Bắt nhóm bán bằng giả trên mạng
Ngày 14.1, thượng tá Lê Ngọc Phương, Trưởng phòng CSĐT tội phạm về Trật tự xã hội (PC45), Công an TP.HCM, cho biết liên quan đến đường dây làm giả con dấu, tài liệu cơ quan tổ chức, trinh sát Đội 4 (PC45) đã bắt giữ 13 người trong đó ra quyết định tạm giữ hình sự 9 nghi can.
Các nghi can bị bắt giữ – Ảnh: Nguyên Bảo
9 nghi can gồm: Phạm Đăng Thành (25 tuổi, ngụ Q.1); Nguyễn Ngọc Thiệu (20 tuổi), Lê Văn Tượng (37 tuổi), Nguyễn Thanh Nguyên (41 tuổi), Nguyễn Tấn Đây (35 tuổi), Nguyễn Hiệu (25 tuổi), cả 5 người ngụ Q.Gò Vấp; Chu Ngọc Trung (31 tuổi), Nguyễn Kiều Vang (29 tuổi, vợ Trung), Tấn Ngọc Hoàng (41 tuổi), cả 3 ngụ Đồng Nai.
Theo thông tin ban đầu từ cơ quan công an, giữa năm 2014, một cục nghiệp vụ của Bộ Công an đã chuyển hồ sơ về một đường dây rao bán bằng cấp, chứng chỉ hành nghề, chứng chỉ ngoại ngữ… trên mạng cho Công an TP.HCM. Qua nhiều tháng điều nghiên, trinh sát Đội 4 (PC45) xác định đường dây “sản xuất” bằng cấp giả này ở Đồng Nai do Trung tổ chức. Hằng ngày, đường dây của Trung rao bán bằng cấp, chứng chỉ hành nghề các loại trên mạng, Facebook. Khi có khách đặt hàng, người của Trung sẽ nhận tiền, ghi nhận thông tin cùng loại giấy tờ muốn làm giả… với giá từ 5 – 9 triệu đồng/bằng (tùy loại). Khách hàng gửi thông tin qua email cho Trung để in ấn làm giả.
Video đang HOT
Khoảng 19 giờ ngày 12.1, hàng chục trinh sát Đội 4 (PC45), Công an TP.HCM phối hợp với một cục nghiệp vụ của Bộ Công an lần lượt bắt giữ 13 người nói trên tại các nơi P.6, P.8 (Q.Gò Vấp) và TP.Biên Hòa (Đồng Nai). Khám xét khẩn cấp, lực lượng phối hợp thu giữ hơn 100 bộ hồ sơ bằng thạc sĩ, đại học, trung cấp, chứng chỉ hành nghề sư phạm, chứng chỉ ngoại ngữ các loại; nhiều loại dấu, phôi bằng, bảng điểm, 197 học bạ các loại…
Tại trụ sở công an, bước đầu nhóm người này khai nhận từ tháng 2.2014 đến nay đã bán ra thị trường hơn 500 bộ hồ sơ bằng cấp, chứng chỉ hành nghề các loại… Họ đã trực tiếp đăng thông tin, số điện thoại, số tài khoản trên mạng, rao nhận làm giấy tờ giả. Sau khi nhận thông tin, họ đã giao cho Trung làm với giá 2 – 4 triệu đồng/bằng, sau đó đem bán lại cho khách từ 5 – 9 triệu đồng. Hiện vụ việc đang được cơ quan công an tiếp tục điều tra làm rõ.
Đàm Huy
Theo Thanhnien
Tin tức mới nhất về dùng "bằng giả" ở ngành y tế tỉnh Thanh Hóa
Tin tức mới nhất từ Sở y tế tỉnh Thanh Hóa cho biết, chưa đủ cơ sở để kết luận một số viên chức, lao động ngành y tế tỉnh này dùng bằng giả. Sự việc vẫn còn đang được điều tra làm rõ.
Trước thông tin cho rằng, ngành Y tế tỉnh Thanh Hóa có 20 viên chức, lao động dùng "bằng giả" và bị thôi việc. Trong số đó, có những người sinh năm 1958, 1960, 1965 và nhiều người sinh trong các năm 1980 - 1992... Những người dùng "bằng giả" đó đã bị xử lý và buộc thôi việc.
