“Bát nháo” thị trường phân bón: Nhà nhà, người người làm NPK (bài 1)
LTS. Có rào cản gia nhập ngành thấp do vốn đầu tư ban đầu để xây dựng nhà máy và chi phí vận hành thấp hơn nhiều so với nhà máy urê/NH3 hoặc các loại phân khoáng khác, trong khi đó, quy trình sản xuất rất đơn giản, chỉ cần phối trộn 3 loại phân đơn chứa N, P và K là xong, những điều này đang khiến cho thị trường phân bón NPK trở nên “báo nháo”, khó quản lý.
Đây cũng là mảnh đất màu mỡ cho các doanh nghiệp (DN) sản xuất, kinh doanh phân bón kém chất lượng sinh sôi, nảy nở…
Bài 1: Người người, nhà nhà làm… NPK.
Cả nước chỉ có một số ít doanh nghiệp (DN) sở hữu nhà máy công suất cao (trên 100.000 tấn/năm) với công nghệ hiện đại, còn lại trên thị trường có đến hàng trăm DN nhỏ và vừa với công nghệ thô sơ lạc hậu, sản xuất ra các sản phẩm chất lượng trung bình, thậm chí yếu kém…
Đó là nhận định khá chung chung của lãnh đạo một cơ quan quản lý ngành nông nghiệp, khi được phóng viên đặt vấn đề: “Cả nước có bao nhiêu đơn vị sản xuất phân bón NPK?”.
Tuy nhiên, vị này cũng đưa ra con số thống kê: Có 545 cơ sở sản xuất phân vô cơ được Bộ Công Thương cấp phép, 100 cơ sở của Bộ NNPTNT cấp phép, khoảng 200 bộ hồ sơ đang chờ… cấp phép. Còn những cơ sở “phối trộn” không xin phép thì… chịu thua.
“Miếng bánh” thị phần phân chia thế nào?
Dù có quy mô sản xuất khoảng 30.000 tấn NPK/năm nhưng các quy trình sản xuất tại DN phân bón này khá thô sơ. Ảnh: Q.H
Video đang HOT
Không giống như phân khúc urê (đạm) tập trung vào 4 nhà sản xuất chính (Đạm Phú Mỹ, Đạm Cà Mau, Đạm Hà Bắc và Đạm Ninh Bình), thị phần phân bón NPK đang bị chia nhỏ khi số lượng nhà sản xuất rất lớn. Theo thống kê, chỉ có khoảng 13 – 15 DN có nhà máy công suất cao (trên 100.000 tấn/năm) với công nghệ hiện đại. Trong khi đó, có đến hàng trăm DN nhỏ và vừa (chưa tính quy mô hộ gia đình dưới vai trò đại lý) với công nghệ thô sơ lạc hậu.
Trong bối cảnh đó, không những không có DN phân bón NPK nào có khả năng “thống lĩnh” thị trường mà còn phải đối mặt với tình trạng cạnh tranh gay gắt giữa các DN cùng ngành.
Về quy mô sản xuất NPK, Bình Điền là DN dẫn đầu ngành với công suất 925.000 tấn/năm (tính đến năm 2018). Kế đến là Lâm Thao với công suất 750.000 tấn/năm (năm 2017), bước sang giai đoạn 2018-2019, DN này bổ sung thêm dây chuyền sản xuất NPK công suất 150.000 tấn/năm; nâng tổng công suất sản xuất NPK của Lâm Thao lên tới 900.000 tấn/năm.
Một loạt DN phân bón NPK khác cũng được xếp loại “đầu tư bài bản”, công suất lớn (trên 100.000 tấn/năm tính đến hết năm 2017) như: Phân bón Miền Nam (công suất 300.000 tấn/năm); Việt Nhật (350.000 tấn/năm); Baconco (200.000 tấn/năm); Năm Sao (300.000 tấn/năm);…
Có thể thấy, lượng phân bón NPK trên thị trường Việt Nam hàng năm là rất lớn. Đáng nói, con số thống kê từ một số công ty chứng khoán cho thấy, có khoảng 41% thị phần phân bón NPK đang nằm trong tay các DN nhỏ lẻ. Đây là một điều đáng suy ngẫm bởi đa phần lượng phân bón giả, kém chất lượng được “tuồn ra” từ các DN này.
