Bất ổn ở Kazakhstan – “Cơn đau đầu” của ông Putin
Những diễn biến mới căng thẳng ở Kazakhstan có thể khiến Tổng thống Nga Putin phân tâm khi đang tập trung giải quyết căng thẳng với phương Tây về vấn đề Ukraine.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: Reuters).
Làn sóng biểu tình đang xảy ra ở Kazakhstan có thể coi là chưa từng có tiền lệ trong hơn 30 năm qua. Bất ổn đã nhanh chóng lan rộng buộc chính phủ Kazakhstan phải ban bố tình trạng khẩn cấp và đề nghị liên quân do Nga dẫn đầu đến hỗ trợ ổn định tình hình.
Khi giới giàu có ở Kazakhstan vội vã lên máy bay để tránh xa bất ổn trong nước, người biểu tình tiếp tục đốt phá các trụ sở chính quyền ở các thành phố lớn. Các cuộc đụng độ giữa người biểu tình với lực lượng an ninh đã khiến ít nhất 13 người thiệt mạng.
Giới quan sát cho rằng, nguồn gốc sâu xa của tình trạng bất ổn hiện nay là việc người dân Kazakhstan muốn chấm dứt ảnh hưởng của cựu Tổng thống Nursultan Nazarbayev, một đồng minh của Nga và đã nắm quyền ở quốc gia giàu tài nguyên này, suốt 3 thập niên. Mặc dù ông Nazarbayev đã chuyển giao quyền lực cho Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev vào năm 2019, nhưng vẫn có tầm ảnh hưởng lớn đến chính trường với vai trò là Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia.
Những bất bình âm ỉ đã bùng lên khi đời sống kinh tế, xã hội bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch và quyết định của chính phủ Kazakhstan về việc tăng giá nhiên liệu mới đây có thể coi là “giọt nước tràn ly”. Để xoa dịu tình hình, Tổng thống Tokayev đã ký quyết định cách chức ông Nazarbayev, song điều đó cũng không giúp cải thiện tình hình.
Báo Daily Beast cho rằng, tình hình bất ổn hiện nay ở Kazakhstan là “cơn ác mộng” mới với Nga. Moscow từ lâu coi Kazakhstan, nền kinh tế lớn nhất khu vực Trung Á, là đồng minh chiến lược quan trọng. Kazakhstan cũng là một thành viên trong Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) do Nga đứng đầu.
Quốc gia 18 triệu dân này có tới 20% là người Nga. Ngoài ra, Nga và Kazakhstan có đường biên giới chung hơn 7.600 km, một trong những biên giới trên bộ liên tục dài nhất thế giới. Với Tổng thống Nga Vladimir Putin, những bất ổn ở biên giới phía nam của đất nước là bài toán khó, đặc biệt trong bối cảnh Nga đang tập trung giải quyết căng thẳng với phương Tây về vấn đề Ukraine.
Điều này sẽ đặt ông Putin vào tình thế phải lựa chọn giải quyết vấn đề ở phía tây hay ngăn chặn mối đe dọa ở phía nam, hay cả hai. Lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga ngày 6/1 đã tới Kazakhstan sau khi CSTO nhận lời hỗ trợ chính phủ Kazakhstan ngăn bạo loạn. Moscow hy vọng rằng, sự triển khai này sẽ nhanh chóng giúp ổn định tình hình ở Kazakhstan mà không làm ảnh hưởng đáng kể đến quy mô lực lượng của Nga ở biên giới với Ukraine. Nga được cho là liên tục tăng cường lực lượng ở biên giới với Ukraine nhằm tạo đòn bẩy trong các cuộc đàm phán an ninh với phương Tây, gây sức ép để buộc NATO giảm hiện diện quân sự ở Đông Âu.
Tuy nhiên, nếu kế hoạch không thành hiện thực, ông Putin sẽ rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan. Việc cùng lúc tập trung cho cả vấn đề Kazakhstan và Ukraine gần như là không thể. Moscow có thể phải lựa chọn giảm quy mô lực lượng ở biên giới với Ukraine, để tập trung ổn định tình hình Kazakhstan nhằm củng cố vị thế của Nga ở Trung Á.
Kazakhstan chìm trong bạo loạn, Tổng thống cầu cứu liên minh do Nga dẫn đầu
Tổng thống Kazakhstan đã đề nghị liên minh quân sự do Nga đứng đầu hỗ trợ ngăn bạo loạn ở nước này, khi các cuộc biểu tình chống chính phủ tiếp tục lan rộng.
Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev (Ảnh: Reuters).
