Bắt quả tang ông lão dâm ô với bé gái mắc bệnh tâm thần
Đối tượng khai nhận nhiều lần dụ dỗ bé gái 9 tuổi bị tâm thần tới nhà để thỏa mãn dục vọng.
Theo tin tức trên báo An ninh Hải Phòng, CQĐT Công an quận Dương Kinh ngày 26/6 xác nhận, đã khởi tố bị can và tạm giam Nguyễn Trọng Minh (SN 1957, trú phường Hưng Đạo, Dương Kinh, Hải Phòng) để điều tra hành vi Dâm ô với trẻ em.
Theo đó, ngày 25/5, Công an quận Dương Kinh nhận được tin của quần chúng tố giác Nguyễn Trọng Minh, quan hệ tình dục với cháu Vũ Nguyễn Thị L, sinh 2006. Ngay sau đó, Công an quận Dương Kinh tiến hành xác minh.
Về cháu Nguyễn Thị L, gia đình cho biết cháu bị tâm thần (động kinh), khi được hỏi thì cháu kể có quan hệ tình dục với Nguyễn Trọng Minh. Cơ quan y tế cũng đã xác định cháu Linh có dấu hiệu bị xâm hại tình dục.
Ảnh minh họa.
Căn cứ tài liệu thu thập được, xét thấy vụ việc hết sức phức tạp, do vậy BCH Công an quận quyết định xác lập chuyên án mang bí số 615D và giao cho Đội CSĐT TP về TTXH đấu tranh.
Sau gần nửa tháng kiên trì triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, đến 14h ngày 8/6, tổ công tác của Ban chuyên án phát hiện cháu Nguyễn Thị L lại đến nhà Nguyễn Trọng Minh chơi. Lúc này, trong nhà chỉ có Minh. Khi thấy cháu L đến nhà, Minh ra mở khóa cổng đón cháu vào nhà, đồng thời đóng hết các cửa sổ.
Đúng lúc Minh đang định làm trò dâm ô với cháu L thì bị tổ công tác của ban chuyên án bắt quả tang.
Theo báo An ninh Thủ đô, được biết, Nguyễn Trọng Minh, ĐKTT tài nhà số 37/274 đường Ngô Quyền, phường Vạn Mỹ, quận Ngô Quyền, đã ly hôn với vợ cách đây 8 năm, hiện sinh sống như vợ chồng với bà Vũ Thị M, sinh 1950, ở tổ 7, phường Hưng Đạo, Dương Kinh.
Tại cơ quan điều tra, bước đầu Nguyễn Trọng Minh khai nhận đã nhiều lần dụ dỗ cô bé đến nhà để thỏa mãn dục vọng.
Kết quả giám định đối với cháu L cũng cho thấy cháu L có dấu hiệu bị xâm hại tình dục.
Căn cứ vào tài liệu điều tra, Công an quận Dương Kinh đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tạm giam Nguyễn Trọng Minh về hành vi dâm ô với trẻ em để tiếp tục điều tra, xử lý.
GIA HUY (Tổng hợp)
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Cảnh báo việc người tâm thần gây án: Hạn chế hậu quả đau lòng?
Thời gian qua liên tiếp xảy ra những vụ án mạng nghiêm trọng do người tâm thần gây ra khiến dư luận không khỏi bàng hoàng, xót xa.
Video đang HOT
Đau xót hơn, đa số nạn nhân của những vụ án này đều là người thân của tội phạm. Sau những vụ án này, người thì thương vong, người thì tù tội, để lại cho gia đình, xã hội một nỗi nhức lòng khôn nguôi!
Làm thế nào để hạn chế và ngăn chặn thực trạng người tâm thần gây án là câu hỏi không dễ có lời giải đáp.
Nỗi sợ mang tên... người điên
Con tâm thần giết anh trai và bố mẹ, mẹ tâm thần thả con vào thùng nước, chồng tâm thần đâm vợ đang mang thai, bố tâm thần giết con nhỏ ... Những vụ án đau lòng do người tâm thần gây ra ngày càng gia tăng khiến dư luận xã hội hoang mang, lo lắng...
Thế nhưng, pháp luật nghiêm minh đành phải "bó tay" trong việc trừng trị những kẻ mắc tội động trời, bởi thủ phạm là những người tâm thần.
