Bắt nữ trùm ma túy xứ Thanh lẩn trốn trong rừng sâu
Phải mất gần 6 năm trời theo dõi, truy tìm, các chiến sĩ trinh sát mới bắt được nữ trùm ma túy khét tiếng xứ Thanh này.
Gọi là nữ trùm ma túy là bởi đối tượng này có những ngón nghề hoạt động tinh vi nhất, liều lĩnh và táo tợn nhất. Để kiếm được nhiều tiền và có thể bảo vệ lượng hàng lớn mà mình buôn bán, thị sẵn sàng làm tất cả, thậm chí là lôi kéo cả người thân, ruột thịt cùng tham gia vào đường dây chết người.
Thị là Kiều Thị Lai, sinh năm 1960, trú tại huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Khi điều tra, xác minh đối tượng này, các cán bộ chiến sĩ Phòng CSĐT tội phạm về ma túy (C47), Bộ công an đã dùng cụm từ “nữ trùm ma túy” để ám chỉ thị.
Những thủ đoạn tinh vi và táo tợn
Kiều Thị Lai là người đàn bà có nhan sắc và rất sắc sảo. Thị là người có thể nói được và làm được, tất cả mọi việc dù lớn dù nhỏ thị đều gánh vác và làm tốt. Thị thuộc dạng ghê gớm, nanh nọc, không chỉ trong làm ăn mà ngay trong cuộc sống đời thường, cái bản mặt câng câng, ghê gớm cùng giọng nói xa xả nghe như tiếng kim khí xát vào nhau của thị khiến người đối diện phải thấy chờn.
Tội phạm ma túy thường là những đối tượng cộm cán, có máu mặt, Lai cũng không nằm ngoài trong số đó, thị thuộc diện lăn xả, sẵn sàng tỉ thí nếu việc làm ăn của mình bị ảnh hưởng. Trong lĩnh vực tội phạm, đặc biệt là tội phạm ma túy, khi đàn bà con gái trở nên liều lĩnh, táo tợn thì tất thảy đều phải dè chừng.
Chân dung nữ trùm ma túy Kiều Thị Lai
Theo hồ sơ vụ án, Kiều Thị Lai là một trong những trùm sỏ chuyên cung cấp, buôn bán ma túy số lượng lớn ở khu vực Quan Sơn, Thanh Hóa và những vùng giáp biên giới Lào. Tất cả các “đại lý” lớn nhỏ trên địa bàn và những vùng lân cận đều tìm đến “đầu nậu” Lai để lấy hàng. Trở thành “tổng đại lý” trong khu vực là bởi Lai có mối hàng ổn định, việc làm ăn của chị ta rất an toàn, không sợ bị phát giác.
Lai huênh hoang vỗ ngực rằng, chị ta làm được như vậy là bởi đã “lo lót” rất cẩn thận cho “cấp trên” rồi. Chẳng ai biết cấp trên là ai, nhưng cánh đại lý bán lẻ ma túy bên dưới thấy chị ta ăn nói rát rạt, tiền tiêu như nước, hàng họ cần bao nhiêu, vào bất kỳ lúc nào cũng đều có thì tin sái cổ. Thậm chí, đến thời điểm trước khi bị bắt, có mấy đại lý từ thành phố Thanh Hóa cũng mò đến chỗ Lai để “đặt hàng”.
Theo hồ sơ của các trinh sát Phòng PC47, Công an tỉnh Thanh Hóa, Kiều Thị Lai cùng gia đình chị ta đều thuộc diện có số, có má về ma túy ở địa phương. Chồng Lai cũng từng là đối tượng buôn bán ma túy sừng sỏ ở khu vực giáp biên giới Lào.
Video đang HOT
Đối tượng này không chỉ làm đại lý trong tỉnh, mà anh ta còn vươn vòi bạch tuộc ra các tỉnh bên ngoài. Sau khi chồng bị bắt và đi thi hành mức án hàng chục năm, lúc đó, Lai mới chính thức ra mặt kinh doanh buôn bán.
Trước đó, chị ta đứng trong hâu trường, làm công tác quân sư, nhận định thị trường và sổ sách giúp chồng. Ngày đó, đôi song kiếm hợp bích làm ăn lên như diều gặp gió, kinh tế của gia đình cũng theo đó khấm khá dần lên.
