Bắt ‘nữ quái’ ưa nhìn lừa hàng trăm triệu của người đi xin việc
Dù không có mối quan hệ, không có khả năng xin việc nhưng Phạm Hồng Nhung (SN 1986) trú tại phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội vẫn luôn tự giới thiệu mình có khả năng xin việc, thậm chí xin được vào ngành Công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản…
Chỉ huy CAQ Nam Từ Liêm cho hay, từ năm 2015 đến nay, CAQ liên tiếp nhận được nhiều đơn tố cáo Phạm Hồng Nhung (SN 1986) trú tại phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Quá trình điều tra, xác minh thông tin, nạn nhân của Nhung chỉ cung cấp những tờ giấy biên nhận viết tay do Nhung viết với nội dung nhận của anh hay chị số tiền…, do đó không đủ căn cứ pháp lý.
Đầu tháng 10-2017, chị Trần Thị Thu H., trú tại phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội tiếp tục làm đơn tố cáo Phạm Hồng Nhung và cung cấp một tờ giấy biên nhận với nội dung: “Tôi là Phạm Hồng Nhung, đã nhận của chị Trần Thị Thu H. số tiền 220 triệu đồng để xin việc cho cháu Nguyễn Thị H. vào Kiểm toán Nhà nước”.
Đối tượng Phạm Hồng Nhung
Cũng theo trình báo của chị H., năm 2012, do có nhu cầu xin việc cho con gái vào Kiểm toán Nhà nước, được sự giới thiệu của anh Vũ Văn T., là cháu họ bên chồng, chị H. đến gặp Nhung đặt vấn đề… Nhung nói có thể xin được việc cho cháu H., nhưng với chi phí 320 triệu đồng. Chị H. đồng ý và ngày 22-5-2012 tại nhà Nhung, chị H. đã giao cho người phụ nữ này số tiền 220 triệu đồng, rồi sau đó tiếp tục đưa thêm 100 triệu đồng trong tình trạng không có giấy biên nhận.
Chờ thêm một thời gian dài, con gái chị H. vẫn không được đi làm tại Kiểm toán Nhà nước. Đến lúc này, chị H. đến gặp Nhung xin lại tiền, những Nhung trả lời đã “lót đường” tới các “cửa xin việc”… Tuy nhiên, do con gái chị H. bị khuyết tật giọng nói, nên không có nơi nào nhận và giờ số tiền chỉ còn lại 100 triệu đồng. Chị H. yêu cầu Nhung nếu không trả lại tiền thì phải xin được việc cho con gái mình. Để đối phó, Nhung đã giới thiệu con gái chị H. đến làm việc tại một công ty kiểm toán tư nhân do chồng chị ta quản lý.
Căn cứ vào tài liệu chứng cứ thu thập được, ngày 4-12, Cơ quan CSĐT – CAQ Nam Từ Liêm đã bắt giữ Phạm Hồng Nhung để điều tra làm rõ hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Nhung khai nhận đã đưa con gái chị H. vào công ty kiểm toán của chồng và không mất chi phí, số tiền Nhung nhận của chị H. đã sử dụng hết, không có khả năng trả lại.
Video đang HOT
Phạm Hồng Nhung làm việc tại cơ quan công an
Theo lực lượng công an cơ sở nơi Phạm Hồng Nhung sinh sống, người phụ nữ này không có việc làm, nhưng luôn tỏ ra có nhiều mối quan hệ với các cấp lãnh đạo và vì thế nhiều người đã tin tưởng.
Một nạn nhân khác của Nhung cũng cho hay, đã đưa cho người phụ nữ này hơn 1 tỷ đồng để nhờ xin việc… Nhung cũng viết giấy biên nhận, nhưng chỉ với nội dung: “Tôi Phạm Hồng Nhung nhận của chị số tiền 1 tỷ đồng” nhưng không hề nói sẽ sử dụng để xin việc hay làm gì khác.
Vụ việc hiện đang được tiếp tục điều tra làm rõ.
Theo Văn Trường
An ninh thủ đô
"Siêu trộm" gây án tại 14 căn hộ chung cư cao cấp chỉ bằng 1 chiếc tuốc-nơ-vít
Cửa chính, cửa sổ đều không có dấu hiệu bị cạy phá nhưng điều đáng kinh ngạc là 14 căn hộ ở một chung cư cao cấp đã bị mất tài sản có tổng giá trị lên tới 2 tỷ đồng. Một tháng sau khi vụ trộm thứ 14 xảy ra, lực lượng hình sự CAQ Nam Từ Liêm, CATP Hà Nội đã bắt giữ được "siêu trộm" gây án chỉ bằng một chiếc... tuốc-nơ-vít.
