Bắt quả tang 18.000 tấn xi măng Hoàng Mai gắn mác xi măng Long Sơn để xuất khẩu
Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Nghi Sơn ( Thanh Hóa) phát hiện 18.000 tấn xi măng giả nhãn mác xi măng Long Sơn để xuất khẩu.
Ngày 13/3, ông Lê Hồng Phong, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Nghi Sơn (Thanh Hóa) cho biết, ngày 30/1, tại Cảng tổng hợp quốc tế Đại Dương ( Khu kinh tế Nghi Sơn, Thanh Hóa), đơn vị này phát hiện lô hàng 18.000 tấn xi măng nghi giả nhãn mác xi măng Long Sơn ( Công ty TNHH Long Sơn, trụ sở tại thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa) đang vận chuyển hàng xuống tàu Tan Binh 236 để xuất khẩu ra nước ngoài.
Ngay sau đó, lực lượng chức năng yêu cầu doanh nghiệp xuất khẩu xi măng và cảng Đại Dương tạm dựng xếp hàng để làm rõ.
Qua kiểm tra, lực lượng chức năng kiểm đếm, có khoảng 12.000 tấn xi măng đã được đưa xuống tàu, 6.000 tấn khác đang trong kho bãi chuẩn bị đưa xuống tàu.
Một góc cảng Đại Dương trong Khu kinh tế Nghi Sơn (Thanh Hóa)
Theo tờ khai hải quan, số xi măng trên là của Công ty TNHH xuất nhập khẩu – dịch vụ Viết Nam (gọi tắt là Công ty Viết Nam, trụ sở tại Hà Đông, Hà Nội). Lô hàng nằm trong hợp đồng cung cấp 21.000 tấn xi măng Long Sơn mà Công ty Viết Nam xuất khẩu ra nước ngoài.
Ngay sau đó, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Nghi Sơn liên lạc với chủ hàng là Công ty Viết Nam và đại diện Công ty xi măng Long Sơn để làm sáng tỏ.
“Công ty Viết Nam thừa nhận lô hàng 18.000 tấn xi măng đóng trong bao bì mang nhãn mác xi măng Long Sơn được sản xuất từ Nhà máy xi măng Vicem Hoàng Mai ( Nghệ An).
Đại diện Công ty xi măng Long Sơn cũng có mặt tại cảng Đại Dương và khẳng định, lô hàng đó không phải là của Nhà máy xi măng Long Sơn sản xuất, đóng gói.
Video đang HOT
Công ty này đã có đơn gửi lên Ban chỉ đạo 389 tỉnh Thanh Hóa đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra, làm rõ”, ông Phong cho biết.
Trụ sở Công ty xi măng Hoàng Mai (Nghệ An).
Do vượt quá thẩm quyền giải quyết nên Chi cục Hải quan Cửa khẩu Cảng Nghi Sơn đã chuyển vụ việc cho Công an tỉnh Thanh Hóa điều tra, làm rõ.
Tuy nhiên, sau khi căn cứ theo các quy định của pháp luật, Công an tỉnh Thanh Hóa đã chuyển vụ việc cho Công an tỉnh Nghệ An tiếp tục điều tra, xử lý.
Chiều 13/3, trả lời VTC News, ông Lê Quý Thạch, Trưởng phòng Hành chính tổng hợp Công ty cổ phần xi măng Vicem Hoàng Mai (Nghệ An) thừa nhận: “Sau khi phát hiện sự việc xảy tại một xí nghiệp của công ty đóng xi măng vào vỏ bao bì gắn mác xi măng Long Sơn, công ty đã chủ động mời Công an tỉnh Nghệ An vào cuộc để điều tra làm rõ.
Công ty cũng đã tạm đình chỉ công tác một cán bộ xí nghiệp nói trên để phối hợp với cơ quan công an làm sáng tỏ vụ việc. Hiện Công an tỉnh Nghệ An đang vào cuộc điều tra nên công ty chưa thể cung cấp thông tin”.
TRẦN LỘC
Theo VTC
Dịch tả lợn châu Phi tiếp tục lan ra 5 tỉnh thành
Sáng 28/2, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì cuộc họp khẩn cấp nhằm phòng chống, hạn chế dịch tả lợn châu Phi (ASF) có nguy cơ lan rộng ra nhiều địa phương.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các bộ ngành, địa phương khẩn cấp áp dụng biện pháp ngăn dịch tả lợn châu Phi lây lan diện rộng.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, đến nay bệnh ASF đã xảy ra tại 20 xã ở 13 huyện của các tỉnh thành: Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nam.
Tổng số lợn bị mắc bệnh và tiêu hủy là gần 2.350 con (với tổng trọng lượng tiêu hủy hơn trên 172,5 tấn) và đã gây ra tổn thất hàng chục tỷ đồng.
