Bắt ‘phó tướng’ của tỉ phú Trịnh Văn Quyết
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an xác định bị can Hương Trần Kiều Dung, Chủ tịch HĐQT Công ty CP chứng khoán BOS có vai trò đồng phạm với bị can Trịnh Văn Quyết.
Ngày 8.4, Cơ quan Cảnh sát điều tra (C01) Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, thực hiện các lệnh khám xét, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Hương Trần Kiều Dung, Chủ tịch HĐQT Công ty CP chứng khoán BOS; Phó chủ tịch thường trực Công ty CP Tập đoàn FLC, và bà Nguyễn Quỳnh Anh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần chứng khoán BOS, để điều tra về hành vi thao túng thị trường chứng khoán”, quy định tại điều 211 bộ luật Hình sự.
Theo C01, các bị can Hương Trần Kiều Dung và Nguyễn Quỳnh Anh có vai trò đồng phạm với Trịnh Văn Quyết, nguyên Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC.
Trước đó, chiều 29.3, C01 đã đồng loạt khám xét 21 địa điểm liên quan đến các doanh nghiệp thuộc Công ty CP Tập đoàn FLC, đồng thời thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn FLC để điều tra về tội danh “thao túng thị trường chứng khoán”, quy định tại điều 211 bộ luật Hình sự. Tiếp đó, ngày 4.4, C01 đã bắt giữ bà Trịnh Thị Minh Huế, thành viên Ban kế toán Tập đoàn FLC và là em gái tỉ phú Trịnh Văn Quyết để điều tra cùng tội danh.
Bị can Hương Trần Kiều Dung (43 tuổi) từng đảm nhận nhiều vị trí quan trọng tại Tập đoàn FLC. Bà Dung từng 2 lần ngồi ghế Tổng giám đốc Tập đoàn FLC trong giai đoạn từ tháng 5.2015 đến tháng 3.2017 và từ tháng 7.2018 đến tháng 4.2020.
Ngoài chức vụ Chủ tịch HĐQT Công ty CP chứng khoán BOS, bị can Hương Trần Kiều Dung còn đảm nhận nhiều vị trí quản lý quan trọng tại các đơn vị thành viên như: Chủ tịch HĐQT CTCP FLC Travel, Chủ tịch Công ty TNHH đầu tư và phát triển FLC Hạ Long, Chủ tịch Công ty TNHH FLC Đồ Sơn Golf & Resort…
Bà Hương Trần Kiều Dung . Ảnh FLC
Bước đầu C01 xác định, bị can Trịnh Văn Quyết và các cá nhân thuộc Công ty CP Tập đoàn FLC, Công ty CP chứng khoán BOS và các công ty có liên quan đã có các hanh vi che giấu thông tin về hoạt động chứng khoán, gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhà đầu tư, ảnh hưởng đến hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Video đang HOT
Cụ thể, từ ngày 1.12.2021 đến ngày 10.1.2022, Trịnh Văn Quyết chỉ đạo các cá nhân có quan hệ gia đình hoặc thân thiết điều hành nhân viên Công ty CP chứng khoán BOS (Công ty CK BOS) và các công ty con, công ty vệ tinh sử dụng 20 tài khoản chứng khoán của 11 tổ chức. Các tài khoản này thông đồng với nhau liên tục mua, bán chứng khoán với tần suất lớn. Mục đích nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo.
Các tài khoản đã tham gia 28/28 phiên giao dịch, đặt mua chiếm 12% tổng khối lượng đặt mua và khớp mua 2,84% tổng khối lượng khớp mua toàn thị trường; đặt bán chiếm 7% tổng khối lượng đặt bán và khớp bán chiếm 12% tổng khối lượng khớp bán toàn thị trường.
Tại các phiên tăng giá, nhóm 21 tài khoản chứng khoán đặt mua với tổng khối lượng 77% tổng khối lượng đặt mua của nhóm. Tại các phiên giảm giá, nhóm đặt bán với tổng khối lượng 94,% tổng khối lượng đặt bán của nhóm. Mục đích đẩy giá chứng khoán FLC từ 14.650 đồng/cổ phiếu ngày 1.12.2021 lên giá cao nhất 24.050 đồng/cổ phiếu (trung bình là 22.586 đồng/cổ phiếu, tăng 64%).