Càng có nhiều tiền, vợ chồng Lai càng say và bị những đồng tiền làm cho tối mắt, tối mũi. Nên khi chị ta tiếp quản công việc của chồng, xem ra Lai cỏn hoạt động chuyên nghiệp và dữ dội hơn chồng. Không những vậy, Lai còn lôi kéo thêm cậu em trai tên là Kiều Văn Thế cùng tham gia việc làm ăn phạm pháp với mình.
Trong đường dây của Lai, Thế là tay chân hỗ trợ đắc lực cho chị trong việc đi lấy hàng và giao hàng. Một thời gian sau thì em ruột Lai bị Công an tỉnh Thanh Hóa bắt về hành vi mua bán trái phép chất ma túy và phải đi thụ án ở Trại giam Thanh Phong.
Những tưởng khi cánh tay đắc lực bị chặt mất thì Lai sẽ khó lòng tiếp tục hành nghề này được, nào ngờ, càng ngày, Lai càng mở rộng đường dây của mình với những thủ đoạn hoạt động ngày càng tinh vi, và điều đó đã khiến cho cơ quan chức năng rất vất vả trong việc điều tra triệt phá.
Tất cả những mối hàng của Lai, những phương thức hoạt động của chị ta đã được các cán bộ chiến sĩ công an huyện Quan Sơn và Công an tỉnh Thanh Hóa thu thập tỉ mỉ. Khi đã có đầy đủ thông tin cùng những thủ đoạn làm ăn bất chính của thị, tổ công tác đã quyết định tung lưới.
Khoảng đầu tháng 9/2005, qua công tác nghiệp vụ, tổ công tác Công an tỉnh Thanh Hóa biết được rằng, Lai sẽ cung cấp một lượng hàng lớn cho một đại lý ở thành phố Thanh Hóa, do vậy các anh đã chia thành các mũi chờ thời cơ bắt quả tang. Hôm đó, khi phát hiện thấy một đối tượng nghi vấn phóng xe máy từ nhà Lai đi ra, tổ công tác đã ra hiệu lệnh dừng xe để kiểm tra.
Qua đó, các anh phát hiện đối tượng đang ôm một bánh heroin. Khi được đưa về trụ sở Công an, đối tượng này khai tên là Trần Văn Vinh, trú tại xã Dân Quyền, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Vinh cho biết đã lấy số hàng này từ Kiều Thị Lai, và khi đang trên đường mang hàng đi tiêu thụ thì bị các cán bộ chiến sĩ Công an tỉnh Thanh Hóa bắt quả tang.
Đấu tranh mở rộng vụ án, các trinh sát đã xác định được vai trò cung cấp ma túy của Kiều Thị Lai, tuy nhiên, khi đánh hơi thấy bị bại lộ, Lai đã vội vã gom góp tiền bạc và bỏ trốn khỏi địa phương. Ngay sau đó, lệnh truy nã đặc biệt toàn quốc về đối tượng này đã được phát ra.
Thời điểm đó là năm 2005, lúc ấy chồng Lai cũng bắt đầu được ra trại, ở nhà Lai còn 3 đứa con trứng gà trứng vịt lau nhau. Vậy nhưng dường như chẳng còn khái niệm chồng con, Lai bặt tăm từ đó, thị chẳng thông tin liên lạc với chồng con dù chỉ một lần, thậm chí mọi người còn tưởng Lai đã chết.
Tuy nhiên, trong 6 năm trời, chưa một lần các trinh sát theo dõi mảng truy nã của Cục C47, Bộ công an và các chiến sĩ công an tỉnh Thanh Hóa lơ là trong việc truy tìm tung tích của nữ trùm ma túy xứ Thanh. Hồi đó, bộ phận theo dõi mảng truy nã tội phạm lực lượng rất mỏng, lại phải đảm đương nhiều việc, nhưng các anh vẫn phân chia nhau rà soát, nắm thông tin về Lai.
Cho đến gần 6 năm sau, kể từ khi nữ trùm Kiều Thị Lai trốn biệt tăm, bộ phận theo dõi về công tác truy nã của Cục C47 mới phát hiện những thông tin về Kiều Thị Lai. Bởi đối tượng thuộc diện tinh vi và cáo già, thị đã mai danh ẩn tích gần 6 năm trời, thông tin về thị gần như đã chìm vào quên lãng, điều đó chứng tỏ thị rất ranh ma trong việc lẩn trốn.
Do đó, các cán bộ chiến sĩ trong Cục C47 đã rất thận trọng trong việc xác minh thông tin, khi thấy thông tin có cơ sở, các anh đã đề xuất lập chuyên án bắt đối tượng. Khi chuyên án được thành lập, một tổ công tác gồm ba điều tra viên dày dạn kinh nghiệm của Cục C47, Bộ Công an và Phòng PC 47, Công an tỉnh Thanh Hóa đã lên đường.