Trong những vụ án mạng khác, kẻ giết người ắt phải chịu sự trừng phạt của pháp luật. Còn trong những vụ án này, luật pháp không thể trói buộc "kẻ sát nhân" bởi họ là những người đã mất hết năng lực nhận thức, hành vi.
Cái đau nằm ở chỗ, án mạng xảy ra nhưng chẳng biết trách phạt ai. Con cái giết cha mẹ nhưng cũng chẳng biết lên án thế nào? Chẳng nhẽ lại phạt, lên án những người tâm thần?
Gây án trong lúc "lên cơn" chính bản thân họ cũng không biết mình đang làm những gì. Lần lượt bố mẹ, anh chị em - những người thân yêu nhất ra đi dưới hành động giết người trong "vô thức" của họ. Khi tỉnh táo, chắc chắn đó sẽ là một "cơn ác mộng" không thể nào thoát ra đối với những người này. Nói cho cùng, họ là hung thủ mà cũng chính là nạn nhân vậy.
Có một điều phải rõ ràng rằng, những người tâm thần lên cơn gây án mạng họ không nhận thức được hành vi nhưng những người thân không thể không biết trước được những ẩn họa đó.
Đằng sau nỗi đau của những vụ án mà người tâm thần là hung thủ, hệ lụy của nó để lại không hề nhỏ. Thảm cảnh người thiệt mạng, kẻ tù tội để lại bao nỗi đau cho gia đình, xã hội.
Hiện vẫn chưa có con số thống kê hàng năm xảy ra bao nhiêu vụ án do người tâm thần gây ra. Nhưng gần đây liên tiếp xảy ra nhiều vụ án do người tâm thần phạm tội và ngày càng có xu hướng gia tăng, đã đặt xã hội trước nỗi lo.
Mối lo trong gia đình có người bị mắc bệnh tâm thần căng thẳng hơn khi thời gian gần đây số vụ án mà người tâm thần gây ra càng "dày".
Người tâm thần gây án không khác gì "quả bom di động", chẳng biết khi nào nó sẽ nổ tung. Trong khi đó, các chế tài pháp lý về vấn đề chữa bệnh bắt buộc cho người tâm thần gần như chưa có, có chăng là "chỉ bắt buộc sau khi người tâm thần... gây án" (!).
Án mạng xảy ra, có lẽ một phần cũng là nguyên nhân chủ quan từ gia đình. (Ảnh minh họa)
Hiểm họa từ người tâm thần gây án
Những vụ án hình sự mà thủ phạm là người tâm thần vẫn diễn ra đau lòng như thế. Điều đáng nói là những vụ án này sẽ không xảy ra nếu chúng ta ngăn chặn kịp thời. Trách nhiệm ngăn chặn này không thuộc về riêng một tổ chức nào mà thuộc về mọi người và trước hết là những người thân của các bệnh nhân. Nếu bệnh nhân tâm thần được điều trị đúng phương pháp và được sống trong một môi trường có sự giám sát chặt chẽ thì chắc chắn họ không có khả năng gây hại cho ai.
Nhiều người tâm thần không ý thức được về việc mình đã gây ra, vì thế hầu như họ không phải chịu trách nhiệm hình sự, nhưng trách nhiệm khi người tâm thần gây án thuộc về ai cho đến nay vẫn chưa có lời giải đáp?
Vấn đề đặt ra ở đây, ai sẽ là người cầm chịch trong việc đưa người tâm thần đi chữa bệnh, ngành nào sẽ đứng ra chịu trách nhiệm cái đó? Cơ quan công an chỉ đứng ra làm công tác phòng ngừa, yêu cầu gia đình bệnh nhân đưa người bệnh vào các trung tâm chữa trị, nhưng nếu họ không có tiền hay vì một lý do nào đó mà không đưa người bệnh đi chữa trị thì cũng không thể xử lý được.
Hơn nữa, bệnh tâm thần có đặc điểm khác biệt so với các bệnh khác là không phải chữa trị ngày một ngày hai sẽ khỏi mà kéo dài hàng tháng trời, thậm chí hàng năm ròng, gây tốn kém cho gia đình bệnh nhân. Ngoài ra, những bệnh nhân này thường gây khó khăn cho bệnh viện, người ta phải nhốt lại, nếu không cẩn thận thì họ còn đập phá, trốn, có khi lại gây án trong bệnh viện.