Tuy nhiên, trả lời câu hỏi của PV Chất lượng Việt Nam một đại diện của Phòng tổ chức cán bộ Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa bức xúc, những thông tin như vậy là chưa chính xác và đầy đủ. Hiện nay sự việc vẫn còn đang được điều tra. Đặc biệt, theo yêu cầu của Sở này, cơ quan chức năng và Công an tỉnh Thanh Hóa đang vào cuộc điều tra làm rõ.
Vị đại diện Phòng tổ chức cán bộ Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa cho biết, hiện nay 20 viên chức, lao động đó đang được yêu cầu làm tường trình, báo cáo sự việc về Sở Y tế. Tiếp đến, Sở này đã tiến hành xác minh sự việc, liên hệ với những nơi cấp bằng, chứng chỉ cho những người trong diện nghi vấn. Tuy nhiên, để làm rõ hơn sự việc đã có sự tham gia của cơ quan Công an, điều tra và làm rõ. Khi có kết luận cuối cùng về từng trường hợp mới có các thông tin chính thức.
Danh sách viên chức, lao động dùng bằng giả bị phát hiện và buộc thôi việc. Ảnh: VOV
Đại diện Phòng tổ chức cán bộ Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa cũng cho biết, không thể gọi chung là những viên chức, lao động đó sử dụng bằng giả được. Phải chờ cơ quan chức năng xác minh. Trong số đó có những người sử dụng bằng cấp, chứng chỉ để nâng ngạch, khi điều tra ra sẽ có các hình thức xử lý và đưa họ về đúng vị trí. Còn những trường hợp nào sử dụng bằng không đúng sẽ có những biện pháp phù hợp.
Trước câu hỏi về việc, có những người trong danh sách tuổi đời đã ngoài 40, giờ phát hiện ra việc họ sử dụng bằng cấp không đúng, sẽ xử lý họ thế nào khi những người đó đã làm việc một thời gian dài vừa qua. Vị đại diện Phòng tổ chức cán bộ Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa cho biết, khi có kết luận cuối cùng sẽ có các hình thức xử lý phù hợp.
Trước đó, VOV đưa thông tin, ông Lê Hữu Uyển - Trưởng phòng nghiệp vụ Y (Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa) cho biết, qua kết quả rà soát bằng cấp toàn ngành Y tế, tỉnh Thanh Hóa đã phát hiện có tới 20 người hiện đang làm việc trong các bệnh viện, trạm y tế dùng bằng giả.
Cụ thể, một số cá nhân đã dùng bằng chuyên môn giả để làm việc tại các bệnh viện như Cao Thị Vân (làm việc tại Bệnh viện đa khoa huyện Đông Sơn), Hoàng Thị Tuyết (Bệnh viện đa khoa huyện Thạch Thành), Thang Thị Lý (Bệnh viện đa khoa TP Thanh Hóa)... Cá biệt, có 3 trường hợp dùng bằng giả làm việc tại Bệnh viện đa khoa huyện Quan Sơn.
Cũng theo VOV, Trong số 20 trường hợp bị phát hiện, có những trường hợp dùng bằng giả hàng chục năm nhưng cơ quan chức năng không hề hay biết như ông Lê Văn Lệ (SN 1958, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Đồng Thắng - huyện Triệu Sơn), bà Ngô Thị Tám (SN 1969, dược sĩ, làm việc tại Trung tâm y tế huyện Triệu Sơn); ông Lê Xuân Thướng (SN 1965, Bệnh viện Đa khoa huyện Quan Sơn).
Theo VOV
Vụ Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật (Sở TNMT tỉnh Gia Lai) dùng bằng giả: Chỉ nhận kỷ luật khiển trách? Ngày 13.10, Sở TNMT tỉnh Gia Lai cho biết, đã nhận được bản kiểm điểm của ông Võ Văn Miền - Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật Sở TNMT. Theo đó, sau cuộc họp xét kỷ luật cơ sở ngày 10.10, ông Miền tự nhận hình thức kỷ luật "Khiển trách" cho việc sử dụng bằng giả của mình. Theo Nghị định 34/2011/NĐ-CP...