Truy bắt nữ trùm ma túy lẩn trốn trong rừng sâu
Địa bàn đầu tiên tổ công tác đến để lần tìm dấu vết của Kiều Thị Lai là huyện Krông Buk, Đắc Lắc. Sở dĩ các anh tìm đến Đắc Lắc đầu tiên là bởi có thông tin rằng, sau khi trốn khỏi Thanh Hóa, Lai đã mò và đây để trốn sự truy tìm của cơ quan pháp luật.
Tuy nhiên, khi tổ công tác đưa ảnh nhận dạng của Lai cho mọi người xem thì ai nấy đều khẳng định, người trong ảnh là Nguyễn Thị Thuận. Đối tượng này đến đây từ cuối năm 2005, chị ta làm cỏ thuê cho các chủ rẫy cà phê và sống một mình khá khép kín, ít quan hệ với những người xung quanh.
Ở Krông Buk khoảng hơn 3 năm, đến đầu năm 2009 thì chị ta bỏ đi đâu không ai biết. Không nản chí, tổ công tác lại tiếp tục lần theo hướng đi của Kiều Thị Lai. Mất rất nhiều thời gian lần theo các manh mối và được sự phối hợp thông tin của các cơ quan Công an trên cả nước, cuối cùng tổ công tác đã xác định được nơi Kiều Thị Lai đang lẩn trốn là tỉnh Bình Phước.
Thông tin chỉ vỏn vẹn là thế, còn Lai ở xã nào, huyện nào của Bình Phước thì các anh không thể nắm bắt ngay được. Lại phải tốn khá nhiều thời gian và mất rất nhiều công sức, cuối cùng các trinh sát mới phát hiện được nơi trốn tránh tiếp theo của Lai là xã Phú Văn, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước.
Đây là địa bàn giáp biên giới Campuchia, đường xá đi lại rất khó khăn, cuộc sống của người dân còn thiếu thốn. Được biết, Kiều Thị Lai đang ở đây với một thanh niên kém mình 5 tuổi, đó là người Lai quen trong thời gian làm thuê ở Đắc Lắc.
Hôm từ xã Phú Văn vào thôn Cát Dài – nơi Lai đang lẩn trốn, trời mưa như trút nước, đường đất đỏ lầy lội rất khó đi, tổ công tác đã phải xuống cuốc bộ hơn 30km mới vào đến nơi. Theo tài liệu chính quyền xã Phú Văn cung cấp, cách đây hơn 1 năm, có một người đàn bà có vẻ ngoài ghê gớm, đáo để đến mua một vườn điều để làm ăn kinh doanh.
Trong những bản hợp đồng ký kết, chị ta đều khai tên Nguyễn Thị Thuận. Đi cùng chị ta lúc nào cũng có anh tình nhân trẻ tuổi kè kè, hai người đã thuê một ngôi nhà ở ngay bìa rừng hoang vắng để ở. Sau khi có thông tin, tổ công tác đã tiến hành xác minh để kiểm chứng xem, người đàn bà tên Thuận kia có phải là trùm ma túy Kiều Thị Lai không.
Bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ, cuối cùng các anh đã khẳng định, Thuận và Lai chỉ là một. Do vậy, kế hoạch bắt đối tượng đã được triển khai, thời điểm được chọn bắt là 23h, khi Lai và người tình đang ngủ trong nhà.
Hôm đó, việc bắt giữ đã thành công tốt đẹp, nữ trùm ma túy Kiều Thị Lai bất ngờ đến độ mãi không nói được lời nào, đôi mày thị nhíu lại khiến bộ mặt càng thêm cau có. Chắc thị không thể hiểu tại sao thị đã chạy đến như vậy mà cơ quan Công an còn tìm ra.
Về phía anh nhân tình trẻ, thấy cô bồ già bị bắt, mặt anh cứ tái xanh và bám chặt lấy cô bồ vì nghĩ rằng cơ quan Công an đã bắt nhầm người. Cuộc trốn chạy của nữ trùm ma túy xứ Thanh đã kết thúc, thị sẽ phải trả giá cho những gì mình gây ra.
Theo Giáo Dục VN
Băng cướp của Hiền "đầu bạc" Kỳ 5: Đền tội
Thấy được nhiều vàng, Hiền cho tên Mai Văn Sinh về quê ở Hà Sơn Bình tuyển thêm người lên đào vàng cho y. Nhưng đến ngày 13-8-1990, khi tới khu vực Mai Châu, Hòa Bình, tên Sinh đã bị CA Hà Sơn Bình bắt giữ.