Thường thì số người tâm thần và có biểu hiện tâm thần phạm tội, bị xử lý được trước pháp luật chỉ đếm trên đầu ngón tay. Cá biệt, trong một số trường hợp, việc củng cố hành vi phạm tội của người tâm thần và có biểu hiện tâm thần chỉ trên cơ sở kết quả khám nghiệm hiện trường, tử thi vì bản cung và lời khai của bị can không thể lấy được.
Qua thực tế, có thể thấy các vụ án thủ phạm là người tâm thần hoặc có biểu hiện tâm thần đều gây hậu quả nghiêm trọng. Và đa phần, các nạn nhân, gia đình bị hại và gia đình bị can đều biết rõ tình trạng bệnh của người thân mình. Nhưng nhiều người quá chủ quan hoặc chưa có biện pháp đối phó hợp lý.
Người tâm thần giết người gây ra những tác động xã hội nặng nề. Hệ lụy từ những vụ án do người tâm thần gây ra đều nằm ngoài mối quan hệ hung thủ - nạn nhân. Nó đòi hỏi cần có một cơ chế quản lý mang tính phòng ngừa, ngăn chặn cao hơn, chứ không thể cứ xảy ra rồi mới hối tiếc và đổ lỗi cho kẻ... tâm thần.
Thời gian qua, vấn đề người tâm thần phạm pháp hình sự được thấy rõ qua những vụ án mà mức độ nghiêm trọng, khủng khiếp của nó khiến dư luận xã hội hết sức quan ngại. Họ không phải chịu trách nhiệm hình sự, nhưng câu hỏi về sự an toàn cho xã hội vẫn còn bỏ ngỏ.
Trong khi đó, hiện nay, bệnh nhân tâm thần chưa được xã hội chưa quan tâm đúng mức, gia đình ngại nên chấp nhận "sống chung với lũ". Điều đáng nói là vẫn chưa có văn bản pháp luật nào quy định người mắc bệnh tâm thần phải bắt buộc đi điều trị, trừ khi người đó gây án. Đó là những nguyên nhân làm cho cả xã hội phải sống chung với những người bệnh tâm thần - những người có thể có những hành vi nguy hiểm vào bất cứ lúc nào.
Trong hồ sơ của cơ quan điều tra, thời gian gần đây xảy ra không ít vụ án giết người mà hung thủ mắc chứng bệnh tâm thần. Đặc biệt, có vụ trở thành thảm án, đau thương tột cùng khi có gia đình gần như bị "xóa sổ".
Hiện nay, khái niệm "tâm thần" ngày càng được mở rộng, nhất là trong xã hội hiện đại, các triệu chứng tâm thần xuất hiện ngày càng nhiều do sức ép lớn từ công việc, cuộc sống. Việc không kiểm soát người mắc bệnh tâm thần, nhiều người mắc bệnh mà không hề biết nên không được cách ly, điều trị kịp thời. Chung sống với người bị tâm thần đang trở thành nỗi lo lắng của cả cộng đồng.
Đã đến lúc các cơ quan chức năng cần có những giải pháp tích cực để phòng chống loại tội phạm có liên quan đến bệnh tâm thần. Cần có những quy định pháp luật, hỗ trợ tài chính để đưa những người bị bệnh tâm thần đi chữa trị. Đó không chỉ là biện pháp nhân đạo mà còn là cách phòng chống loại tội phạm nguy hiểm nhưng khó lường và không từ một ai này...
Không thể kể hết những hậu quả mà người tâm thần gây ra và điều đau lòng hơn, hầu hết những nạn nhân trong các vụ án mạng đều là ruột thịt hoặc người thân của người bị tâm thần. Nhưng trong rất nhiều trường hợp, chính gia đình của người bị tâm thần lại giấu bệnh của con em mình khiến mọi người xung quanh chủ quan và không cảnh giác, để đến khi họ gây ra án mạng thì sự việc đã không thể cứu vãn
Những người tâm thần thì không đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự nếu như phạm tội trong cơn điên loạn. Nhưng cho dù có biện minh thế nào thì những hành động tước đoạt đi mạng sống của người khác cũng không thể chấp nhận được. Những vụ án hình sự mà thủ phạm là người tâm thần gây án liên tiếp xảy ra trong thời gian gần đây đã dấy lên một hồi chuông báo động về những lỏng lẻo trong việc quản lý những người tâm thần đang sống trong xã hội. Đây thật sự là mối nguy hại rất lớn đối với xã hội. Những cái chết oan uổng được báo trước này lẽ ra có thể được ngăn lại nếu như những người thân của các nạn nhân không ra sức bảo vệ, che giấu cho những "sát thủ tâm thần".
