Bắt quả tang cơ sở vận hành lò đốt chất thải điện tử nguy hại quy mô lớn
Một cơ sở vận hành lò đốt chất thải điện tử nguy hại quy mô lớn vừa được Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm (PCTP) về môi trường Bộ Công an phát hiện tại K15 thôn Bản Tặc, xã Đức Vân, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn.
Không chỉ xây dựng lò đốt trái phép trên đất rừng, cơ sở này còn đổ xỉ thải với khối lượng hàng trăm tấn trực tiếp ra môi trường, vi phạm nghiêm trọng pháp luật về bảo vệ môi trường, có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự.
Các chất thải nguy hại được tập kết tại địa điểm lò đốt trái phép.
Hàng loạt vi phạm nghiêm trọng về môi trường
Trước đó, qua công tác trinh sát nắm tình hình, ngày 24/8, Phòng phòng, chống tội phạm (PCTP) môi trường trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và đa dạng sinh học (Phòng 4) – Cục Cảnh sát PCTP về môi trường, Bộ Công an bất ngờ ập vào bắt quả tang cơ sở đốt chất thải nguy hại trái phép có địa chỉ tại K15, thôn Bản Tặc, xã Đức Vân, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn.
Thời điểm kiểm tra, cơ sở này đang hoạt động đốt các loại bản mạch điện tử thải, bản mạch điện thoại, tivi, roto có dây đồng thải, dây điện thải loại. Đáng chú ý, lò đốt này được xây dựng trái phép trên đất rừng sản xuất. Cục Cảnh sát PCTP về môi trường Bộ Công an đã khẩn trương phối hợp các Cơ quan chức năng địa phương kiểm tra công tác chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với cơ sở vận hành lò đốt chất thải nguy hại trái phép này.
Qua xác minh xác định, địa điểm lò đốt chất thải trên là dây chuyền luyện sten đồng thuộc Xưởng tận thu Chế biến Kim loại và Sản xuất vật liệu xây dựng của Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) Cao Bắc có địa chỉ tại K15 thôn Bản Tặc, xã Đức Vân, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn do bà Dương Thị Đào (SN 1969) làm giám đốc. Tuy nhiên, ngày 1/7/2022, DNTN Cao Bắc đã cho Công ty TNHH Thảo Nguyên BN thuê toàn bộ nhà xưởng, tài sản gắn liền tại nhà xưởng với thời hạn 4,5 năm. Hiện tại, toàn bộ dây chuyền, nhà xưởng luyện sten đồng đã được bàn giao cho Chi nhánh Công ty TNHH Thảo Nguyên BN Bắc Kạn toàn quyền quản lý và sử dụng.
Video đang HOT
Qua kiểm tra hiện trường xác định, tổng số nguyên liệu là linh kiện điện tử, bản mạch vi tính, bản mạch điện thoại, dây đồng, đồng, xi măng, xỉ đồng, than cacbon… được tập kết tại địa điểm vận hành lò đốt trái phép này có tổng khối lượng khoảng 300 tấn. Trong đó, riêng kiểm tra xe ôtô tải BKS 99H – 005.10 do tài xế Nguyễn Duy Diễn điều khiển được Chi nhánh Công ty TNHH Thảo Nguyên BN Bắc Kạn thuê chở chất thải gồm dây đồng, dây điện đồng, sắt vụn, thùng tôn từ kho tại Bắc Ninh lên đây để xử lý đã có trọng lượng gần 19 tấn.
Chủ lô hàng chất thải tập kết tại địa điểm lò đốt trên được xác định của Công ty TNHH Thảo Nguyên BN, có địa chỉ: Phố Nguyễn Nghiêu Tá, Khu đô thị mới, thị trấn Chờ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh do bà Lê Thị Thanh làm giám đốc, và cũng là giám đốc Chi nhánh Công ty TNHH Thảo Nguyên BN Bắc Kạn, địa chỉ: K15 thôn Bản Tặc, xã Đức Vân, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn.
