Bắt ‘nữ quái’ cho vay lãi nặng hơn 1.000%/năm
Lô Thị Trang đã cho một số cá nhân vay tiền với lãi suất từ 356%/năm đến 1216,67%/năm. Với tổng số tiền cho vay gần 1,5 tỷ đồng, đối tượng thu lợi bất chính trên 500 triệu đồng.
Ngày 31/5, Công an thành phố Vinh (Nghệ An) cho biết, đơn vị vừa phá thành công chuyên án, bắt giữ đối tượng Lô Thị Trang (SN 1992, trú phường Lê Lợi, thành phố Vinh) về hành vi cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.
Trước đó, qua công tác nắm tình hình, Công an thành phố Vinh phát hiện đối tượng Lô Thị Trang có nhiều biểu hiện vi phạm pháp luật liên quan đến tín dụng đen.
Lợi dụng việc một số người dân có nhu cầu vay tiền, Trang đã thực hiện hành vi cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự, với lãi suất cao.
Khi đến hạn thanh toán tiền lãi, nếu người vay không trả kịp và không có khả năng tiếp tục chi trả, Trang thường xuyên gọi điện chửi bới, gây sức ép, đe dọa, buộc người vay trả tiền.
Trước tình hình đó, Công an thành phố Vinh đã xác lập chuyên án đấu tranh.
Video đang HOT
Đối tượng Lô Thị Trang. Ảnh: Công an Nghệ An
Lô Thị Trang hoạt động với phương thức, thủ đoạn tinh vi. Quá trình cho vay tiền đối tượng không viết giấy thể hiện lãi suất vay mà sử dụng phần mềm trên mạng xã hội để quản lý việc cho vay và thu lãi khiến công tác đấu tranh của Ban chuyên án gặp nhiều khó khăn.
Sau thời gian điều tra, khoảng 10h35 ngày 27/5, Đội Cảnh sát kinh tế, Công an thành phố Vinh phá thành công chuyên án, bắt đối tượng Lô Thị Trang về hành vi cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự; thu giữ nhiều giấy tờ, tài liệu có liên quan.
Tại cơ quan công an, đối tượng Trang khai nhận đã tiến hành các hoạt động cho vay lãi nặng từ đầu năm 2023 đến nay.
Trang đã cho một số cá nhân vay tiền với lãi suất từ 356%/năm đến 1216,67%/năm (vượt 26 đến 80 lần lãi suất cao nhất cho phép được hưởng lợi theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015). Với tổng số tiền cho vay gần 1,5 tỷ đồng, đối tượng thu lợi bất chính trên 500 triệu đồng.
Truy tố đường dây cho vay lãi nặng thu lợi hàng ngàn tỷ đồng
VKSND TP HCM mới ban hành cáo trạng truy tố bị can Aigars Plivs (39 tuổi, quốc tịch Latvia), Nguyễn Thị Tuyết Sương (Giám đốc Cty TNHH MTV TMDV Digital Credit), Trương Tuấn Tài (Giám đốc Cty TNHH Fincap VN) và 10 bị can khác cùng về tội 'Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự'.
Đối tượng Aigars (thứ 3 từ trái sang) khi bị bắt. (Ảnh: Công an cung cấp)
Đầu năm 2023, Công an quận 10 nhận được đơn của người đàn ông trình báo việc vay của Cty Digital Credit số tiền 1 triệu đồng nhưng không có tiền trả và được yêu cầu trả nợ với số tiền gốc và lãi (tính từ 10/6/2022 - 10/4/2023) là 21 triệu đồng.
Qua điều tra, công an phát hiện đường dây cho vay lãi nặng hoạt động có tổ chức thông qua 2 trang web tamo.vn và findo.vn do Cty TNHH Sofi Solutions vận hành. Hai Cty Digital Credit và Fincap thực hiện giải ngân cho vay "núp bóng" dịch vụ cầm đồ, tư vấn tài chính.
