Bắt quả tang dùng thẻ ATM giả rút tiền tại TP.HCM
Hai đối tượng mang 100 thẻ ATM giả vừa bị bắt giữ khi đang sử dụng để rút tiền qua máy thanh toán tự động của một ngân hàng cổ phần.
Theo một nguồn tin của Nguoiduatin.vn, hai người nước ngoài vừa bị bắt quả tang tại TP. Hồ Chí Minh, khi đang sử dụng thẻ ATM giả để rút tiền qua máy thanh toán tự động của một ngân hàng cổ phần.
Hiện cơ quan điều tra – Bộ Công an đang tạm giữ hai người này để làm rõ hành vi nói trên.
Hình minh họa
Hai đối tượng khai tên là Jura Kratrenko Leonhilevich và Artem Petrenco Ygoravich, nhập cảnh vào Việt Nam từ Ukraina.
Từ bên đó, hai đối tượng đã được một người không rõ lai lịch cấp khoảng 100 thẻ ATM giả để sang Việt Nam thì sử dụng.
Video đang HOT
Nếu rút được tiền, người kia sẽ cho hưởng 10%. Hai người này đã rút được gần 200 triệu đồng thì bị phát hiện, bắt giữ.
Theo Nguoiduatin
Xử lý 3 người mua, bán thông tin cá nhân trái phép
Ngày 5.1, Cục An ninh Thông tin truyền thông (A87), Bộ Công an, cho biết cơ quan này vừa phát hiện 3 người sử dụng trái phép thông tin của các cá nhân, tổ chức vào mục đích kinh doanh có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Theo hồ sơ của A87, tháng 1.2011, đơn vị này phát hiện hoạt động mua bán thông tin cá nhân trên trang web www.danhsachkhachhang.com và www.duonghongle.com có dấu hiệu vi phạm Bộ luật Hình sự.
Qua điều tra, A87 đã tìm ra Dương Hồng Lễ, chủ nhân của hai trang web trên và tiến hành xác minh. Tại cơ quan công an, Lễ thừa nhận, các trang web này được lập ra nhằm mục đích kinh doanh trên mạng.
Về nguồn dữ liệu (thông tin danh sách khách hàng đăng trên 2 trang web), Lễ khai mua từ một người tên Trung (chủ trang web www.timkhachhang.com) và một người tên Tuấn (chủ trang web www.datavip24h.com) với giá khoảng 20 triệu đồng.
Từ lời khai của Lễ, A87 tiến hành các biện pháp nghiệp vụ, trinh sát và gọi hỏi Hứa Văn Tuấn (chủ trang web www.datavip24h.com, www.datavip24h.net), Lê Minh Trung (chủ website timkhachhang.com).
Tại cơ quan công an, Tuấn khai nhận: sau khi ra trường vào năm 2008, Tuấn làm cho công ty chứng khoán Phú Gia.
Tận dụng vị trí công việc của mình ở công ty này, Tuấn thu thập được danh sách 600 khách hàng gửi mua bất động sản (có số điện thoại, mã căn hộ, giá bán).
Để tiếp tục mở rộng dữ liệu khách hàng, năm 2010, thông qua các trang rao vặt trên internet, Tuấn xác lập các mối quan hệ từ đó trao đổi danh sách khách hàng với một số kẻ khác.
Vào thời điểm được A87 gọi hỏi, dữ liệu Tuấn thu thập được đã rất phong phú. Tuấn nắm trong tay hơn 100 danh sách như: Danh sách giám đốc tại Bình Dương, 30.000 thuê bao Mobifone trả sau tại TP.HCM; 65.000 thuê bao Viettel trả sau tại Hà Nội...
Các danh sách khách hàng này được Tuấn rao bán trên trang web www.datavip24h.com và www.datavip24h.net với giá từ 300.000 đồng đến 3 triệu đồng/gói.
Tương tự, tại cơ quan công an, Lê Minh Trung khai: đầu năm 2010, Trung đã mua bán một số danh sách khách hàng trên mạng internet để phục vụ công việc mời khách đi tham quan du lịch.
Thấy việc mua bán thông tin thuận lợi và có nhiều người muốn mua, Trung đã thu thập, phân loại và đăng tải các danh sách khách hàng lên trang web t imkhachhang.com.
Về nguồn dữ liệu thông tin, Trung khai mua lại từ các trang web www.danhsachvang.com, www.danhsachkhachhang.com, www.datavip24h.com...
Ngoài ra, Trung đã tải danh sách 120.000 doanh nghiệp trên toàn quốc trên mạng internet, sau đó phân chia danh sách các doanh nghiệp theo tỉnh, thành để bán cho những người có nhu cầu.
A87 cho biết, theo lời khai nhận của Lễ, Tuấn, Trung, những người này đã sử dụng trái phép thông tin của các cá nhân, tổ chức để kinh doanh từ khoảng đầu năm 2010 cho đến nay; thu lợi bất chính trên 250 triệu đồng.
Một cán bộ điều tra của A87 nhận định, mua bán thông tin, dữ liệu cá nhân là một trong những loại hình tội phạm mới. Những đối tượng phạm tội chưa nhận thức được hành vi của mình mang lại mối nguy hiểm cho xã hội.
Vào trung tuần tháng 12.2010, Cảnh sát Bắc Kinh (Trung Quốc) triệt phá một đường dây mua bán thông tin cá nhân. Cảnh sát đã bắt 2 đối tượng cầm đầu và 24 kẻ tình nghi. Tại Việt Nam, vào tháng 10.2010, Tổng cục An ninh 1, Bộ Công an phối hợp với Công an tỉnh Khánh Hòa bắt 23 người nước ngoài (trong đó có nhiều đối tượng người Trung Quốc) đã sử dụng công nghệ cao để lừa đảo xuyên quốc gia. Theo đó, từ những thông tin thu thập được, những đối tượng này giả danh người của cơ quan chức năng nước sở tại gọi điện thoại cho một số doanh nghiệp ít, nhiều có vi phạm pháp luật yêu cầu nạn nhân chuyển tiền vào tài khoản để được "bỏ qua". Trước đó, công an cũng đã phát hiện, triệt phá nhiều vụ tương tự ở TP.HCM, Bình Dương, Phú Yên, Cần Thơ, Hà Nội. Một cán bộ an ninh cho biết, loại tội phạm mua bán thông tin, dữ liệu cá nhân đang là một "kênh" hữu hiệu giúp cho tội phạm công nghệ cao hoạt động.
Theo Thanh Niên
Dùng thẻ ATM giả rút hơn 50 triệu đồng Ngày 31/12, công an quận 11-TPHCM vẫn đang tạm giữ hình sự Cổ Kim Thạch (39 tuổi, ngụ quận 5-TPHCM) để điều tra làm rõ hành vi sử dụng thẻ ATM giả rút trộm tiền tại buồng ATM. Vụ việc được công an quận 11 phát hiện và bắt quả tang Thạch đang dùng thẻ ATM giả để rút tiền tại buồng ATM...