Qua kiểm tra đều cho thấy Công ty Công ty TNHH Thảo Nguyên BN và Chi nhánh Công ty đều không có hồ sơ giấy phép về môi trường. Tại thời điểm kiểm tra, xác định tổng số lượng công nhân viên làm việc tại cơ sở lò đốt chất thải này là 22 người, trong đó có 4 công nhân người Trung Quốc chuyên trách về kĩ thuật lò đốt.
Đêm 23/8, thời điểm lực lượng chức năng ập vào bắt quả tang, phát hiện 9 công nhân và 1 nhân viên kĩ thuật lò đốt người Trung Quốc đang vận hành lò đốt chất thải. Các công nhân này đang đưa các bản mạch điện tử thải, bản mạch điện thoại, tivi, roto có dây đồng thải, dây điện, than và chất thải có màu xám vào lò đốt.
Trả lời lực lượng chức năng về các hộp sắt tại lò đốt, đại diện Chi nhánh Công ty TNHH Thảo Nguyên BN Bắc Kạn và DNTN Cao Bắc xác nhận, đây là các nguyên liệu phục vụ cho việc vận hành lò đốt, trong đó chất thải màu xám là xỉ chì được trộn lẫn với bản mạch điện tử thải, sau đó đổ vào thùng tôn, nén chặt rồi chuyển vào lò để đốt thu hợp kim. Không chỉ phát hiện sai phạm tại khu vực lò đốt chất thải, cơ sở này còn đổ xỉ thải thẳng ra môi trường. Tổng khối lượng xỉ thải đổ ra 2 bãi xỉ thải ước tính sơ bộ khoảng 150 tấn, trong đó 1 bãi gần ao, rơi ngấm vào nước.
Các chất thải nguy hại được tập kết tại địa điểm lò đốt trái phép.
Tự ý xây dựng lò đốt trên đất rừng sản xuất
Làm việc với các cơ quan chức năng tỉnh Bắc Kạn, Cục Cảnh sát PCTP về môi trường làm rõ, DNTN Cao Bắc hoạt động theo Giấy đăng kí doanh nghiệp số 4700129140 do Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Bắc Kạn cấp đăng kí lần đầu ngày 20/02/2001. DNTN này đã lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư, xây dựng xưởng tận thu, chế biến kim loại và sản xuất vật liệu xây dựng tại thôn Bản Tặc, xã Đức Vân, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn và được UBND tỉnh Bắc Kạn phê duyệt tại Quyết định số 1578/QĐ- UBND ngày 06/9/2019 và Giấy phép môi trường số 783/GPMT-UBND ngày 11/5/2022.
Theo Giấy phép môi trường DNTN Cao Bắc phải xây dựng bãi thải rắn 17.700 m2 theo kỹ thuật đáy bãi thải được lu nền chặt, lót vải địa kỹ thuật HDPE, chống thấm và thực hiện công tác bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, đến nay, doanh nghiệp này chưa thực hiện xây dựng bãi thải rắn và các công trình bảo vệ môi trường theo Giấy phép môi trường. Hiện, dây chuyền luyện sten đồng của doanh nghiệp này đang đổ xỉ thải trực tiếp trên nền đất được giao quản lý, sử dụng.
Đáng chú ý, địa điểm xây dựng và vận hành lò đốt chất thải trên thuộc DNTN Cao Bắc đã xây dựng trên diện tích đất rừng sản xuất khi chưa thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng sang mục đích khác. Việc xây dựng lò đốt chất thải, luyện sten đồng là trái phép, chưa được các cơ quan chức năng cấp phép. Cụ thể, DNTN Cao Bắc thực hiện không đúng chỉ đạo của UBND tỉnh Bắc Kạn tại Văn bản số 4614/UBND-NNTNMT ngày 15/7/2022 với nội dung: yêu cầu DNTN Cao Bắc có trách nhiệm thực hiện các thủ tục nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để xây dựng công trình phục vụ cho dự án và lập hồ sơ đất đai đảm bảo theo quy định của pháp luật (không được tổ chức xây dựng khi chưa được giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền).