CQĐT xác định năm 2018, Aigars (nhân viên của một Cty trụ sở tại Latvia) đến Việt Nam để thành lập, vận hành cho vay thông qua 3 Cty trên. Từ 2019 - 2021, Aigars cho vay qua web "tamo.vn". Đến 2021, Aigars được chỉ đạo điều hành thêm việc cho vay qua "findo.vn". Hai trang web trên được Cty ở Latvia lập trình sẵn.
Toàn bộ các dữ liệu về hợp đồng điện tử, thông tin khách hàng, khoản vay, việc trả nợ, dữ liệu kế toán... đều được lưu trữ trên hệ thống do Cty ở Latvia quản lý. Các nhân sự tại Việt Nam thuộc 3 Cty chỉ được quyền truy cập, xem và cập nhật thông tin dữ liệu khách hàng trên trang web mà không thể sao chép dữ liệu do được cài phần mềm bảo vệ.
Để vay tiền, khách hàng chỉ cần đăng nhập trang web rồi điền thông tin cá nhân, thu nhập, chi tiêu hằng tháng, hình ảnh căn cước. Hệ thống sẽ tự động giải quyết cho vay mà không cần tiếp xúc trực tiếp với bất cứ nhân viên nào của bên cho vay. Sau khi khoản vay được duyệt, tiền sẽ được hệ thống tự động chuyển vào tài khoản khách hàng.
Lúc này hệ thống tự động thành lập 3 hợp đồng điện tử gồm hợp đồng cho vay cầm đồ và hợp đồng cầm cố tài sản với Cty Digital Credit (với người vay qua trang web tamo.vn) và Cty Fincap (với người vay qua trang web findo.vn), hợp đồng dịch vụ tư vấn với Cty Sofi Solutions. Tuy nhiên, thực tế không có việc cầm đồ, cầm cố tài sản.
Người vay chỉ cần điền thông tin số tiền cần vay, thời hạn, hệ thống sẽ tự động tính số tiền lãi, các khoản phí cần trả. Đến hạn, người vay không trả tiền thì có thể vào web gia hạn nợ thêm 5 ngày, 10 ngày, 15 ngày... đến tối đa 30 ngày và phải trả phí gia hạn.
Ban đầu, các Cty trên không giải ngân trực tiếp mà ký hợp đồng với Cty Bảo Kim và Momo để giải ngân chi hộ bằng hình thức chuyển khoản từ tài khoản Cty Bảo Kim vào tài khoản hoặc ví Momo của người vay.
CQĐT khi đang trích xuất danh sách người vay trên 2 trang web thì hệ thống bị đóng nên chỉ trích xuất được thông tin của 229 người vay và lấy lời khai được 28 người.
Kết quả điều tra xác định 3 Cty trên đã thu lợi tiền lãi và phí tổng cộng hơn 4.200 tỉ đồng, trong đó số tiền lãi được hưởng theo quy định chỉ 50,6 tỉ đồng, còn lại số tiền thu lợi bất chính hơn 4.150 tỉ đồng (lãi suất thấp nhất 401,5%/năm, cao nhất 1.379,7%/năm).
Theo CQĐT, Aigars bắt đầu điều hành cho vay từ tháng 6/2020 - 4/2023 với mức lương 120 triệu đồng/tháng, do đó số tiền thu lợi bất chính 4,2 tỉ đồng. Số tiền thu lợi bất chính của các bị can còn lại trung bình 220 triệu đồng đến 4 tỉ đồng.
Khởi tố thêm 47 bị can trong vụ cho vay lãi nặng quy mô hơn 20.000 tỷ đồng Đây là 47 bị can nằm trong giai đoạn 2 của chuyên án cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự quy mô hơn 20.000 tỷ đồng được các lực lượng chức năng điều tra, triệt phá vào tháng 7/2023. Các bị can liên quan đến đường dây cho vay lãi nặng với số tiền hơn 20.000 tỷ đồng. (Ảnh Trần Tĩnh/TTXVN)...