Bắt ổ nhóm lừa đảo bán lan đột biến tiền tỷ ở Nghệ An
Công an Nghệ An đang vào cuộc điều tra ổ nhóm chuyên lừa đảo bán lan đột biến gen với số tiền lên tới nhiều tỷ đồng.
Sáng 14/8, theo nguồn tin của VTC News, Công an Nghệ An đang điều tra băng nhóm lừa đảo bán lan đột biến gen tiền tỷ. Vụ việc đang trong giai đoạn điều tra nên thông tin về những người bị bắt giữ trong đường dây này chưa được công bố.
Theo tìm hiểu của PV, trong thời gian qua, các nhóm lừa đảo thuê nhà, trồng lan, làm sự kiện mua bán, tung hô thổi phồng lan đột biến gen giá lên tới hàng tỷ đồng. Sau đó, chúng tìm mối những người nhẹ dạ cả tin mua bán để kiếm lời. Chúng đã lừa đảo hàng chục vụ khắp các tỉnh Nghệ An, Thanh Hoá và Hà Tĩnh…
Chậu lan đột biến được định giá 83 tỷ đồng tại Hà Nội.
Để tạo được sự tin tưởng cho các nạn nhân, nhóm lừa đảo này lên mạng xã hội rao bán lan phi điệp đột biến kèm theo giấy bảo hành, cam kết cây bán ra chuẩn cây và đúng mặt hoa.
Video đang HOT
Nhiều người tin tưởng đã chuyển hàng trăm triệu đồng để giao dịch. Tuy nhiên, khi nhận cây về chăm sóc một thời gian, người mua phát hiện bản thân bị lừa nên đã làm đơn tố cáo gửi cơ quan công an.
Hiện công an Nghệ An đang điều tra mở rộng vụ án
Diễn biến gay cấn liên quan "đại gia" Trầm Bê
Ông Trầm Bê, người vừa bị TAND TP HCM tuyên phạt 3 năm tù, đã bị VKSND TP HCM kháng nghị tăng án.
Ngày 13-8, VKSND TP HCM cho biết vừa ký quyết định kháng nghị, yêu cầu cấp phúc thẩm xử theo hướng không cho bị cáo Trầm Viết Trung (nguyên Giám đốc Trung tâm Xét duyệt tín dụng, Ủy viên thường trực Hội đồng Tín dụng - Ngân hàng TMCP Phương Nam sáp nhập Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Sacombank - từ năm 2015) được hưởng án treo; tăng hình phạt đối với ông Trầm Bê, nguyên Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Phương Nam, cùng 7 bị cáo khác nguyên là nhân viên và cán bộ thuộc ngân hàng này.
Kháng nghị của VKSND TP HCM còn yêu cầu ông Trầm Bê cùng 8 thuộc cấp liên đới bị cáo Dương Thanh Cường (là người sáng lập Công ty Bình Phát và Công ty Thanh Phát) bồi thường thiệt hại cho Sacombank.
Kháng nghị của VKSND TP HCM nhận định mức án mà tòa sơ thẩm tuyên đối với ông Trầm Bê, Phan Huy Khang cùng các đồng phạm là không tương xứng với tính chất, mức độ và hành vi phạm tội. Đặc biệt, bị cáo Trầm Bê và Phan Huy Khang (nguyên Phó tổng giám đốc kiêm Chủ tịch Hội đồng Tín dụng Ngân hàng TMCP Phương Nam) phải là người chịu trách nhiệm chính trong vụ án, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Ông Trầm Bê tại phiên tòa sơ thẩm
Đối với Trầm Viết Trung, bị cáo này phạm lỗi cố ý, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng và căn cứ theo nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán thì bị cáo Trung không được hưởng án treo.
Về trách nhiệm dân sự, trong vụ án này, Sacombank thiệt hại 505 tỉ đồng nên Dương Thanh Cường có trách nhiệm bồi thường 185 tỉ đồng, 9 bị cáo khác trong vụ án phải liên đới bồi thường 320 tỉ đồng.
Theo án sơ thẩm, Dương Thanh Cường thành lập, điều hành Công ty Bình Phát và Công ty Thanh Phát. Năm 2007, Cường lấy danh nghĩa Công ty Thanh Phát mua 10,5 ha đất nông nghiệp (gồm 23 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) tại xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, TP HCM.
Sau đó, Cường mang 23 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh 6 (Agribank Chi nhánh 6) thế chấp vay 628 tỉ đồng. Dù biết rõ khu đất này đã có quyết định thu hồi nhưng Cường tiếp tục nại lý do hòng mượn lại 23 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các hợp đồng chuyển nhượng từ Agribank Chi nhánh 6.
Sau đó, Cường lại dùng 23 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất làm tài sản bảo đảm tại Ngân hàng TMCP Phương Nam, vay hàng trăm tỉ đồng.
Lúc này, ông Trầm Bê và 8 bị cáo là cán bộ, nhân viên Ngân hàng TMCP Phương Nam biết rõ Công ty Bình Phát không đủ điều kiện được cấp tín dụng nhưng vẫn thông qua hồ sơ, khiến ngân hàng này thiệt hại 505 tỉ đồng.
Trước đó, chiều 30-7, TAND TP HCM tuyên phạt bị cáo Dương Thanh Cường 16 năm tù về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Tổng hợp bản án chung thân trước đó, hình phạt bị cáo này chấp hành là chung thân.
Ông Trầm Bê bị tuyên phạt 3 năm tù về tội "Vi phạm các quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng". Tổng hợp bản án 4 năm tù đang chấp hành, hình phạt với bị cáo này là 7 năm tù.
Liên quan vụ án, ông Phan Huy Khang bị tuyên 2 năm 6 tháng tù; Ngô Văn HuổL, Nguyễn Văn Phong (đều là cựu phó giám đốc kiêm ủy viên hội đồng tín dụng sở giao dịch) cùng mức án 2 năm tù; 2 bị cáo Phạm Trường Giang, Trần Quan Thắng (đều là cựu cán bộ tín dụng sở giao dịch) cùng mức án 1 năm 6 tháng tù.
Bị cáo Trịnh Bích Nga (cựu trưởng phòng kinh doanh kiêm ủy viên hội đồng tín dụng sở giao dịch) và Phan Thị Hồng Vân (cựu cán bộ pháp chế kiêm ủy viên hội đồng tín dụng ngân hàng) cùng mức án 1 năm 3 tháng tù. Bị cáo Trầm Viết Trung được tuyên 1 năm tù nhưng cho hưởng án treo.
1 cán bộ ngân hàng ở Bình Định bị tố lừa đảo nhiều tỉ đồng Sau khi bị tố cáo về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền lên đến nhiều tỉ đồng, một cán bộ ngân hàng ở tỉnh Bình Định đã tự ý nghỉ việc ở cơ quan. Chiều 13/8, Đại tá Nguyễn Đức Nam, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bình Định, cho biết, đã giao Phòng Cảnh sát kinh tế...