Bắt quả tang con chơi game trong giờ học online, mẹ trẻ hít 1 hơi để lấy lại bình tĩnh rồi xử lý ngay vấn đề bằng cách quá ĐỈNH!
Không ít bà mẹ từng phát hiện con làm việc riêng trong giờ học online. Trong trường hợp này, phụ huynh xử lý ra sao?
Nhung Nguyễn, là mẹ của 2 bé gái, từng có thời gian sống và học tại nước ngoài.
Nghề nghiệp: Dịch giả và cây viết toàn tự do, có góc nhìn làm mẹ cấp tiến.
Chứng chỉ Montessori 3-6/ Chứng chỉ Parental Burnout
Quan điểm về hạnh phúc: “Hạnh phúc là sự tối giản và tĩnh lặng trong cả tâm hồn lẫn đời sống vật chất, tận hưởng trọn vẹn từng khoảnh khắc của hiện tại”
Một ngày chị Nhung phát hiện đứa con ̣gái 9 tuổi chơi game trong giờ học online, điều đáng nói là chị đã 3 lần “bắt quả tang” con chơi game trong giờ học. Lúc này quát mắt con không phải là thượng sách, nói chuyện với con trực tiếp cũng dễ gặp những phản ứng không mong muốn. Vì thế chị đã chọn cách viết 1 bức thư để tâm sự với con như người lớn.
Ảnh minh họa
Lý do chị Nhung chọn cách trao đổi thẳng thắn với con:
- Coi con như một người lớn, cần được tôn trọng.
- Muốn cư xử thành thật nhất để con hiểu cảm giác của mẹ và hiểu được chính xác mức độ của việc phạm lỗi này. Từ đó, con sẽ không bị hoang mang hay có cảm xúc tiêu cực về bản thân.
- Muốn con học cách giải quyết vấn đề bình tĩnh đối với các sự việc tương tự sẽ xảy ra trong tương lai.
Nội dung bức thư vừa cứng rắn vừa rất tình cảm như sau:
“Các thầy cô đã mất thời gian và chất xám của họ để soạn bài giảng cho các con, việc dạy online khiến công việc của họ vất vả hơn nhiều so với học chính. Bởi vậy, nếu con thực sự yêu quý thầy cô, con cần trân trọng công sức của họ”, chị Nhung viết.
Video đang HOT
“Gửi em bé!
Hôm nay con lại chơi game trong giờ học và mẹ đã mời con ra khỏi lớp theo đúng quy định chúng ta đã thỏa thuận với nhau. Đây là lần thứ ba con vi phạm.
Mẹ từng giải thích với con rằng: các thầy cô đã mất thời gian và chất xám của họ để soạn bài giảng cho các con, việc dạy online khiến công việc của họ vất vả hơn nhiều so với học chính. Bởi vậy, nếu con thực sự yêu quý thầy cô, con cần trân trọng công sức của họ.
Mặt khác, lớp học hay bất kỳ một tập thể nào cũng đều có quy tắc riêng và một trong những quy định luôn được nhắc đi nhắc lại trong lớp chính là “không làm việc riêng”. Một khi đã tham gia vào tiết học, con không có cách nào khác ngoài việc tuân thủ. Nếu con chọn việc chơi, con hãy xin lỗi giáo viên và ra khỏi lớp.
Mẹ thừa nhận, việc này khiến mẹ rất tức giận. Mẹ trăn trở để tìm căn nguyên cho cơn giận của mình, cố gắng gọi tên chúng:
*Mẹ thất vọng vì con đã vi phạm đến lần thứ ba, bất chấp những lời mẹ nói và hình thức kỷ luật của cô giáo là trừ điểm thi đua sau hai lần vi phạm trước.
*Mẹ lo sợ con sẽ “quen mui” mà coi thường người lớn, coi thường phép tắc, xem nhẹ lòng tự trọng.
Từ sâu thẳm trong lòng, mẹ cảm thấy bị coi thường.
Nén cảm xúc hỗn loạn xuống, mẹ quan sát con thật kỹ, phân tích vấn đề thêm sâu và mẹ nhận ra mọi thứ không hẳn tệ đến thế. Tập trung hoàn toàn khi học online là điều khó với cả người lớn. Chính bản thân mẹ – người thường xuyên tham gia các khóa học online và e-learning – cũng không thể luôn luôn tập trung trong giờ học, vậy nên mẹ hiểu sự xao nhãng của con.