Sau đó, bị can Trịnh Văn Quyết giao cho người thân trong gia đình đặt lệnh bán 175 triệu cổ phiếu FLC và đã khớp lệnh bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC với giá 22.586/cổ phiếu nhưng không công bố thông tin trước khi giao dịch chứng khoán, với số tiền 1.689 tỉ đồng, thu lợi bất chính số tiền khoảng 530 tỉ đồng.
Xử lý nghiêm những vi phạm thách thức đường lối của Đảng, pháp luật Nhà nước
Với những vi phạm có tính chất thách thức đường lối của Đảng, pháp luật nhà nước, thách thức dư luận xã hội cần sự vào cuộc, chung tay lên tiếng đấu tranh của toàn xã hội, đặc biệt là các cơ quan được trao quyền bảo vệ pháp luật, bảo vệ lợi ích hợp pháp của công dân.
Liên tiếp thời gian qua, nhiều vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực được xử lý kịp thời, nghiêm minh. Đáng chú ý là những vi phạm có tính chất thách thức đường lối của Đảng, pháp luật Nhà nước, thách thức dư luận xã hội.
Với tinh thần quyết liệt trong điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, vụ việc nghiêm trọng, các cơ quan được trao quyền bảo vệ pháp luật đã tiến hành xử lý nghiêm minh nhiều vụ việc bảo vệ an ninh quốc gia, gìn giữ trật tự an toàn xã hội. Đây là bài học cho những ai ngông cuồng, làm điều sai phạm nhưng bất chấp dư luận, bất chấp luật pháp.
Cuối năm 2011, Trương Châu Hữu Danh cùng nhóm "Báo sạch" bị tòa tuyên án 14 năm 6 tháng tù về tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Ngày 24/3 vừa qua, Viện Kiểm sát nhân dân TP.HCM đã phê chuẩn quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Nguyễn Phương Hằng, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đại Nam tại Bình Dương về tội "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân".
Mới đây nhất, ngày 29/3, Chủ tịch Công ty cổ phần Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết bị bắt tạm giam và bị khởi tố vì hành vi "Thao túng thị trường chứng khoán", "Che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán", xảy ra ngày 10/01/2022, gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhà đầu tư, ảnh hưởng đến hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Liên quan đến 3 vụ việc trên, tại Hội nghị sơ kết 7 năm thực hiện Quy chế phối hợp giữa Ban Nội chính Trung ương với Đảng ủy Công an nhân dân; Ban cán sự Đảng ủy TAND tối cao và Ban cán sự Đảng ủy VKSND tối cao diễn ra ngày 31/3, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đề nghị xử lý kịp thời, nghiêm minh các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực, nhất là những vi phạm có tính chất thách thức đường lối của Đảng, pháp luật nhà nước, thách thức dư luận xã hội.
"Ba vụ việc xử lý vừa qua có tác dụng xã hội rất là tốt. Những sai phạm có tính chất thách thức, đường lối, chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước, thách thức dư luận xã hội. Cách xử lý đó tôi thấy nghiêm minh, kịp thời và chúng ta cũng tính toán, đảm bảo cho những yếu tố để những lĩnh vực khác không bị ảnh hưởng và vẫn hoạt động bình thường" - ông Võ Văn Thưởng cho biết.
Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng phát biểu tại Hội nghị sơ kết 7 năm thực hiện Quy chế phối hợp giữa Ban Nội chính Trung ương với Đảng ủy Công an nhân dân; Ban cán sự Đảng ủy TAND tối cao và Ban cán sự Đảng ủy VKSND tối cao diễn ra ngày 31/3
Các bài viết kèm một số hình ảnh lồng ghép, minh họa, đăng, phát tán trên trang Fanpage "Báo sạch" và group "Làm báo sạch" sai quy định pháp luật, tạo diễn đàn cho nhiều lời bình luận chủ quan, tiêu cực, một chiều của nhiều đối tượng trong mỗi bài viết. Ngoài ra còn thể hiện rõ nội dung nhằm xuyên tạc, chống, phá, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích chính đáng của Nhà nước, chính quyền các địa phương.
Vụ việc Nguyễn Phương Hằng vượt ranh giới pháp luật về quyền tự do dân chủ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của nhiều cá nhân.
