Bất ổn vị trí lãnh đạo chống tham nhũng
Trong tuần này, tại một số nước trên thế giới chứng kiến sự sa thải, từ chức, phục chức của các vị trí lãnh đạo chống tham nhũng. Sự bất ổn này đặt ra không ít quan ngại, khi mà cuộc chiến chống tham nhũng còn rất cam go…
Người biểu tình phản đối Tổng Chưởng lý Peru Pedro Chavarry. Ảnh: AP
Romania: Lãnh đạo Tổng cục Chống tham nhũng từ chức
AFP đưa tin, lãnh đạo lâm thời của cơ quan chống tham nhũng Romania đã từ chức hôm 8/1 do môi trường làm việc thiếu thuận lợi.
Bà Anca Jurma đã trở thành người đứng đầu Tổng cục Chống tham nhũng quốc gia Romania (DNA) sau khi người tiền nhiệm là bà Laura Codruta Kovesi – người được xem là một biểu tượng của cuộc chiến chống tham nhũng của đất nước – bị bãi chức theo lệnh của Chính phủ do cáo buộc vượt quá quyền hạn và phá hủy hình ảnh của Romania ở nước ngoài, hồi tháng 7 năm ngoái.
“Thời gian qua tôi đã làm hết sức mình để bảo đảm DNA hoạt động tốt, bất chấp môi trường thiếu thuận lợi mà DNA phải làm việc”, bà Juma nói trong một tuyên bố rằng sẽ không tìm kiếm một nhiệm kỳ mới.
Cũng trong ngày 8/1, người tiền nhiệm của bà Jurma là bà Kovesi cho biết, sẽ tranh luận tại Tòa án Nhân quyền châu Âu về cách mà bà bị sa thải, trong bối cảnh bà đã không thể kháng cáo phán quyết của tòa ở Romania.
Trong thời gian bà Kovesi lãnh đạo, DNA đã tiến hành một cuộc đàn áp tham nhũng nhằm vào các quan chức dân cử địa phương và cấp trung ương, khiến nhiều chính trị gia Romania và các nhà phê bình, trong đó có thành viên Đảng Dân chủ xã hội (PSD) cầm quyền, buộc tội bà đã vượt quá quyền hạn.
Tổng thống Klaus Iohannis đã có nhiều động thái ủng hộ bà Kovesi, phản đối các nỗ lực loại bỏ bà, tuy nhiên, cuối cùng cũng buộc phải tuân theo phán quyết của Tòa án Hiến pháp.
Sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử hồi cuối năm 2016, Đảng PSD đã cố gắng làm suy giảm luật chống tham nhũng, tuy nhiên đã vấp phải làn sóng phản đối mạnh mẽ của người dân trong nước nên phải từ bỏ các kế hoạch.
Peru: Tổng Chưởng lý từ chức sau cáo buộc làm chệch hướng điều tra
Tổng Chưởng lý Peru Pedro Chavarry ngày 8/1 đã từ chức sau khi có những cáo buộc cho rằng ông tìm cách làm chệch hướng cuộc điều tra chống tham nhũng liên quan đến Tập đoàn Xây dựng Odebrecht (Brazil).
Kể từ khi được bổ nhiệm làm Tổng Chưởng lý Peru hồi tháng 7 năm ngoái, ông Chavarry đã có nhiều mâu thuẫn với Tổng thống Martin Vizcarra.
Video đang HOT
Trước mắt, vị trí của ông Chavarry được trao lại cho bà Zoraida Avalos.
Bà Avalos sẽ nắm giữ cương vị này trong 60 ngày trước khi một Tổng Chưởng lý mới được bầu.
Trong một tuyên bố, bà Avalos cho biết đã ban bố tình trạng khẩn cấp trong cơ quan công tố. Trong số các ưu tiên của bà Avalos có việc bổ nhiệm các công tố viên đặc biệt để điều tra vụ bê bối Odebrecht.
Trước đó, ngày 31/12, ông Chavarry ra lệnh cách chức 2 công tố viên chủ chốt đang tiến hành cuộc điều tra này. Chỉ sau 2 ngày, do sức ép của các cuộc biểu tình ở thủ đô Lima và nhiều thành phố khác, ông đã buộc phải khôi phục chức vụ của 2 công tố viên.
Các nhà điều tra sau đó chuyển sự chú ý vào ông Chavarry với cáo buộc ông tìm cách gây ảnh hưởng tới cuộc điều tra và giúp đỡ các tổ chức tội phạm.
Ấn Độ: Giám đốc Cục Điều tra trung ương bị cách chức rồi phục chức
Ngày 8/1, Tòa án Tối cao Ấn Độ đã ra phán quyết phục chức Giám đốc Cục Điều tra trung ương (CBI) cho ông Alok Verma, sau khi ông này bị Chính phủ sa thải hồi tháng 10 vừa qua.