Bất chấp việc chính phủ Kazakhstan đồng loạt từ chức nhằm xoa dịu làn sóng biểu tình, những người biểu tình ở đây tiếp tục xuống đường biểu tình, đốt phá, đụng độ với lực lượng an ninh để phản đối chính sách tăng giá nhiên liệu của chính phủ. Đây có thể coi là đợt bạo loạn nghiêm trọng chưa từng có trong hơn 10 năm qua ở quốc gia Trung Á này.
Trong bài phát biểu thứ hai trên truyền hình kể từ khi bạo loạn nổ ra, Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev gọi đây là "mối đe dọa khủng bố". Ông nói rằng, các băng nhóm khủng bố "do nước ngoài huấn luyện" đã chiếm các tòa nhà chính quyền, các cơ sở hạ tầng khác cùng với nhiều vũ khí. Người biểu tình cũng đốt phá dinh tổng thống cũ ở Almaty, thành phố lớn thứ hai của Kazakhstan. Họ giành quyền kiểm soát sân bay cùng với 5 máy bay ở thành phố này.
"Nó đang đe dọa tính toàn vẹn của một quốc gia và quan trọng nhất nó là sự tấn công vào người dân, nhưng người đang đề nghị tôi giúp đỡ khẩn cấp. Almaty đang bị tấn công, bị phá hoại, người dân Almaty đang trở thành nạn nhân của những phần tử khủng bố, do vậy, nhiệm vụ của chúng tôi là hành động bằng mọi cách có thể để bảo vệ đất nước", ông Tokayev nói.
Kazakhstan chìm trong bạo loạn, Tổng thống cầu cứu liên minh do Nga dẫn đầu
Đề nghị sự giúp đỡ của liên minh do Nga đứng đầu
Tổng thống Tokayev cho biết, ông đã đề nghị sự giúp đỡ của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) - một liên minh quân sự do Nga đứng đầu gồm Nga, Belarus, Armenia, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Tajikistan. "Tôi cho rằng, nhờ sự can thiệp của các đối tác CSTO là đúng đắn và kịp thời", người đứng đầu chính phủ Kazakhstan cho biết.
Đáp lại đề nghị này, Chủ tịch CSTO Nikol Pashinyan cho biết, tổ chức này sẽ triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình đến Kazakhstan. CSTO hiện chưa công bố quy mô và chi tiết kế hoạch triển khai lực lượng, nhưng ông Pashinyan - Thủ tướng Armenia - cho hay, lực lượng này sẽ chỉ triển khai ở Kazakhstan trong một thời gian nhất định.
Kazakhstan chìm trong bạo loạn (Ảnh: Reuters).
"Đáp lại đề nghị của Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev cũng như cân nhắc đến mối đe dọa an ninh và chủ quyền của Kazakhstan và những yếu tố khác, CSTO quyết định cử lực lượng gìn giữ hòa bình đến Cộng hòa Kazakhstan theo Khoản 4 Hiệp ước An ninh Tập thể", ông Nikol Pashinyan thông báo trên Facebook.
Các cuộc biểu tình ở Kazakhstan nổ ra từ đầu tuần sau khi chính phủ nước này quyết định tăng gấp đôi giá nhiên liệu. Chỉ trong vòng vài ngày, làn sóng biểu tình đã lan ra khắp đất nước và ngày càng nhuốm màu bạo lực.
Chính phủ của Tổng thống Tokayev đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp và lệnh giới nghiêm từ ngày 4/1. Tổng thống Tokayev cũng chấp nhận đơn từ chức của toàn nội các, chỉ định Phó Thủ tướng Alikhan Smailov làm Thủ tướng lâm thời cho đến khi nội các mới được thành lập.
Bất chấp những biện pháp này, bạo loạn vẫn tiếp tục diễn ra ở nhiều thành phố của Kazakhstan. Các hình ảnh đăng tải trên mạng cho thấy, người biểu tình đụng độ với lực lượng an ninh, đốt xe cảnh sát, đập phá hoặc phóng hỏa các tòa nhà chính quyền.
Kazakhstan đỏ lửa biểu tình, Chính phủ từ chức tập thể Các cuộc biểu tình bạo lực diễn ra ở Kazakhstan sau khi giá nhiên liệu tăng vì các điều chỉnh của chính phủ. Chính phủ Kazakhstan đã từ chức, trong khi Nga cũng lên tiếng về tình hình ở quốc gia Trung Á này. Một chiếc xe cảnh sát bị người biểu tình đốt cháy ở Almaty, Kazakhstan vào ngày 5-1 - Ảnh:...