Đối tượng Mai Xuân Hải và tang vật trộm cắp được
Bị trộm ghé thăm, hàng loạt căn hộ sạch trơn dấu vết
Từ tháng 7 đến tháng 11-2016, CAQ Nam Từ Liêm liên tục nhận được đơn trình báo của người dân tại Khu đô thị Sudico và The Garden thuộc phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội về việc bị trộm đột nhập vào nhà trộm cắp tài sản. Đáng chú ý trong số này có nhà chị Nguyễn Thanh Tâm ở CT1, 2 lần bị trộm ghé thăm trong vòng 1 tháng. Lần đầu tiên vào ngày 17-7, nhà chị bị trộm một máy vi tính nhãn hiệu Dell. Ngày 20-8, nhà chị Tâm lại tiếp tục bị trộm số tiền 20 triệu đồng và một máy ảnh Canon 550D. Tổng giá trị tài sản theo chị Tâm cho biết là 50 triệu đồng.
Ở một căn hộ khác của anh Nguyễn Quốc Vinh cũng trong tòa nhà CT1, khi anh Vinh về nhà, phát hiện chiếc két sắt cá nhân vẫn ở vị trí cũ nhưng đã bị đập phá, tiền bị mất hết nhưng giấy tờ cá nhân vẫn còn nguyên vẹn. Tuy nhiên, trong nhà lại không hề có dấu vết những mẩu sắt của chiếc két. Phải chăng tên trộm đã vào nhà anh đến 2 lần, lần đầu để lấy trộm két mang đi đập ra lấy tiền và lần thứ hai mang... trả lại két? Trước sự táo tợn của "siêu trộm" này, Ban chỉ huy CAQ Nam Từ Liêm đã yêu cầu lực lượng hình sự xác lập chuyên án để đấu tranh.
Thiếu tá Đặng Mạnh Cường, Đội trưởng Đội Cảnh sát hình sự, CAQ Nam Từ Liêm cho biết, quá trình điều tra vụ án khá khó khăn vì hầu hết các vụ việc đều xảy ra vào ban ngày, không có nhân chứng chứng kiến sự việc. Camera an ninh tại các tầng không được lắp đặt, camera dưới tầng 1 của khu đô thị không có thẻ nhớ nên không lưu giữ được hình ảnh. Còn lực lượng bảo vệ của tòa nhà gần như chỉ có trách nhiệm trông giữ phương tiện, hơn nữa lại trông chờ vào hệ thống camera an ninh nên gần như không cung cấp được thông tin nào cho lực lượng công an. Chưa kể, nhiều người dân khi xảy ra mất trộm đã cho rằng "số đen phải chịu, có báo cũng không tìm được" nên cũng không ra trình báo cơ quan công an.
Dù có rất ít manh mối, nhưng sau một thời gian dài dày công rà soát, phán đoán, lực lượng hình sự CAQ Nam Từ Liêm đã phát hiện ra mấu chốt của vấn đề.
Tổng số tiền trong tài khoản ngân hàng của Mai Xuân Hải cho đến ngày bị phát hiện lên tới 750 triệu đồng
Dấu vết lạ từ cửa sổ mở ra hành lang
Với hàng loạt vụ trộm này, chỉ huy lực lượng Cảnh sát hình sự CAQ Nam Từ Liêm đã yêu cầu nghiêm túc thực hiện lại việc khám nghiệm hiện trường. Theo đó, lực lượng chức năng đã phát hiện ra rằng, tất cả các căn hộ mà đối tượng trộm đột nhập đều có cửa sổ mở ra hành lang và tại đây đã phát hiện dấu vết chờn ren của các đinh ốc do có sự tác động của con người cũng như mạt sắt rơi đầy xung quanh. Do đó lực lượng công an đã nhận định đây chính là hướng đột nhập của "siêu trộm".
Tại sao kẻ trộm lại có thể liên tiếp đột nhập vào khu đô thị trong khi tại đây lại bố trí lực lượng khá dày? Phải chăng hắn là người quá quen thuộc tại đây?... Hàng loạt những câu hỏi được đặt ra dẫn đến hướng điều tra đầu tiên của Ban chuyên án tập trung vào các đối tượng đã từng là bảo vệ tại các tòa nhà chung cư trong khu đô thị. Cùng với đó, các đối tượng kinh doanh gas, lắp đặt nội thất trong khu đô thị cũng bị đưa vào tầm ngắm.
Với sự phối hợp giúp đỡ của người dân, quá trình điều tra, rà soát đã xác định được đối tượng gây ra hàng chục vụ trộm tại Khu đô thị Sudico và The Garden là Mai Xuân Hải (SN 1989), trú tại Hà Trung, Thanh Hóa - là thợ lắp giàn phơi thông minh, hiện đang tạm trú tại phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Cơ quan công an đã thu giữ trong người Mai Xuân Hải một chiếc điện thoại Samsung Galaxy A7 là tang vật trong vụ trộm cắp tài sản xảy ra vào ngày 13-10 tại Khu đô thị Mỹ Đình - Sông Đà. Không lý giải được nguồn gốc chiếc điện thoại, Mai Xuân Hải đã phải thừa nhận hành vi gây ra 14 vụ trộm tại Khu đô thị Sudico và The Garden.