Dù được phục chức, tuy nhiên, tòa án nêu rõ ông Verma sẽ không được ra bất cứ quyết định quan trọng nào về chính sách cho đến khi Ủy ban Cấp cao (gồm Thủ tướng, lãnh đạo phe đối lập và Chánh án Tòa án Tối cao) có quyết định về địa vị của ông.
Tòa cũng cho biết trong 1 tuần tới, Ủy ban trên, do Thủ tướng đứng đầu, sẽ nhóm họp và xem xét liệu việc có hay không sa thải ông Verma.
Trước đó, hồi tháng 10, Chính phủ Ấn Độ đã cách chức ông Verma và chỉ định ông M Nageshwar Rao tạm thời lãnh đạo CBI.
Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh mâu thuẫn gay gắt giữa Giám đốc CBI Verma và cấp phó của ông là Rakesh Asthana tố cáo nhau tham nhũng. Cả hai quan chức này đều bị buộc rời nhiệm sở.
Ông Verma, dự kiến kết thúc nhiệm kỳ lãnh đạo CBI vào ngày 31/1 tới, đã gửi kháng nghị lên Tòa án Tối cao.
CBI chịu trách nhiệm điều tra các vụ án đặc biệt nghiêm trọng hoặc những nhân vật cấp cao nằm ngoài diện điều tra của cảnh sát Ấn Độ.
Hoài Phương
Theo thanhtra
Lý do quan chức Trung Quốc tự tử ngày càng nhiều
Các số liệu thống kê cho thấy tỷ lệ các quan chức Trung Quốc tự tìm đến cái chết ngày càng tăng trong bối cảnh Bắc Kinh siết chặt chiến dịch bài trừ nạn tham nhũng theo chỉ đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. (Ảnh: Reuters)
Ngay sau khi lên nắm quyền cách đây gần 6 năm, Chủ tịch Tập Cận Bình đã phát động chiến dịch chống tham nhũng chưa từng có tiền lệ. Kể từ đó đến nay, gần như ngày nào cũng xuất hiện thông tin các quan chức chính phủ hoặc đảng bị bắt giữ hoặc bỏ tù vì cáo buộc tham nhũng tại Trung Quốc.
Với hơn 1 triệu quan chức bị xử phạt, Chủ tịch Tập Cận Bình đã gặt hái được kết quả đáng kể trong chiến dịch bài trừ tệ nạn tham nhũng tại Trung Quốc, từ đó đạt được mục tiêu đầu tiên trong 3 mục tiêu đề ra nhằm đảm bảo các quan chức nước này "không dám, không thể và không muốn tham nhũng".
Tuy vậy, một xu hướng đáng báo động mới đã nổi lên trong khoảng thời gian diễn ra chiến dịch chống tham nhũng tại Trung Quốc. Trong những năm gần đây, ngày càng nhiều quan chức Trung Quốc, từ trung ương tới địa phương, qua đời trong bối cảnh mà truyền thông nhà nước mô tả là "những cái chết bất thường", trong đó phần lớn được cho là tự tử.
Zheng Xiaosong - lãnh đạo văn phòng liên lạc của Trung Quốc tại Macau (Ảnh: Xinhua)
Chỉ tính riêng trong tháng 11, đã có ít nhất 6 quan chức địa phương tại Trung Quốc được cho là đã tự tử, trong đó có một quan chức phụ trách an ninh xã hội tại thành phố Wafangdian, tỉnh Liêu Ninh. Người này đã nhảy từ trên văn phòng của mình xuống đất và tử vong. Ngoài ra, một quan chức phụ trách tài chính tại Shifang, tỉnh Tứ Xuyên, một quan chức phụ trách chính quyền điện tử tại tỉnh Hắc Long Giang và một phó thị trưởng thành phố Hohhot thuộc Nội Mông đều treo cổ tự tử trong văn phòng.
Hồi tháng trước, Zheng Xiaosong, lãnh đạo văn phòng liên lạc của Trung Quốc tại Macau, người có cấp bậc tương đương với chức bộ trưởng trong chính quyền Trung Quốc, đã nhảy lầu tự tử. Vụ việc đã gây chấn động khắp Macau, Hong Kong và Bắc Kinh do ông Zheng là người có chức vụ cao và tầm ảnh hưởng lớn. Các nhà chức trách Trung Quốc nói rằng ông Zheng mắc chứng trầm cảm, tuy nhiên nhiều người quen biết quan chức này đều khẳng định ông là một người hướng ngoại và hoạt náo.
Tuy dữ liệu hoàn chỉnh chưa được công bố, nhưng truyền thông Trung Quốc đưa tin trong khoảng thời gian từ năm 2009-2016, ít nhất 243 quan chức Trung Quốc đã tự tìm đến cái chết, trong đó chủ yếu xảy ra sau chiến dịch chống tham nhũng hồi năm 2013.
