Bắt quả tang công ty nước ngoài chôn hơn 3 tấn rác thải nguy hại
Lãnh đạo Công ty TNHH Shing Mark Vina nói việc chôn hơn 3.000 kg rác thải nguy hại ra môi trường là do một số công nhân tự ý thực hiện.
Ngày 18/7, Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Đồng Nai, cho biết đơn vị này đang lập hồ sơ xử lý Công ty TNHH Shing Mark Vina tại khu công nghiệp Bàu Xéo (huyện Trảng Bom) về hành vi đổ hơn 3.000 kg chất thải rắn chưa qua xử lý ra môi trường.
Lực lượng chức năng khai quật rác thải chôn lấp tại khuôn viên Công ty TNHH Shing Mark Vina. Ảnh: Đ.B.
Trước đó, tối 10/7, lực lượng chức năng phát hiện và bắt quả tang công nhân Công ty TNHH Shing Mark Vina đang đưa hơn 3.000 kg rác thải rắn công nghiệp gồm: nylon, giấy thải, gỗ vụn và giẻ lau nhiễm thành phần chất nguy hại vào buồng đốt lò hơi tiêu hủy trái quy định pháp luật.
Qua làm việc, đại diện công ty khai từ đầu tháng 6 đến nay, mỗi ngày có khoảng 1.000 kg rác thải được công nhân đưa vào lò đốt tiêu hủy.
Video đang HOT
Mở rộng điều tra, ngày 15/7, lực lượng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh phát hiện Công ty TNHH Shing Mark Vina đổ chất thải rắn công nghiệp chưa qua xử lý ra khu vực khuôn viên của công ty.
Qua công tác khai quật và thu gom, đoàn kiểm tra đã cân và xác định có hơn 3.400 kg chất thải rắn công nghiệp đã đổ bậy, chôn lấp tại đây.
Đại diện Công ty TNHH Shing Mark Vina đã thừa nhận hành vi đổ, chôn lấp chất thải ra môi trường là trái với quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, lãnh đạo công ty khẳng định việc đổ và chôn lấp rác thải dưới lòng đất là do một số công nhân tự ý thực hiện.
Công ty TNHH Shing Mark Vina được thành lập năm 2004 tại khu công nghiệp Bàu Xéo (huyện Trảng Bom), thuộc sở hữu của doanh nghiệp Đài Loan. Công ty này chuyên sản xuất và kinh doanh các loại nội thất gỗ.
Luật môi trường hiện nay vẫn đánh đồng thu phí trên đầu người xả rác
Luật hiện hành chưa quy định theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền, đã đến lúc người xả rác chưa phân loại sẽ phải trả tiền nhiều hơn.
Ngày 3/6, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã thông tin tới báo chí về những điểm mới trong Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi). Trong đó có vấn đề được dư luận rất quan tâm là quản lý chất thải rắn sinh hoạt, quản lý chất thải nguy hại.
Theo thống kê của Tổng cục Môi trường, trung bình mỗi năm, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt cả nước là 25 triệu tấn. Trong đó, chỉ có 30% được xử lý đốt hoặc sản xuất phân hữu cơ, hơn 70% chôn lấp trực tiếp. Trong đó, Hà Nội mỗi ngày phát sinh 6.000 tấn rác, tỷ lệ chôn lấp tới 90% còn TP HCM tỷ lệ chôn lấp cũng lên tới 69%. Tỷ lệ chôn lấp trực tiếp gây ra nhiều vấn đề môi trường và xã hội phức tạp. Việt Nam cũng chưa phân loại được rác tại nguồn nhằm thúc đẩy quá trình tái chế, tái sử dụng.
Luật hiện hành chưa quy định theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền, đã đến lúc người xả rác chưa phân loại sẽ phải trả tiền nhiều hơn.
Ông Nguyễn Thượng Hiền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường cho biết công tác quản lý về chất thải rắn sinh hoạt còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, đặc biệt là vấn đề chất thải rắn sinh hoạt trở thành điểm nóng về an ninh, chính trị tại một số địa phương.
Mặt khác, chất thải hầu hết chưa được phân loại tại nguồn; chưa có các cơ chế chính sách thúc đẩy các hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, dẫn đến khối lượng phát sinh ngày một nhiều. Cùng với đó, luật hiện hành chưa quy định theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền dẫn đến không khuyến khích việc giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng chất thải phát sinh, đồng thời không khuyến khích việc phân loại chất thải tại nguồn.
Ông Nguyễn Thượng Hiền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường.
Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) quy định theo hướng ai xả nhiều chất thải rắn sinh hoạt hơn sẽ phải trả nhiều tiền hơn thay vì tính phí theo đầu người bình quân như hiện nay. Cùng với đó người không thực hiện phân loại rác sinh hoạt sẽ phải trả chi phí cao hơn so người thực hiện phân loại.