Vì sao thị trường NPK hấp dẫn?
Có thể thấy, trong những năm qua, sản lượng phân NPK tại thị trường Việt Nam tăng lên rất nhanh. Nếu năm 2000 chỉ khoảng 898.000 tấn thì đến hết năm 2018 đã đạt khoảng 4 triệu tấn. Nguyên nhân khiến lượng NPK tăng nhanh tại thị trường Việt Nam được xác định là do “rào cản gia nhập ngành” phân bón NPK (về vốn và kỹ thuật) rất thấp khiến… “người người làm NPK, nhà nhà làm NPK”.
Trong một phát biểu mới đây tại hội thảo “Thực trạng hàng giả, hàng nhái tại Việt Nam nguy cơ, thách thức và giải pháp”, ông Bùi Thế Chuyên – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cho biết, các đơn vị trong Tập đoàn sản xuất phân NPK chỉ đạt được lợi nhuận trước thuế 5%/doanh số. “Mức lợi nhuận như thế là rất thấp, nhưng tại sao phân bón NPK giả, kém chất lượng lại làm nhiều như vậy. Câu trả lời là do lợi nhuận loại phân bón này rất cao” – ông Chuyên nói.
Giám đốc một DN sản xuất phân bón quy mô nhỏ tại Long An chia sẻ: “Rất dễ để tăng lợi nhuận khi sản xuất NPK, nhiều cơ sở sản xuất nhỏ thường sử dụng xảo thuật quen thuộc là… ăn bớt. Cụ thể, với NPK hàm lượng cao khi bớt 1 – 2% của các thành phần trong đó, năng suất, chất lượng của cây trồng không bị ảnh hưởng nhiều trong khi lợi nhuận cho người sản xuất lại tăng vọt.
Theo ông Lê Quốc Phong – Chủ tịch HĐQT Công ty Phân bón Bình Điền II: Có nhiều hình thức gian lận trong sản xuất, kinh doanh phân bón trong đó có việc làm giả phân bón các nhãn hiệu nổi tiếng. Nhiều DN nhỏ làm ra các loại phân bón chất lượng kém bằng chiêu thức làm giả các thông số kỹ thuật trên bao bì, khiến người nông dân nhầm lẫn. Ví dụ, họ ghi hàm lượng là 20/20/15, bà con nhìn tưởng là 20% đạm, 20% lân, 15% kali, nhưng thực chất, thông số 15% không phải kali mà là 15% silic.
Theo Danviet
Đạm Phú Mỹ có nằm ngoài tâm chấn OceanBank?
Gần 290 tỷ của Đạm Phú Mỹ gửi vào OceanBank chưa biết đến khi nào mới được thanh toán, trách nhiệm để xảy ra "nợ xấu" thuộc về ai?. Hiện nay, khoản tiền gửi này được đánh giá là "khó thu hồi" do OceanBank đã được Ngân hàng nhà nước mua lại với giá 0 đồng.
Từ một khoản nợ xấu, liệu có tình trạng " nhận lãi ngoài " ?
Theo báo cáo tài chính hàng năm của Tổng công ty cổ phần hóa chất dầu khí - PVFCco (Đạm Phú Mỹ) có phản ánh các khoản nợ xấu lên đến gần 1000 tỷ đồng. Trong đó có số tiền gần 290 tỷ đồng gửi vào OceanBank.
Đây là một khoản tiền gửi được báo cáo là "thực hiện theo chiến lược chung của Tập đoàn Dầu khí và của PVFCco trong giai đoạn 2008 - 2015" .Hiện nay khoản tiền gửi này được đánh giá là "khó thu hồi" do OceanBank đã được Ngân hàng nhà nước mua lại với giá 0 đồng.