Nguyên nhân tự tử
Trước khi tự tử, tướng Zhang Yang (ảnh) từng là một trong những quan chức quyền lực nhất của quân đội Trung Quốc. (Ảnh: Reuters)
Mặc dù chứng trầm cảm thường được công bố là nguyên nhân chính dẫn đến những cái chết bất thường của các quan chức Trung Quốc (tỷ lệ khoảng 50%), song giới phân tích và truyền thông nhận định hiện tượng này có liên quan tới chiến dịch chống tham nhũng.
Mặc dù có nhiều vụ việc các nhà chức trách Trung Quốc không công bố lý do khiến các quan chức tự tử, song cũng có những trường hợp cho thấy họ tự tìm đến cái chết sau khi bị điều tra vì cáo buộc tham nhũng. Một ví dụ điển hình nhất hồi năm ngoái là trường hợp của Zhang Yang, người từng là một trong những tướng quyền lực nhất tại Trung Quốc.
Trước khi qua đời vào tháng 11 năm ngoái, ông Yang từng là thành viên của Quân ủy Trung ương Trung Quốc, cơ quan chỉ huy cấp cao nhất của quân đội Trung Quốc, và là chủ nhiệm Tổng cục Chính trị. Ông Zhang bị phát hiện treo cổ tại nhà sau khi bị quản thúc vì cuộc điều tra tham nhũng.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc cho rằng một số quan chức tự kết liễu đời mình để bảo vệ những tài sản bất chính cũng như các thành viên trong gia đình, ngoài ra cũng để tránh liên lụy tới đồng nghiệp hay cấp trên.
Vào ngày 1/11, phó thị trưởng kiêm giám đốc công an Hohhot, Nội Mông, ông Li Zhibin, đã treo cổ tại văn phòng, chỉ một ngày sau khi một đồng nghiệp của ông là phó giám đốc công an tại Nội Mông bị bắt vì cáo buộc tham nhũng.
Li Zhibin - giám đốc công an Hohhot, vùng Nội Mông (Ảnh: Reuters)
Sự gia tăng đáng kể số vụ quan chức tự tử đã gióng hồi chuông cảnh báo tới các nhà chức trách. Theo đó, chính quyền Trung Quốc đã tăng cường các cuộc nghiên cứu và tiến hành các biện pháp phòng ngừa, bao gồm tư vấn tâm lý.
Năm ngoái, một đơn vị nghiên cứu từ Đại học Henan đã công bố báo cáo chi tiết về các vụ tử tự của quan chức Trung Quốc dựa trên các thông tin từ truyền thông trong khoảng thời gian từ năm 2013 - 2015. Báo cáo cho thấy, trong số 81 vụ tử tự được chọn làm mẫu, hơn 50% trường hợp nhảy lầu, 23,4% treo cổ và 7,4% chết đuối. Về nguyên nhân, trầm cảm được xác định là phổ biến nhất với tỷ lệ 33,3%, tiếp đó là các cuộc điều tra tham nhũng với tỷ lệ 8,7% và các vấn đề về sức khỏe chiếm 8,7%.
Đối với các quan chức Trung Quốc, việc thừa nhận mắc các vấn đề về thần kinh có thể bị coi là sức khỏe yếu và cản trở đáng kể con đường thăng tiến sự nghiệp. Đài truyền hình trung ương Trung Quốc hồi tháng 11 từng đưa tin các căn bệnh liên quan tới thần kinh, bao gồm trầm cảm, rất phổ biến trong giới quan chức nước này do áp lực công việc và thời gian làm việc kéo dài.
Kể từ năm 2013, chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình đã chấm dứt cuộc sống "xa hoa" của giới quan chức. Thay vào đó, họ phải xử lý cả "núi" công việc cũng như các cuộc họp. Nhiều người cũng sống trong tâm trạng lo lắng rằng họ có thể trở thành mục tiêu tiếp theo trong chiến dịch chống tham nhũng. Đây là những lý do khiến nhiều quan chức Trung Quốc ngày càng trầm cảm và gặp các vấn đề về sức khỏe.
Tuy vậy, những "mảng tối" trên vẫn không làm giảm sức hút của các cuộc thi tuyển công chức tại Trung Quốc. Hồi tháng 10, hơn 1,2 triệu thí sinh đã đăng ký thi tuyển công chức thường niên để giành lấy14.500 vị trí. Sự ổn định và những bổng lộc như chế độ lương hưu hay chăm sóc sức khỏe tốt hơn là những lý do hấp dẫn, thu hút nhiều sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học đăng ký thi công chức tại Trung Quốc.
Thành Đạt
Theo Dantri/ SCMP
Cảnh sát Sri Lanka phục chức cho Chánh thanh tra N. Silva Ngày 20/11, cảnh sát Sri Lanka đã phục chức cho Chánh thanh tra cảnh sát Nishantha Silva, đảo ngược quyết định trước đó sa thải quan chức đang phụ trách điều tra một loạt vụ việc liên quan các nhân vật có thế lực này. Tổng thống Sri Lanka Maithripala Sirisena phat biêu tai Colombo ngay 5/11/2018. Anh: AFP/ TTXVN Theo hãng thông...