Cụ thể, đối với quản lý chất thải nguy hại, dự thảo luật quy định yêu cầu chất thải nguy hại phát sinh trong sinh hoạt phải được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân thực hiện thu hồi, xử lý theo quy định về trách nhiệm của nhà sản xuất, nhập khẩu hoặc đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt hoặc chất thải nguy hại. Quy định này sẽ góp phần giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường gây ra do chất thải nguy hại trong sinh hoạt gây ra, tuy nhiên cần phải có chính sách giám sát khả thi và phù hợp.
Dự thảo đưa ra quy định về kinh phí thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) được tính dựa trên khối lượng phát sinh (khoản 6 Điều 79). Bộ trưởng Bộ TN&MT sẽ hướng dẫn hình thức thu giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo khối lượng, chủng loại phát sinh.
"Việc này sẽ thúc đẩy người dân giảm thiểu lượng chất thải phát sinh vì rõ ràng việc phát sinh ít chất thải hơn đồng nghĩa với việc phải trả ít tiền hơn", ông Hiền cho hay.
Luật môi trưởng (sửa đổi) không cào bằng người xả rác ít với người xả rác nhiều.
Bên cạnh đó, luật cũng đưa ra quy định khuyến khích phân loại CTRSH tại nguồn thành 5 loại là chất thải rắn có khả năng tái chế; chất thải thực phẩm, chất thải hữu cơ dễ phân hủy; chất thải nguy hại; chất thải cồng kềnh; và chất thải rắn sinh hoạt thông thường khác (khoản 1 Điều 79).
Dự thảo Luật cũng đã quy định nguyên tắc về việc thu kinh phí thu gom, vận chuyển và xử lý đối với từng loại chất thải sau khi đã được phân loại.
Theo ông Nguyễn Thượng Hiền, điều này một mặt để làm căn cứ cho việc thu giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo khối lượng, chủng loại phát sinh. "Những tổ chức, cá nhân không thực hiện phân loại sẽ phải trả chi phí cao hơn so với những tổ chức, cá nhân thực hiện việc phân loại theo quy định".
Bên cạnh đó, việc giao UBND cấp tỉnh ban hành quy định chi tiết về quản lý chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân thuộc địa bàn quản lý sẽ giúp chính quyền địa phương căn cứ vào điều kiện kinh tế, xã hội và công nghệ xử lý chất thải đang áp dụng để đưa ra các quy định cho phù hợp, đảm bảo tính khả thi của quy định.
Theo ông Nguyễn Thượng Hiền, trước đây đã từng có những doanh nghiệp tổ chức phân loại rác hữu cơ, vô cơ nhưng phương tiện vận chuyển chỉ có 1 xe nên "thay vì phân ra lại trộn vào".
Vì thế, dự thảo luật đã quy định giao UBND tỉnh đồng bộ về hạ tầng. "Nếu phân loại ra rồi mà không đồng bộ về hạ tầng thì việc này không phù hợp, tốn kém nguồn lực của nhà nước và người dân. Đây là vấn đề rất khó, phải có lộ trình. Để triển khai thành công, đầu tiên phụ thuộc rất nhiều ý thức của người dân. Ý thức của người dân nâng cao thì việc phân loại rác thải sẽ dễ đi vào cuộc sống nhanh hơn", ông Hiền cho hay.
Theo Vụ Pháp chế (Bộ Tài nguyên và Môi trường), quy định thu phí rác thải dựa trên số lượng để tạo động lực cho các hộ gia đình, giảm thiểu lượng chất thải.
Để thực hiện hiệu quả, dự thảo luật đề xuất đưa ra quy định về sự giám sát của các tổ chức chính trị-xã hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các cấp Hội, tổ dân phố, cộng đồng dân cư đối với việc tổ chức thực hiện và giám sát việc phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
"Xả ra nhiều thì trả tiền nhiều. Số tiền này do địa phương quyết định tùy vào điều kiện kinh tế và điều kiện của người dân. Ví dụ Hà Nội phải trả cao hơn, Bắc Kạn thấp hơn. Lộ trình này phải từng bước, từng bước. Nếu người dân không tuân thủ thì không thể làm được", ông Hùng Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Tài nguyên và Môi trường) nhấn mạnh./.
Bị kỷ luật vì ký văn bản gây hoang mang dư luận Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Thị Thanh Mỹ, bị khiển trách vì ký văn bản "báo cáo công suất hoả táng" gây hoang mang dư luận. Chánh văn phòng UBND TP HCM Hà Phước Thắng cho biết tại buổi họp báo về tình hình kinh tế - xã hội 3 tháng đầu năm, chiều 24/4. Ngoài ra, ông...