệ thông lưới sẽ là một túi đựng được gọi là săm rươi
Sau khoảng thời gian 15 – 20 phút săm rươi sẽ được nhấc lên một lần để lấy rươi
Cuối cùng là khâu đóng gói sản phẩm đối với những người mua ít (bình quân mỗi một hộp rươi như trên có giá từ 350.000 đồng đến 500.000 đồng.
Theo Trí Thức Trẻ
Cận cảnh "săn" đặc sản đắt như... vàng ròng tại Quảng Ninh
Được sự ưu đãi của thiên nhiên, đất đảo Quan Lạn, Quảng Ninh có một món đặc sản nổi tiếng khắp miền Bắc - món sá sùng (hay còn gọi là địa sâm, giun biển). Giá sá sùng cũng đắt vào bậc nhất hải sản, 3,5 - 4 triệu đồng/kg.
Từ thời xa xưa, sá sùng đã là món đặc sản quý hiếm tiến cống cho vua chúa. Người ta cho rằng ăn sá sùng có thể giúp tăng cường sinh lực.
Trên đảo Quan Lạn chỉ có 2 bãi biển có thể săn bắt sá sùng là bãi Quan Lạn và bãi Minh Châu. (Ảnh trong bài được chụp tại bãi Quan Lạn)
Mùa khai thác sá sùng (người dân đảo Quan Lạn gọi là con mồi) từ tháng 3 đến tháng 7. Người dân lựa đúng dịp con nước xuống thì ra bãi đào bắt.
Khoảng 7 giờ sáng, những người phụ nữ đảo Quan Lạn đã tỏa ra bãi biển để bắt đầu một ngày "săn" sá sùng.
Mỗi người phụ nữ mang theo 1 cái mai và chiếc rổ nhỏ để phục vụ công việc đào bắt. Hễ nhìn thấy dấu hiệu tổ sá sùng là họ nhanh tay cắm sâu chiếc mai xuống đất.
Dưới lớp đất cát, con sá sùng tròn mẩy lộ diện...
Với mức giá 4 triệu đồng/kg sá sùng khô, một ngày đào bắt sá sùng có thể mang về tiền triệu cho người phụ nữ này. Chẳng vậy mà người ta nói đặc sản sá sùng đắt như vàng ròng! Thậm chí, do việc săn bắt nhiều khiến số lượng sá sùng giảm đi nên người có vàng chưa chắc đã mua được.
Công việc "săn" sá sùng là chuỗi động tác di chuyển - đào bắt lặp đi lặp lại trên bãi đất cát từ 7h sáng đến đầu giờ chiều.
Trên cả bãi rộng mênh mông, tôi chỉ thấy những người phụ nữ mải mê đào bắt. Hỏi han một chị mới hay đàn ông trên đảo không tham gia công việc này. Chị nói vui là con sá sùng thấy nam giới thì tự nhiên tụt mất hút. Tuy nhiên lý do thực sự có lẽ là những đàn ông trên đảo đã quá bận rộn với những chuyến đi biển.
Hiện nay do săn bắt nhiều nên thông thường mỗi ngày một người phụ nữ chỉ kiếm được dăm lạng sá sùng tươi. Người dân trên đảo Quan Lạn đã ra quy định bất thành văn là chỉ được dùng mai đào bắt chứ không được dùng các loại máy móc cơ giới để duy trì nguồn lợi từ sá sùng.
Những con sá sùng bắt về sẽ được tập kết tại một gia đình chuyên về chế biến, sấy khô. Người dân cho rằng, đó là sự phân công công bằng mỗi người một việc, người khỏe đi đào bắt còn người không bắt được thì ở nhà chế biến.
Nhìn những người phụ nữ phơi mình trên bãi biển bắt từng con sá sùng, tôi nghĩ rằng cái giá vàng ròng cũng thật xứng đáng!
Những con sá sùng được lộn ruột, rửa sạch cát rồi sấy bằng than tổ ong trong nhiều tiếng tới khi khô, có màu phấn trắng nhẹ. (Ảnh này của trang Du lịch đảo Quan Lạn)
Sá sùng khô được phân loại thành các nhóm với chất lượng khác nhau. Trong hình là sá sùng khô loại 2 có giá 3,5 triệu đồng/kg. Sá sùng tươi có thể xào chua ngọt, chiên hay nướng. Sá sùng khô chiên là món ăn tuyệt vời để nhậu lai rai cùng gia đình. Vị ngọt tự nhiên thêm chút đậm đà của biển khiến cho sá sùng trở thành món đặc sản nổi tiếng bậc nhất.
Theo Infonet
Thế giới phát sợ 3 đặc sản Việt Nam Lòng lợn tiết canh, thịt chó, thịt rắn là những món ăn của người Việt khiến nhiều du khách hoảng sợ. Hãng thông tấn nổi tiếng thế giới Reuters vừa cung cấp chùm ảnh về các món ăn độc đáo đặc trưng tại một số quốc gia. Với người dân bản địa, thì những món ăn này là đặc sản không dễ gì...