Thiếu tá Đặng Mạnh Cường nhớ lại, trong số 14 vụ trộm xảy ra tại Khu đô thị Sudico, hầu hết đều có hình ảnh Mai Xuân Hải tại hiện trường. Truy xét tài khoản ngân hàng của Mai Xuân Hải, cơ quan công an còn phát hiện nhiều điều bất minh, đó là đều đặn hàng tháng, vào thời điểm sau khi vụ trộm xảy ra khoảng 1 tuần, có một số tiền lớn chuyển vào tài khoản bằng hình thức gửi tiết kiệm. Trong khi đó, Mai Xuân Hải chỉ là một công nhân lắp đặt giàn phơi, lương chỉ đủ chi dùng cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Tổng số tiền trong tài khoản của Mai Xuân Hải cho đến ngày bị phát hiện đã lên tới 750 triệu đồng.
Tại cơ quan công an, Mai Xuân Hải thừa nhận do khi đi lắp đặt giàn phơi, phát hiện thấy ốc vít lắp ở khung cửa sổ khá sơ sài liền tháo thử khá dễ dàng. Sau đó, Hải điều tra nắm rõ quy luật sinh hoạt của người dân tại đây và thấy hầu hết đều đi làm vào ban ngày. Vì thế, trong vai một người bình thường, Hải đi vào các chung cư cao cấp này. Đứng trước các căn hộ, bấm chuông nhiều lần, nếu không thấy nhà ai mở cửa, Hải sẽ dùng tuốc-nơ-vít vặn ốc, tháo khung cửa sổ và chui vào nhà "thu dọn" đồ đạc rồi đi ra cũng bằng đường cửa sổ, tất nhiên hắn lắp lại cửa sổ như bình thường rồi mới bỏ đi.
Trộm quay trở lại hiện trường, trả giấy tờ
Trong quá trình điều tra về Mai Xuân Hải, lực lượng Cảnh sát hình sự CAQ Nam Từ Liêm còn phát hiện một chi tiết khá thú vị về đối tượng. Đó là khi đột nhập vào nhà anh Nguyễn Quốc Vinh ở tòa nhà CT1, Hải phát hiện trong nhà có 1 chiếc két sắt cá nhân. Hải đã về lại nhà trọ, lấy thùng carton, cho két sắt vào rồi mới mang về nhà trọ.
Tại đây, Hải đã phá két sắt và phát hiện ngoài tiền còn có khá nhiều giấy tờ cá nhân của anh Vinh và gia đình. Hải đã lấy tiền, mang két sắt còn nguyên giấy tờ trả lại cho anh Vinh vẫn bằng... con đường cũ. Khi các điều tra viên hỏi Hải tại sao lại trả lại giấy tờ, vì có thể sẽ bị phát hiện bắt giữ, Hải đã trả lời, số giấy tờ này không có giá trị gì với Hải nhưng với anh Vinh và người thân nếu bị mất thì phải mất nhiều thời gian mới làm được nên Hải đã "quyết tâm" mang... trả lại.
Hải cũng thừa nhận, chính sau 2 lần đột nhập vào nhà chị Tâm thấy quá dễ dàng, số tiền lấy được lớn nên Hải nảy sinh ý định trộm cắp và gửi tiết kiệm để xây nhà ở quê. Gần 2 tháng sau lần đột nhập vào nhà chị Tâm, Hải quyết định "càn quét" các chung cư quanh khu vực này. Cứ khoảng từ 3 đến 6 ngày, Hải lại đột nhập một lần.
Trong số này, phi vụ Hải lấy trộm được nhiều nhất là vào ngày 8-11-2016, tại nhà anh Nguyễn Văn G. Tại đây, Hải đã lấy được 100 triệu đồng tiền mặt ở ngăn kéo bàn làm việc cùng 1 chiếc va-li có 2 kiềng vàng, 2 lắc vàng và 6 chiếc nhẫn vàng. Chỉ 3 ngày trước ngày bị bắt, Hải đột nhập vào nhà một người Hàn Quốc lấy một máy tính xách tay nhãn hiệu LG và 2.800 USD. Đây cũng là số tiền cuối cùng mà Hải gom góp để gửi vào quyển số tiết kiệm có giá trị lớn nhất - 200 triệu đồng.
"Trong số 14 vụ trộm xảy ra tại Khu đô thị Sudico, hầu hết đều có hình ảnh Mai Xuân Hải tại hiện trường. Truy xét tài khoản ngân hàng của Mai Xuân Hải, cơ quan công an còn phát hiện nhiều điều bất minh, đó là đều đặn hàng tháng, vào thời điểm sau khi vụ trộm xảy ra khoảng 1 tuần, có một số tiền lớn chuyển vào tài khoản bằng hình thức gửi tiết kiệm".
Thiếu tá Đặng Mạnh Cường (Đội trưởng Đội Cảnh sát hình sự, CAQ Nam Từ Liêm, Hà Nội)
Theo Yên Hưng
An ninh thủ đô
Tên trộm đột nhập biệt thự biết cách tạo vỏ bọc tinh vi Một chiều cuối tháng 3-2016, cả khu đô thị Trung Văn, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm xôn xao khi một căn biệt thự bị trộm đột nhập, khoắng sạch két sắt chứa sổ đỏ, sổ tiết kiệm cùng số tiền vàng, trang sức trị giá khoảng 650 triệu đồng. Hình ảnh camera đặt tại cổng biệt thự cho thấy, vào thời...