Cần áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh với người tâm thần để tránh sự việc đáng tiếc xảy ra
Những dấu hiệu nhận biết về bệnh tâm thần - Mức độ nhẹ: Mất ngủ, ăn kém ngon miệng; buồn phiền, lo lắng hoặc bất an hay vui vẻ, hoạt động quá mức; giảm trí nhớ, giảm khả năng lao động hoặc học tập; hay cáu gắt, tức giận hoặc khó kìm chế cảm xúc, rối loạn thần kinh thực vật (run, ra nhiều mồ hôi, thổn thức, hồi hộp, bó ngực, đánh trống ngực...) - Mức độ trung bình: Hay gây gổ, cãi nhau vô cớ, xung động không phù hợp. - Mức độ nặng: Đánh người, đập phá, công kích, tấn công hay hành vi nguy hiểm khác (chẳng hạn: Giết người, tự sát hoặc giết người rồi tự sát), hoang tưởng (ý nghĩ kỳ lạ), ảo giác (kỳ lạ qua các giác quan).
Xử lý như thế nào đối với người tâm thần gây án mạng
Liên tiếp những vụ án mạng kinh hoàng do người tâm thần gây ra nhưng cơ quan chức năng vẫn chưa có biện pháp ngăn chặn tình trạng này. Phải chăng việc người tâm thần gây trọng án hiện nay là không thể giải quyết?
Đối với những nghi phạm gây án mạng có dấu hiệu của bệnh tâm thần, cơ quan điều tra sẽ tiến hành đưa đi giám định.
Trong trường hợp cơ quan giám định xác định người đó mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình tại thời điểm họ gây án thì người đó không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi mình đã thực hiện. Trong trường hợp, cơ quan giám định xác định đối tượng chỉ mắc bệnh làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi, đối tượng vẫn bị xử lý hình sự nhưng sẽ được hưởng tình tiết giảm nhẹ do mắc bệnh.
Dù đã nhiều lần cảnh báo, nhưng thời gian qua, thực trạng người có biểu hiện tâm thần gây án tại các tỉnh vẫn liên tiếp xảy ra gây nhức nhối xã hội. Dư luận nhiều lần cảnh báo về tình trạng người tâm thần gây án nhưng những vụ án bi thảm vẫn cứ tái diễn, một phần xuất phát từ việc quản lý lỏng lẻo, thiếu chặt chẽ của địa phương và gia đình người bệnh.
Nhiều chuyên gia tâm lý chia sẻ: để giúp đỡ người tâm thần sớm hồi phục, hòa nhập cộng đồng, ngoài phương pháp trị liệu cơ bản của bệnh viện; các biện pháp giáo dưỡng, dạy nghề của Trung tâm bảo trợ xã hội... thì người bệnh tâm thần rất cần sự quan tâm, săn sóc, động viên và chia sẻ của người thân. Có như vậy, mới hy vọng giảm được gánh nặng cho xã hội, đồng thời góp phần giảm các vụ án do người mắc bệnh tâm thần gây nên.
Người tâm thần khi gây án thường tiềm ẩn những hậu quả nghiêm trọng. Để ngăn ngừa điều này, những gia đình có người mặc bệnh nhất thiết phải áp dụng hình thức chữa bệnh bắt buộc, nếu không sẽ gây nguy hiểm rất lớn cho xã hội. Các cơ quan chức năng ở địa phương cũng cần phải tạo điều kiện hỗ trợ những gia đình trong việc quản lý, giám sát những người mắc bệnh này để hạn chế tối đa hậu họa xảy ra.
Từ thực tế, nhiều vụ án mạng nghiêm trọng đã xảy ra, nhưng cuối cùng kẻ gây án chỉ được đưa đi điều trị bệnh tâm thần; khi bệnh ổn định, họ được trả về gia đình, để rồi lại... gây án tiếp.