Trong ba lần con vi phạm thì có hai tiết tiếng Việt và một tiết kỹ năng sống, công bằng mà nói thì đây là những tiết học không dễ để luôn duy trì sự hứng thú cao.
Con không phải đứa trẻ nghiện chơi game một cách bất chấp. Con thích chơi nhưng hoàn toàn không đến mức để ảnh hưởng quá nhiều đến học hành và sinh hoạt hàng ngày. Con vẫn tiếp thu kiến thức ở mức khá tốt, đạt yêu cầu của mẹ.
Con yêu lớp, yêu thầy cô, con lễ phép và nghe lời người lớn.
Và quan trọng nhất, con phạm lỗi vì nhu cầu rất bản năng là giải trí trong những phút chán chường. Thời điểm đó, chắc chắn con không có suy nghĩ hay ý định không tôn trọng mẹ. Con vẫn là đứa bé yêu mẹ thật nhiều.
Nhìn nhận vấn đề theo cách khách quan và toàn diện giúp mẹ nhẹ lòng và tỉnh táo hơn, mẹ cũng cởi trói cho tâm trạng của chính mình, xóa bỏ sự căng thẳng trong giao tiếp giữa hai mẹ con mình. Mẹ hạnh phúc vì mình đã đủ minh mẫn để tìm thấy lối thoát, mẹ biết ơn bản thân vì đã chọn tin tưởng sự tốt đẹp trong con.
Mẹ cũng mong con hiểu, cho dù mẹ có cảm thông với sự chán chường mà con phải chịu trong việc học online, nhưng mẹ không thể đồng ý với hành động thiếu tôn trọng lớp học. Bởi vậy, mẹ vẫn sẽ áp dụng kỷ luật với con nếu con vi phạm. Kiến thức là quan trọng, nhưng để con học nguyên tắc làm người tử tế còn quan trọng hơn.
Yêu con!”.
Và kết quả như thế nào?
Chị Nhung kể: “Nàng mang vào phòng đọc riêng nên mẹ cũng không rõ thời điểm ấy nàng như thế nào, chỉ thấy sau đó thì (cố) tỏ ra bình thường, giao tiếp tự nhiên với mẹ. Đến tối vẫn ôm mẹ chúc ngủ ngon này nọ, cười tủm tỉm chứ không kiểu tránh mặt mấy hôm như hai lần phạm lỗi trước”.
Chị Nhung tự nhận mình không phải là bà mẹ tốt vì chị cũng chỉ bình thường như bao người, cũng có lúc cư xử rất tệ, cũng quát con đủ 7749 lần một ngày… Đây chỉ là một sự tỉnh thức sau khi nhận thấy cơn giận mình có phần lớn là do trí tưởng tượng nó vô nghĩa và độc hại.
“Tập trung hoàn toàn khi học online là điều khó với cả người lớn. Chính bản thân mẹ – người thường xuyên tham gia các khóa học online và e-learning – cũng không thể luôn luôn tập trung trong giờ học, vậy nên mẹ hiểu sự xao nhãng của con”, chị viết.
Như vậy, viết cho con 1 bức thư bằng sự chia sẻ, tâm sự đầy cảm thông, nhưng cũng khá cứng rắn từ cách cố gắng làm 1 bà mẹ thấu hiểu đã cho chị Nhung 1 cách xử trí thông minh. Người đọc cảm thấy phục vì trong thư chị không tập trung vào chỉ khuyên răn con mà nói về việc thông cảm rằng vì sao con lại làm như vậy.
Chị cũng nói về việc con cần tôn trọng cô giáo trong giờ học online, chứ không phải là “học để sau này kiếm cơm” như nhiều bà mẹ vẫn hay dạy con mình… Bức thư vừa tình cảm, mềm mại mà vẫn cương quyết, đã khiến nhiều bà mẹ khác cũng tự động điều chỉnh suy nghĩ và hành động của mình.