Vụ việc xây dựng lò đốt chất thải trái phép trên đất rừng sản xuất và đốt chất thải điện tử nguy hại trái phép; đổ xỉ thải ra môi trường là hành vi vi phạm về pháp luật bảo vệ môi trường, có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự. Hiện Cục Cảnh sát PCTP về môi trường Bộ Công an đang tiếp tục xác minh để xử lý theo quy định của pháp luật
Cựu giám đốc ngân hàng Vietcombank Tây Đô lãnh 16 năm tù
Cựu giám đốc ngân hàng ở TP Cần Thơ và 14 bị cáo trong vụ án đã gây thiệt hại 278 tỷ đồng.
Qua công tác kiểm tra nội bộ, ngân hàng phát hiện vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự nên chủ động đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ.
Ngày 1/7, TAND TP Cần Thơ đã tuyên án bị cáo Nguyễn Minh Chuyển (cựu giám đốc chi nhánh Vietcombank Tây Đô) 16 năm tù, Trần Anh Huy (cựu trưởng phòng khách hàng) 10 năm tù, Nguyễn Hùng Cường (em bị cáo Chuyển) 5 năm tù, Lê Tùng Huy 3 năm 6 tháng tù và Võ Vũ Bình 2 năm 5 tháng 4 ngày tù (bằng thời gian tạm giam) cùng về tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Cùng về tội danh trên, 10 bị cáo khác (gồm cựu cán bộ của chi nhánh ngân hàng và doanh nghiệp), mỗi bị cáo từ 1 đến 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo.
HĐXX nhận định hành vi phạm tội của các bị cáo là đặc biệt nguy hiểm, gây ảnh hưởng hoạt động đúng đắn của ngân hàng và chính sách tiền tệ. Bị cáo Chuyển giữ vai trò chủ chốt, Huy giúp sức tích cực, các bị cáo còn lại là đồng phạm.
Các bị cáo thực hiện hành vi phạm tội trong thời gian dài, cần có hình phạt nghiêm khắc nên tòa đã tuyên mức án trên.
Nguyễn Minh Chuyển (thứ 2, hàng đầu từ phải qua) và các bị cáo tại phiên tòa.
Theo cáo trạng, từ năm 2011 đến tháng 12/2014, 6 nhóm khách hàng do các bị cáo là doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, không có tiền trả gốc và lãi đến hạn đối với ngân hàng nên đề nghị Chuyển cho khoanh nợ, giãn nợ, bán tài sản để trả nợ.
Chuyển sợ phát sinh nợ xấu, ảnh hưởng đến việc xếp hạng tín dụng và uy tín cá nhân, đồng thời biết việc "đảo nợ" chưa có quy định hình thức xử lý cụ thể nên đã đề nghị em trai tiếp nhận công ty Vĩnh Nguyên, gánh khoản nợ 146,5 tỷ.
Chuyển còn đề nghị nhóm doanh nghiệp lập mới các công ty hoặc sử dụng pháp nhân chưa có quan hệ tín dụng tại chi nhánh ngân hàng để cho vay. Tiền vay sau đó được sử dụng vào việc trả nợ cho các hợp đồng cũ và một phần cho doanh nghiệp sử dụng duy trì sản xuất, kinh doanh.
Chuyển chỉ đạo cấp dưới hỗ trợ các nhóm doanh nghiệp vay vốn không tuân thủ các quy định về cho vay. Hành vi của Chuyển và 14 bị cáo, gây thiệt hại hơn 278 tỷ đồng và đã khắc phục được hơn 70 tỷ.
Theo đại diện ngân hàng, qua công tác kiểm tra nội bộ đã phát hiện vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự nên đã chủ động đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ.
Ship ma túy nhận 30 triệu đồng Công an huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn vừa bắt giữ 1 đối tượng có hành vi mua bán trái phép chất ma túy, thu giữ tang vật 36,79g heroin. Trước đó, vào khoảng 14h ngày 25/6, tại khu vực thôn Pù Mò (xã Bằng Vân, huyện Ngân Sơn), tổ công tác Công an huyện Ngân Sơn đã bắt quả tang đối tượng...