Bắt ổ nhóm lừa đảo bán tăm “từ thiện” tại bến xe Mỹ Đình
Để có được nhãn mác “tăm từ thiện”, các đối tượng đã photocopy màu nhãn mác tăm của một số cơ sở từ thiện thật.
Tổ công tác Đội CSHS Công an quận Nam Từ Liêm, Hà Nội vừa bắt quả tang ổ nhóm đối tượng lừa đảo bán tăm “từ thiện” tại bến xe Mỹ Đình, khi đang có hành vi ép mua tăm đối với một số nạn nhân.
Các đối tượng bán tăm “từ thiện” bị đưa về trụ sở cơ quan công an
Danh tính nhóm đối tượng được làm rõ là Phạm Thị Hoa (SN 1985), trú tại xã Hồng Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội; Phạm Thị Thu (SN 1992), Phạm Thị Phương (SN 1996), Nguyễn Thị Hà (SN 1984) đều trú tại xã Lê Thanh, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Người tổ chức cho nhóm bán tăm “từ thiện” trên là Phạm Thị Hoa.
Cơ quan điều tra làm rõ, Hoa là người đi mua tăm, túi nilon tại khu vực chợ Đồng Xuân, sau đó mang về nhà, chia thành từng gói nhỏ. Để có được nhãn mác “tăm từ thiện”, Hoa đã photocopy màu nhãn mác tăm của một số cơ sở từ thiện thật.
Video đang HOT
Tăm và danh sách những người bị ép mua tăm “từ thiện”
Sau khi có “hàng”, Hoa phân phối cho mỗi người trong nhóm và đến khu vực bến xe Mỹ Đình để hoạt động. Nếu bị hại đồng ý mua tăm sẽ được các đối tượng cho xem sổ ghi danh sách những người đã “ủng hộ” trước đó với các mức từ 30.000-50.000 đồng, thậm chí có trường hợp phải nộp đến 100.000 đồng. Đưa ít hơn số tiền này, bị hại lập tức sẽ bị chửi bới, đe dọa. Nhóm đối tượng thường có từ 3-5 thành viên, ngoài 2 kẻ bán tăm, số còn lại sẽ lảng vảng xung quanh để sẵn sàng dằn mặt những ai không đồng ý quyên góp tiền.
Cơ quan công an đã thu giữ gần 1.000 gói tăm và nhiều tờ giấy photocopy ghi danh sách những người đã ủng hộ từ thiện. Phạm Thị Hoa khai, mỗi ngày trừ chi phí, mỗi đối tượng thu được từ 200.000-500.000 đồng. Toàn bộ số tiền này, các đối tượng chi tiêu cá nhân chứ không ủng hộ cho bất cứ một tổ chức từ thiện nào.
Đề nghị ai là bị hại của ổ nhóm bán tăm “từ thiện” rởm nói trên liên hệ với Đội CSHS Công an quận Nam Từ Liêm để được giải quyết. ĐT: 04.38373022./.
Theo NTD
"Cò" chuyển đồ lộng hành, vòi tiền tại bến xe Mỹ Đình
Mượn cớ chuyển đồ, một số nhân viên ở bến xe Mỹ Đình đã móc ngoặc với một số đối tượng, chuyển đồ cho khách rồi vòi tiền quá mức.
Bất cập tại bến xe Mỹ Đình
Chị Bùi Thị Lan ở TP Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn cho biết, chiều hôm qua (13/1) chị có đi xe khách từ Lạng Sơn về bến Mỹ Đình, Hà Nội.
Ảnh: Viết Cường
Sau khi xe vào bến mới (bến Mỹ Đình mới, đằng sau bến cũ), thấy chị Lan mang theo nhiều đồ nên có một người đàn ông ra "mời chào" chuyển đồ ra ngoài.
"Người nhà tôi khi đó đang đợi ở cổng sau (cổng ô tô đi vào). Tôi đồng ý nhờ người đàn ông này chuyển đồ ra cổng sau đó cho tôi. Lúc đi được vài mét, tôi hỏi bao nhiêu tiền thì người này nói hết 30.000 đồng. Tôi thấy đắt quá vì từ đây ra ngoài cổng có khoảng vài chục mét, đồ của tôi thì chỉ có một cái chăn và chiếc vali. Do đó tôi bảo thôi không chuyển nữa", chị Lan kể.