Liên quan vụ thao túng thị trường chứng khoán, đến nay, Bộ Tài chính đã chỉ đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các đơn vị chức năng tiếp tục phối hợp với cơ quan điều tra trên tinh thần thượng tôn pháp luật, thực hiện đúng quy định của pháp luật, sai đến đâu sẽ xử lý nghiêm tới đó, giữ vững kỷ cương, kỷ luật và tính minh bạch của thị trường chứng khoán.
Ủy viên chuyên trách Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Trịnh Xuân An cho rằng: "Qua việc này cho thấy vai trò chỉ đạo của Đảng rất lớn, rất chủ động linh hoạt, đặc biệt là rất nghiêm, "không có vùng cấm", không có chuyện nương nhẹ đối với một đối tượng nào. Mặc dù đối tượng có vị trí vai trò rất lớn trong nền kinh tế, ảnh hưởng rất lớn đối với xã hội thì nguyên tắc tối thượng đó là phải tôn trọng pháp luật".
Theo Luật sư Nguyễn Văn Chiến, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội, một xã hội văn minh, mọi người sống và làm việc theo pháp luật, các hành vi phải thượng tôn pháp luật. Những hành vi của các đối tượng này đã làm suy giảm lòng tin của một số bộ phận người dân; làm mất đi uy tín, ảnh hưởng về sự lãnh đạo của Đảng đối với nhân dân.
"Chủ trương của Đảng, Nhà nước xây dựng Nhà nước pháp quyền, xã hội văn minh thì những hành vi được xác định là vi phạm pháp luật đương nhiên phải được xử lý và tùy theo tính chất, mức độ của mỗi hành vi để áp dụng đường lối, chính sách pháp luật về hình sự để xử lý phù hợp, bảo đảm sự công bằng và nghiêm minh. Những hành vi đó được xác định là cố ý vi phạm thì cần phải xử lý" - ông Nguyễn Văn Chiến cho biết.
Xét xử nhóm "báo sạch"; hay việc khởi tố bị can Nguyễn Phương Hằng; khởi tố, bắt tạm giam ông Trịnh Văn Quyết là bài học cho những ai ngông cuồng, làm điều sai phạm nhưng bất chấp dư luận, bất chấp luật pháp. Từ những vụ việc trên, một điều cấp thiết đòi hỏi phải tiếp tục hoàn thiện về pháp luật, có chế tài xử phạt thật nghiêm minh đối với những hành vi vi phạm.
Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh cho rằng, việc lợi dụng mạng xã hội thì đã có Luật an ninh mạng, Luật tiếp cận thông tin, tuy nhiên cũng còn có sơ hở. Ranh giới giữa dùng mạng xã hội để nói ý kiến của mình với đi quá vi phạm pháp luật cần có những khái niệm rõ ràng. Đối với thị trường chứng khoán, chế tài xử phạt cũng rất hạn chế. Khi chế tài xử phạt quá thấp so với lợi nhuận đem lại thì có thể đối tượng biết vi phạm nhưng vẫn làm liều.
"FLC được hưởng lợi khoảng 500 tỷ, trong đó xử phạt 1,5 tỷ và kể cả không cho tham gia giao dịch trong 5 tháng cũng không ảnh hưởng, như vậy phải dẫn đến hình sự" - ông Nguyễn Tiến Dĩnh nói.
Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh
Với những vi phạm có tính chất thách thức đường lối của Đảng, pháp luật nhà nước, thách thức dư luận xã hội cần sự vào cuộc, chung tay lên tiếng đấu tranh của toàn xã hội, đặc biệt là các cơ quan được trao quyền bảo vệ pháp luật, bảo vệ lợi ích hợp pháp của công dân. Cơ quan hành pháp cần phải phối hợp lên tiếng, đấu tranh công khai, trực diện. Cần có biện pháp mạnh mẽ, dùng pháp luật để quản lý xã hội và quản lý trên không gian mạng. Cùng với đó nâng cao nhận thức của người dân về pháp luật, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật./.
Bộ Tài chính thông tin về vụ chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết bị bắt Ngay sau khi ông Trịnh Văn Quyết bị bắt, Bộ Tài chính đã chỉ đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và cơ quan, đơn vị chức năng liên quan điều tra, làm rõ vụ việc. Liên quan đến vụ việc ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC (Tập đoàn FLC), bị khởi...