Trong đó, địa phương mới nhất là Hà Nam, bệnh ASF được phát hiện tại một hộ chăn nuôi lợn rừng tại xã Văn Xã, huyện Kim Bảng. Toàn bộ 15 con lợn dương tính với bệnh đã được xử lý tiêu hủy bằng phương pháp chôn. Cục Thú y phối hợp với địa phương tổ chức xử lý tiêu hủy toàn bộ đàn lợn, áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định.
Ngoài ra, Cục Thú y đã tổ chức lấy tổng cộng 388 mẫu của 98 hộ nuôi lợn xung quanh các hộ có lợn bệnh để xét nghiệm. Kết quả đã phát hiện đại đa số lợn của các hộ xung quanh âm tính, có một số hộ có lợn dương tính đã được chính quyền và các cơ quan chuyên môn thú y xử lý tiêu hủy ngay lập tức.
Theo Thứ trưởng Tiến, một trong những nguyên nhận khiến dịch lây lan là việc sáp nhập cơ quan thú y cấp huyện thành trung tâm dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp, nhưng việc tổ chức triển khai các nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh động vật bị trì trệ, không hiệu quả, có nhiều tồn tại, bất cập.
Trong đó, các cơ sở không tổ chức chủ động giám sát, kịp thời nắp bắt thông tin và báo cáo tình hình dịch bệnh, không tổ chức thực hiện việc vệ sinh, tiêu độc khử trùng, không triển khai tiêm phòng vắc xin, không xử lý các trường hợp vi phạm...
Trong khi đó, giá hỗ trợ hộ chăn nuôi có lợn buộc phải tiêu hủy theo quy định hiện nay là 38.000 đồng/kg lợn hơi, thấp hơn so với giá thị trường; nhiều nơi chỉ hỗ trợ khoảng 27.000 đồng/kg. Thời gian hỗ trợ kéo dài nhiều tháng; thủ tục hỗ trợ vướng mắc... nên dẫn đến người dân bán chạy lợn bệnh, lợn nghi bệnh.
Còn Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, dịch tả lợn châu Phi không lây sang người, gia cầm, nhưng rất nguy hiểm, vì lợn mắc bệnh chết rất nhanh và không có vaccine.
"Các giải triển khai phải tổng hợp, phòng là chính, xây dựng dịch bản với dịch lan ra diện rộng. Tránh hoảng loạn, bán tháo bán chạy, hoặc người dân e ngại không ăn thịt lợn nữa là cũng chết"- Bộ trưởng Cường nói.
Tiêu hủy lợn mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi ở Thanh Hóa
Bộ trưởng Cường cũng đề nghị các bộ ngành, địa phương siết toàn bộ vùng biên giới, vì nếu lan toả toàn tuyến, toàn ổ nhỏ lẻ sẽ cực kỳ nguy hiểm. Có phương án ngăn ngừa dịch xâm nhiễm qua hải cảng, sân bay.
Về hỗ trợ bà con có lợn bị tiêu hủy, Bộ trưởng Cường cho rằng, cần tương thích với giá thị trường, chẳng hạn giá của lợn cái phải khác... "Hỗ trợ phải tức thì, chứ không chờ mấy tháng sau, đau đẻ không thể chờ sáng trắng, nguồn hỗ trợ từ dự phòng thiên tai dịch bệnh, bà con tránh bán tháo, mới hạn chế được dịch lây lan"- Bộ trưởng Cường nói.
Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ NN&PTNT, các bộ ngành, các địa phương triển khai khẩn cấp các biện pháp phòng chống dịch theo Công điện của Thủ tướng; làm tốt thông tin truyên truyền, để người dân nắm rõ sự nguy hiểm của dịch bệnh, hạn chế dịch bệnh la ra diện rộng.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu các địa phương huy động hệ thống chính trị vào cuộc, có biện pháp hỗ trợ phòng chống dịch, hỗ trợ người chăn nuôi trong phạm vi của địa phương.
Các địa phương tuyên truyền, động người chăn nuôi cam kết và thực hiện 5 không: Không giấu dịch; không mua bán, vận chuyển lợn bệnh, lợn chết; không giết mổ, tiêu thụ thịt lợn bệnh, lợn chết; không vứt lợn chết ra môi trường; không sử dụng thức ăn dư thừa chưa qua xử lý nhiệt để chăn nuôi lợn.
Dự kiến, Thứ 2 tuần tới (ngày 4/3), Chính phủ sẽ tổ chức hội nghị trực tuyến về chỉ đạo chống dịch tả lợn châu Phi với 63 tỉnh thành.
PHẠM ANH
Theo TPO
Rợn người với những thanh sắt chĩa ngang dọc đầy đường Hàng trăm thanh sắt đâm ngang dọc trên tuyến đường đang thi công dở trên địa phận xã Tân Trường (huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa) khiến người dân mỗi khi đi qua đây không khỏi rùng mình. Theo phản ánh của các hộ dân thì trên tuyến đường dài khoảng 1km dẫn vào Nhà máy xi măng Công Thanh đang thi công dang...