Liên quan đến ngân hàng OceanBank , vừa qua, đại án gây thất thoát 2.000 tỷ đồng tại Oceanbank, cựu Chủ tịch Oceanbank - Hà Văn Thắm đã bị TAND cấp cao tại Hà Nội tuyên án chung thân, buộc phải bồi thường 790 tỷ đồng.
Trong vụ án này, dư luận đặc biệt quan tâm đến thông tin OceanBank đã chi hơn 1.500 tỷ đồng lãi ngoài cho các tổ chức, và cá nhân, và chủ yếu là chi lãi ngoài cho các tổ chức kinh tế có vốn của Nhà nước mà phần lớn là các công ty có liên quan đến ngành dầu khí. Nhưng thực chất là OceanBank đã chi cho các cá nhân, dẫn đến một loạt các lãnh đạo, của các công ty đã "nhận lãi ngoài" từ OceanBank bị khởi tố, bắt giam.
Ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ
Mới đây nhất, ngày 8/1/2019 CSĐT Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam bà Vũ Thị Ngọc Lan, Phó TGĐ Tổng công ty Thăm dò, khai thác dầu khí (PVEP) về tội lạm dụng chức vụ để chiếm đoạt tài sản.
Quá trình điều tra vụ án CQĐT xác định bị can Vũ Thị Ngọc Lan trong thời gian từ năm 2012 - 2014 đã có hành vi lạm dụng chức vụ là Phó TGĐ PVEP nhận tiền chi lãi ngoài từ OceanBank (tiền chăm sóc khách hàng) sau đó chiếm đoạt số tiền này. Đây là động thái tố tụng mới nhất trong quá trình điều tra mở rộng giai đoạn 2 đại án mang tên OceanBank.
Đạm Phú Mỹ có nằm ngoài tâm chấn của OceanBank ?
Trong các Báo cáo tài chính hàng năm của Đạm Phú Mỹ, vẫn luôn treo khoản tiền gửi gần 290 tỷ vào Oceabank và được coi là khoản nợ xấu.
Trao đổi xung quanh khoản tiền gần 290 tỷ đồng của Đạm Phú Mỹ gửi vào OceanBank, luật sư Nguyễn Thế Truyền, Công ty luật hợp danh Thiên Thanh, đoàn luật sư Tp Hà Nội nhận định: "Theo các thông tin tài liệu thì số tiền gần 290 tỷ đồng của Đạm Phú Mỹ gửi OceanBank được xác định là trong chiến lược chung của PVN và HĐQT Đạm Phú Mỹ giai đoạn 2007 - 2015. Có nghĩa là cũng trùng hợp với khoảng thời gian, các công ty liên quan của PVN gửi tiền vào OceanBank.
Khoản tiền 290 tỷ đồng của Đạm Phú Mỹ gửi vào OceanBank chưa biết đến khi nào mới tất toán ( ảnh: Minh họa)
"Trong khi đó một loạt lãnh đạo của các công ty đã nhận lãi ngoài từ OceanBank đã bị khởi tố, thì việc nghi vấn nhận lãi ngoài của Đạm Phú Mỹ từ OceanBank là một nghi vấn lớn. Việc chứng minh, các cá nhân trong Ban lãnh đạo của Đạm Phú Mỹ có hay không nhận lãi ngoài từ Hà Văn Thắm trước hết thuộc về chính những người trong cuộc và sau đó là các cơ quan tố tụng. Hy vọng Đạm Phú Mỹ sẽ nằm ngoài tâm chấn nhận lãi ngoài và không thuộc giai đoạn 2 của quá trình điều tra mở rộng đại án OceanBank"- Luật sư Truyền cho hay.
Theo Dansinh
PV
Viện trưởng VKSND Tối cao nói về việc chưa khởi tố vụ Thuận Phong Viện trưởng Viện Kiểm sát Tối cao Lê Minh Trí khẳng định, nếu chưa có kết quả trả lời của cơ quan chuyên môn về giám định thì chưa có căn cứ để xác định có vi phạm pháp luật về hình sự hay không. Viện trưởng VKS Tối cao Lê Minh Trí. Ảnh quochoi.vn Ngày 31.10, hoạt động chất vấn của Quốc...