Sau đó, chị Lan đi ra ngoài cổng sau để gọi người nhà vào bê đồ giúp chị. Tuy nhiên, ở đây người đứng gác ngoài cổng lại không cho chị Lan đi ra và cũng ngăn cản không cho người nhà chị Lan vào vì lí do lối này không dành cho người đi bộ. Nhân viên này chỉ dẫn cho người nhà chị Lan phải đi vào từ cổng trước (cổng ngoài đường Phạm Hùng).
Đây là cổng mới cho xe khách đi vào bến Mỹ Đình. Hành khách xuống xe ở đây sẽ không được đi ra lối này phải đi bộ ra cổng chính, một quãng đường rất xa. Ảnh Viết Cường
Điều này khiến chị Lan hết sức bất ngờ và nghi ngờ một số nhân viên trong bến xe móc ngoặc với nhau để làm khó người đi đường, kiếm lời từ dịch vụ vận chuyển đồ: "Tại sao nếu tôi sử dụng dịch vụ chuyển đồ trong bến thì được ra cổng này còn nếu tôi tự mang đồ ra lại không được đi?", chị Lan đặt câu hỏi
Sau đó, người nhà chị Lan lại phải quay ra cổng trước của bến Mỹ Đình để vào trong mang đồ ra. Từ ngoài cổng bến đi vào trong khu bến sau (khu xe khách đi vào) là một quãng đường rất dài, theo ước tính khoảng trên 500 mét. Và nếu không sử dụng dịch vụ chuyển đồ ở bên trong bến xe thì người dân phải mang đồ từ bến sau này đi về phía cổng trước. Trong khi lối ra bến sau chỉ cách đó vài bước chân.
Sẽ chấn chỉnh và xử lí nghiêm...
Về phản ánh của chị Lan, sáng ngày 15/1, phóng viên Chất lượng Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Anh Toàn - Giám đốc Xí nghiệp quản lý bến xe phía Tây. Ông Toàn cho biết, hiện bến xe Mỹ Đình đang trong quá trình tu sửa và mở rộng nên nhiều cái chưa ổn định. Theo quy định, khu vực cổng sau (nơi xe vào) hiện tại không dành cho người đi bộ, kể cả là nhân viên vận chuyển hàng.
"Nhân viên chuyển hàng cũng không được đi lối này vì đây là lối xe vào, nếu để người đi bộ đi lại sẽ nguy hiểm cho hành khách và cản trở các xe khi vào bến. Việc nhân viên vận chuyển đi ra lối này và đòi 30.000 đồng tiền chuyển đồ cũng là sai quy định. Chúng tôi ủng hộ để nhân viên vận chuyển đồ đạc cho hành khách nhưng với số tiền rất nhỏ, gọi là hỗ trợ thôi chứ không nhiều như thế", ông Toàn nói.
Vị quản lý bến xe khẳng định, sẽ chấn chỉnh hiện tượng trên, nếu nhân viên nào cố tình làm sai sẽ xử lí nghiêm.
Ông Toàn cho biết thêm, do thời gian này bến xe đang mở rộng nên hành khách khi xuống bến phải đi từ bến sau ra cổng trước là quãng đường khá xa. Tuy nhiên, chỉ khoảng 15 ngày nữa, ở khu vực bến sau sẽ có một lối đi khác rất gần và tiện cho hành khách khi ra bến.
Theo NTD
Bắt "yêu râu xanh" người Hàn Quốc núp bóng HLV dạy golf Bị Interpol truy nã về hành vi hiếp dâm nữ sinh viên khi làm huấn luyện viên dạy golf, Jong Ha đã "sa lưới" sau hơn 3 năm lẩn trốn ở Việt Nam. Theo tin tức trên báo Công an Nhân dân, Phòng 5 Cục Cảnh sát truy nã Tổng cục Cảnh sát cho biết đã bàn giao đối tượng truy nã quốc...