Chuyện những người tâm thần gây án đang là nỗi bức xúc của nhiều người những ngày gần đây. Bởi lẽ, người tâm thần không thể nhận thức được hành vi của chính mình, không chịu trách nhiệm về mặt pháp lý trước những việc làm trái pháp luật do họ gây ra.
Bình thường họ là những người hiền lành, nhút nhát... nhưng không ai biết trước được họ sẽ có những hành động gì khi tâm lý luôn không ổn định. Tấn công người, tự làm hại bản thân... là những vụ án do người tâm thần từng gây ra khiến dư luận không khỏi bàng hoàng và bất ngờ về mức độ nghiêm trọng.
Nhưng đau lòng và xót xa hơn cả là thảm án mà những người tâm thần gây ra đã làm hại chính người thân của mình, trong đó có thể là cha, là mẹ, là anh chị em - là những người hàng ngày trực tiếp chăm sóc họ.
Ngoài ra, còn hàng chục vụ án liên quan đến người tâm thần khác mà khi xảy ra án mạng, hung thủ và nạn nhân đều là những người thân ruột thịt nên nỗi đau dường như nhân lên gấp bội với người thân của họ.
Cái kết buồn trong mỗi câu chuyện này là bài học cho những gia đình có thân nhân gặp vấn đề tâm thần. Chỉ vì lòng thương hại, không hiểu biết về căn bệnh này để rồi hậu quả phải gánh chịu là nỗi đau mất mát quá lớn. Mỗi tội ác gây ra rồi sẽ bị pháp luật trừng trị nghiêm khắc, nhưng sự ám ảnh trong lòng người ở lại biết đến bao giờ mới nguôi ngoai.
Có nên cách ly người tâm thần khỏi cộng đồng? Những người mắc bệnh tâm thần do bị mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình nên thường thực hiện nhiều hành vi gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Pháp luật hiện hành chưa có quy định về việc bắt buộc cách ly người bị bệnh tâm thần với cộng đồng khi người đó chưa thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Các bệnh viện chỉ tiếp nhận và điều trị những bệnh nhân bị tâm thần ở giai đoạn cấp tính. Sau khi điều trị, bác sĩ giám định lại thấy sức khỏe, tinh thần họ ổn định, không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội thì cho họ về với gia đình hoặc gia đình muốn đưa người bệnh về thì bệnh viện cũng sẽ cho về. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự Theo quy định tại khoản 1 điều 13 bộ luật hình sự, thì tình trạng không có nặng lực trách nhiệm hình sự là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình. Thực tiễn xét xử cho thấy có trường hợp một người bị mắc bệnh tâm thần nhưng họ vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự bởi vì khi thực hiện hành vi phạm tội họ không mắc bệnh. Pháp luật nước ta cũng như một số nước trên thế giới đều quy định: chỉ người nào thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong tình trạng họ đang bị bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức thì mới không bị truy cứu trách nhiệm hình sự (loại trừ trách nhiệm hình sự). Chỉ khi nào người mắc bệnh tâm thần tới mức làm mất khả năng nhận thức hành vi của mình và hậu quả do hành vi đó gây ra mới được coi là không có năng lực trách nhiệm hình sự. Nếu bệnh của họ chưa tới mức làm mất khả năng nhận thức tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình thì tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể, họ phải chịu toàn bộ hoặc một phần trách nhiệm hình sự . Một người mắc bệnh tâm thần trong khi thực hiện hành vi phạm tội họ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nhưng họ phải bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. đối với người lúc thực hiện hành vi phạm tội họ không mắc bệnh tâm thần nhưng sau khi phạm tội và trước khi toà kết án mà họ lại mắc bệnh tâm thần tới mức không nhận thức được hành vi của mình thì họ cũng được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh, nhưng sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.
Tông hơp
Bắt khẩn cấp "quỷ râu xanh" dâm ô hàng loạt trẻ em ở công viên Tính đến thời điểm bị bắt, Hải đã thực hiện hành vi dâm ô, quấy rối tình dục với ít nhất chín bé gái trên địa bàn phường Thuận Phước. Điều đáng nói, địa điểm mà Hải chọn gây án lại là khu công viên Đầm Rong II, một khu vui chơi nằm lọt thỏm trong khu dân cư, xung quanh toàn nhà...