Không có bà mẹ nào là hoàn hảo hay hoàn hảo ngay lập tức, nhưng trong quá trình lắng nghe, học làm mẹ, sai lầm và đặt mình vào vị trí 1 đứa trẻ, sẽ cho các bà mẹ những cách giải quyết thấu tình đạt lý nhất.
Thực tế sẽ không có những bà mẹ hoàn hảo và càng không có những đứa con hoàn hảo, nhưng chúng ta sẽ cùng nhau cố gắng làm những điều tốt nhất cho nhau mà thôi.
Học online nhưng quên tắt mic, nam sinh bị giáo viên "dằn mặt" bằng 1 câu cười đanh thép, cái kết sau đó thật đã cái bụng
Chỉ vì quên tắt mic, nam sinh này khiến lớp học online được phen nháo nhào.
Ký ức về thời học trò luôn gắn liền với những trò quậy phá của học sinh. Không ăn vặt trong giờ thì lại nói chuyện, chơi game... dường như chưa trò nào mà học sinh không thử qua được.
Nhưng chỗ nào khó, có giáo viên lo. Dù quậy cỡ mấy thì giáo viên với kinh nghiệm và trình độ Sư phạm vẫn có thể quản được hết học trò không chịu vào nề nếp này.
Mới đây, một đoạn video ghi lại trong giờ học online đã thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng. Đoạn clip ghi lại cảnh trong tiết Toán khi giáo viên vừa hỏi học sinh có hiểu bài hay không. Bỗng nhiên ở một ô thoại trong màn hình máy tính phát ra tiếng một nam sinh đang chơi game: "Đi lập team ở chỗ đó", "Đứng đó đúng rồi"...
Thầy giáo đang giảng bài môn Toán
Bỗng nhiên có tiếng nam sinh nào đó đang chơi game
Thầy giáo cũng phải đứng hình mất mấy phút về cậu học trò này. Dường như nam sinh không biết đã quên tắt mic nên vẫn thản nhiên chơi game tiếp. Trước cảnh tượng này, thầy giáo cũng phải bật cười: "Quân sư tốt đấy" như muốn đùa rằng nam sinh này mải mê chơi game quá.
Sau cùng, nhờ sự trợ giúp của tập thể lớp lần ra số điện thoại thì nhân vật này mới ý thức được việc chưa tắt mic, nghiêm chỉnh học bài lại.
Song thầy giáo vẫn muốn dạy cho cậu bạn 1 bài học. Thầy giáo đã báo cho giáo viên chủ nhiệm và đã nghiêm khắc phạt cậu bạn này: "Cứ cãi là em không chơi. Cả buổi chơi người ta phải ngồi cắt lại thì mới dò được (đoạn em đang chơi game). Học hành quá giỏi, camera không thèm bật luôn. Chiều anh ở lại cho cô nhé!" .
Thầy giáo trêu đùa nam sinh khi thấy cậu bạn quá mải mê chơi game
Phải xem mặt ai là nhân vật quấy phá trong giờ học
Kết quả nam sinh này đã phải làm việc trực tiếp với giáo viên chủ nhiệm
Đã có rất nhiều video được phát tán trên mạng xã hội song cứ 1-2 hôm lại có 1 học trò nào đó quên tắt mic/tắt camera và bị phát hiện trốn học.
Hành động của thầy giáo cũng cho thấy sự bình tĩnh trong việc giải quyết. Thay vì quát mắng nam sinh, thầy giáo đã cố gắng liên lạc với cả lớp để dừng giọng chơi game của học trò kia lại, đồng thời giao cho giáo viên chủ nhiệm giải quyết.
Đây cũng là bài học dành cho các bạn học sinh. Thay vì học hành chống đối, hãy nghiêm túc với việc học của mình hơn. Đừng để 1 hành động vô ý thức của bạn ảnh hưởng đến việc học của những thành viên khác.
Than buồn, công khai "khều donate", Quỳnh Alee bị CĐM chỉ trích dữ dội: Có làm thì mới có ăn! Kêu buồn chán rồi vô tư đăng tải số tài khoản ngân hàng, nữ streamer Quỳnh Alee bị fan chỉ trích là xin tiền khôn lỏi. Để một streamer có thể làm nghề lâu dài và phát triển với con đường của mình thì sự ủng hộ của người xem đóng vai trò lớn. Đó có thể được thể hiện qua lượt xem...