Mặc, Hiền vẫn bất chấp pháp luật, tiếp tục cho đồng bọn hoạt động trắng trợn ở khu vực xã Lũng Cao. Tháng 8-1990, Chủ tịch UBND huyện Bá Thước đã có thư kêu gọi tên Hiền và những đối tượng trong tổ chức của y ra đầu thú, giao thư trực tiếp cho anh ruột Hiền là Nguyễn Mạnh Hiệp, đang công tác tại Phòng Thống kê của UBND huyện, đem vào cho Hiền.
Tang vật vụ án thu được
Nhưng không những không chịu đầu thú, Hiền càng thách thức, ngang ngược hơn. Nguyễn Quang Thành (Thành côi) chứng kiến sự độc ác của Hiền "đầu bạc", biết rằng trước sau gì cũng sẽ bị y đánh đập và thấy tình thế không thể ở lại hang Kịt nên đã tìm cách bỏ trốn về nhà và ngày 30-8-1990, Thành đến Trại tạm giam CA tỉnh Thanh Hóa xin đầu thú, tự nguyện vào trại cải tạo thụ án tiếp.
Tình hình trật tự trị an xã hội ngày càng phức tạp trên khu vực hang Kịt, hành vi phạm tội của Nguyễn Mạnh Hiền và đồng bọn ngày càng nguy hiểm. Trước tình hình đó, Ban Giám đốc CA tỉnh Thanh Hóa đã báo cáo với Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) thành lập một Ban chuyên án gồm lực lượng chi viện của Bộ, công an các địa phương và lực lượng quân đội, giao cho Phòng CSHS CA tỉnh Thanh Hóa làm chủ công, nhanh chóng truy quét tổ chức này.
Địa bàn hoạt động của Hiền đầu bạc
Ban chuyên án đã tiến hành nhiều biện pháp nghiệp vụ, cho trinh sát cài cắm, giả làm người đào vàng vào khu vực hang Kịt Toong Hoong để nắm tình hình, vẽ sơ đồ lán trại, tìm hiểu vũ khí của bọn chúng. Theo thông tin các trinh sát nắm được, Nguyễn Mạnh Hiền đã lập sẵn một phương án trốn chạy khi có "biến". Ngày 10-9-2008, một lực lượng phối hợp gần 100 cán bộ chiến sĩ CA Thanh Hóa, Hà Sơn Bình chia làm 4 mũi tấn công vào các khu vực chính, gồm hang Kịt, hang Bương, hang Tời, hang Đỏ, hang Công Cộng, chặn cả đường rút chạy theo kiểu "vu hồi". Theo phương án mà Nguyễn Mạnh Hiền vạch sẵn, y sẽ chuồn vào Eo Kén, hang xa nhất cách bãi vàng gần chục cây số để tháo chạy vào Nghệ An.
Do đó, mũi đầu tiên xuất phát từ Hoà Bình, mục tiêu là hang Eo Kén, sau đó, đồng loạt các mũi sẽ tấn công. Mỗi tổ công tác đều được chuẩn bị kỹ lưỡng, cả lương thực, nước uống, thuốc men đến vũ khí. Tất cả các con đường, lối mòn trên núi đều bị bao vây. Đến trung tâm xã, tất cả các mũi truy kích đều phải bỏ xe, lặn lội đi bộ suốt đêm trong sương mù lạnh lẽo, mũi xa nhất vào bãi vàng phải đi bộ tới 30 cây số. Tới nơi, các cán bộ chiến sĩ còn phải dùng ròng rọc đưa từng người mới xuống được các hang. Trong khi các trinh sát trong Ban chuyên án đang âm thầm triển khai lực lượng thì tên Đặng Văn Hợi (SN 1959, ở xã Hợp Tiến, Mỹ Đức, Hà Sơn Bình) tình cờ biết được, nửa đêm mò đến lán của Hiền bẩm báo.
Nhận được tin, Hiền nhanh chóng tổ chức đồng bọn đối phó và phân tán vũ khí, tài sản. Hiền còn ngang nhiên, thách thức dán bảng ở cửa hang với nội dung: "Tôi đã biết trước cách đây 2 ngày, các ông rút đi cho được việc thì an toàn tính mạng - Ký tên: Hiền".
Ngày 12-9-1990, một mũi tấn công thẳng vào trung tâm ổ cướp. Đến lúc này, các tên trong băng cướp đều nhớn nhác, náo loạn. Trước sự tấn công quyết liệt của lực lượng truy quét, Hiền "đầu bạc" đã hoảng loạn ra lệnh cho đồng bọn tháo chạy. Bản thân y cũng vội vàng, không kịp mặc cả quần áo, kéo thị Đức trốn lên núi. Đến đêm 13-9, Hiền "đầu bạc" về làng Hang, xã Lũng Cao, vào nhà anh Vi Văn Là lấy quần áo để thay rồi sang nhà ông Vi Văn Sầm, đe dọa, bắt ông Sầm phải cho y trốn lên sàn nhà. Sáng 14-9, tổ công tác gồm 10 chiến sĩ đã truy lùng tên Hiền tới làng Hang thì mất dấu.
Trong lúc chưa biết nên bắt đầu kiểm tra nhà dân nào đầu tiên thì một bé gái đi qua. Nhận được ám hiệu của một bé gái, tổ truy kích đã nhanh chóng bao vây ngôi nhà nơi Hiền "đầu bạc" đang lẩn trốn và đã tóm gọn y, thu 1 khẩu súng K54 còn 1 viên đạn đã lên nòng. Ngày 14-9, tất cả tổ chức băng nhóm của Hiền "đầu bạc" gồm 23 tên lần lượt bị bắt giữ, kể cả những tên đã vượt được rừng, chạy trốn sang Hòa Bình và các huyện khác của tỉnh Thanh Hóa. Riêng tên Võ Văn Hòa được tên Hiền giao cho 1 khẩu súng AK với 30 viên đạn để canh gác đã trốn lên núi, giấu súng đạn rồi trốn về nhà ở xã Cẩm Sơn - huyện Cẩm Thủy - Thanh Hóa. Ngày 1-10-1990, gia đình đã đưa Hòa đến CA tỉnh Thanh Hóa đầu thú.
Từ một thanh niên có học, chỉ vì một lần sa chân lỡ bước, Nguyễn Mạnh Hiền đã trượt sâu vào vũng bùn tội lỗi, phạm tội hết lần này đến lần khác, trở thành tướng cướp của một băng cướp nguy hiểm, sẵn sàng đánh, giết người tàn bạo. Chính Hà Thị Đức, người đàn bà mà Hiền yêu nhất, chiều chuộng như một bà hoàng đã phải thú nhận trước CQĐT về bản chất côn đồ, không còn tính người của Hiền và nói rõ mục đích của Hiền trong tương lai là sẽ xây dựng một đội quân ô hợp, gồm những đối tượng nguy hiểm để chống đối lại chính quyền.
Trước ngày bị xử bắn, tên Hiền vẫn âm mưu tìm cách vượt ngục. Sau khi lấy trộm được chùm chìa khóa của quản giáo, Hiền mở cùm chân, mở 3 lần cửa khoá rồi trốn thoát khỏi trại tạm giam, lẩn lên núi Long Định xuống Quốc lộ 1A tìm đường trốn tiếp. Hắn mò ra thị trấn Cẩm Phong lấy trộm bộ quần áo thì bị phát hiện và bị bắt lại. Bản thân Hiền, trong cuốn nhật ký của y mà CQĐT thu được y cũng từng đặt câu hỏi: "Tội phạm là gì?". Y tự nhận những hành động của mình là tàn ác, sẽ không "trụ" được lâu dài.
Trong sâu thẳm con người y, Hiền định kiếm được vài chục cây vàng sẽ cùng Đức trốn ra nước ngoài. Nhưng lưới trời lồng lộng, thật khó thoát, cuối cùng y cũng bị bắt. Ngày 1-11-1991, TAND tỉnh Thanh Hóa đã tuyên án tử hình đối với Nguyễn Mạnh Hiền, những tên đồng bọn trong tổ chức của Hiền "đầu bạc" cũng đã bị xử lý thích đáng.
Theo Pháp Luật XH
Băng cướp của Hiền "đầu bạc", Kỳ 4: Mang súng đi hỏi vợ Trong băng nhóm của Hiền đã tụ tập đủ mặt những tên trốn trại, có nhiều tiền án tiền sự, cả những đối tượng phạm tội rất nghiêm trọng đang lẩn trốn pháp luật. Sau khi quay lại bãi vàng, Hiền tiếp tục gây dựng một tổ chức mới gồm các tên: Nguyễn Mạnh Hiền, Nguyễn Quang Thành, Nguyễn Mạnh Hoà, Nguyễn Văn...