Bát nháo lao động Trung Quốc làm việc “chui”
Sự xuất hiện của lao động Trung Quốc khiến cuộc sống ở các làng quê vốn thanh bình bị đảo lộn. Nhiều vụ xô xát đã xảy ra giữa công nhân Trung Quốc với lao động trong nước và người dân địa phương.
Trong những năm gần đây, tại các công trường thuộc Khu Kinh tế (KKT) Nghi Sơn (Thanh Hóa), KKT Vũng Áng (Hà Tĩnh) đã có hàng ngàn công nhân Trung Quốc đến làm việc.
Đánh người, phá nhà dân
Gần đây, tại KKT Vũng Áng, huyện Kỳ Anh đã xảy ra nhiều vụ va chạm giữa lao động Trung Quốc với lao động Việt Nam và người dân địa phương. Mới đây nhất là vào đầu năm 2013, do mâu thuẫn trong việc trả tiền công, những người quản lý của Công ty Cảng Loan Thượng Hải (dự án formosa) với nhóm 15 lao động địa phương đã xảy ra xô xát. Hậu quả, 1 lao động người địa phương bị công nhân Trung Quốc đánh bị thương.
Trước đó, theo Công an huyện Kỳ Anh – Hà Tĩnh, tại KKT Vũng Áng đã có nhiều vụ va chạm giữa công nhân Trung Quốc với lao động Việt Nam và người dân địa phương. Ông Trương Xuân Tịnh, Trưởng Công an huyện Kỳ Anh, xác nhận: “Do bất đồng ngôn ngữ, uống rượu say, công nhân Trung Quốc đã nhiều lần tự đánh nhau, va chạm với người dân địa phương”.
Một khu nhà ở tạm bợ của người lao động Trung Quốc tại Khu Kinh tế Vũng Áng
Video đang HOT
Tại KKT Nghi Sơn, trong những năm gần đây đã xảy ra hàng chục vụ lao động Trung Quốc đánh đập, bắt giữ người địa phương trái phép. Vào tháng 11/2008, một người dân địa phương bị công nhân Trung Quốc bắt được khi trèo tường vào khu nhà ở của họ. Không những không giao người cho công an xử lý, công nhân Trung Quốc còn đánh đập, trói và treo người này lên cột cho đến sáng hôm sau mới thả.
Ngày 28/12/2008, khi thi công tại Nhà máy Xi măng Nghi Sơn và Nhà máy Xi măng Công Thanh, do mâu thuẫn, gần 200 lao động Trung Quốc cầm hung khí xông vào đập phá nhà anh Nguyễn Văn Len, ở thôn Bắc Hải, xã Hải Thượng, huyện Tĩnh Gia – Thanh Hóa. Hậu quả, nhiều người trong gia đình anh Len bị thương, nặng nhất là anh Nguyễn Văn Đen (em trai anh Len) bị gãy cả tay và chân, phải khâu 16 mũi ở đầu.
Sau khi đánh người, đập phá nhiều đồ đạc nhà anh Len, nhóm công nhân này còn rượt đánh nhiều người khác trong thôn Bắc Hải. Tiếp đến, ngày 26/4/2009, khoảng 30 công nhân Trung Quốc trong KKT đã kéo đến ban điều hành một nhà thầu Việt Nam đánh bị thương công nhân của nhà thầu này.
Việc công nhân Trung Quốc nhậu say, phá phách, đánh người đã trở thành nỗi kinh hoàng đối với người dân địa phương. Anh Nguyễn Văn Đen (thôn Bắc Hải) bức xúc: “Nghe nói nhà người thân bị công nhân Trung Quốc đập phá, tôi vội chạy sang. Khi mới đến cổng, tôi bị hàng chục người dùng gậy đập tới tấp. Thấy tôi nằm bất động, họ tưởng chết mới không đánh tiếp. Trong lúc làm việc ở đây, họ thường say xỉn, đập phá và dọa nạt người dân”.
Làm chui
Hiện nay, công tác quản lý lao động Trung Quốc tại KKT Vũng Áng và KKT Nghi Sơn còn nhiều bất cập. Nhiều lao động làm việc “chui” trong thời gian dài nhưng các cơ quan quản lý lại không biết. Trong năm 2012, qua kiểm tra, các cơ quan chức năng phát hiện trong 412 lao động Trung Quốc làm việc ở KKT Nghi Sơn, có tới 229 người chưa có giấy phép theo quy định. Số lao động chưa có giấy phép này chủ yếu là lao động phổ thông, được các nhà thầu đưa sang Việt Nam từ cuối năm 2010.
Anh em anh Nguyễn Văn Len (huyện Tĩnh Gia – Thanh Hóa) kể lại chuyện bị gần 200 lao động Trung Quốc vào đập phá nhà cửa, đánh người bị thương Ảnh: HẢI VŨ
Ông Trần Minh Cường, Phó Phòng Doanh nghiệp và Lao động (Ban Quản lý KKT Nghi Sơn), cho biết: “Hiện có 375 lao động Trung Quốc đang làm việc tại đây. Hiện vẫn còn lao động Trung Quốc chưa được cấp giấy phép trong KKT. Chỉ riêng tại công trình dây chuyền II Nhà máy Xi măng Công Thanh, số lao động trái phép chiếm khoảng 7%-8%”.
Liên quan đến những bất cập trong công tác quản lý lao động Trung Quốc làm việc tại KKT Vũng Áng, ông Trương Xuân Tịnh cho biết: “Trên địa bàn huyện đang có gần 500 người Trung Quốc. Những khi cao điểm, có đến mấy trăm người Trung Quốc không có giấy phép lao động. Hằng tháng, chúng tôi kiểm tra nhưng do họ sang Việt Nam theo hộ chiếu du lịch, hộ chiếu công vụ một vài tháng rồi về nước nên rất khó xử lý”.
Theo 24h
Ngán ngẩm lao động TQ: Xáo trộn làng quê
Nhiều lao động Trung Quốc nhậu nhẹt say xỉn, gây gổ đánh nhau với dân địa phương thậm chí còn quan hệ sinh con với phụ nữ địa phương.
Huyên Thủy Nguyên - Hải Phòng được xem là địa phương có đông người Trung Quôc sinh sông và làm viêc nhât nước. Kê từ khi dự án Nhà máy Nhiêt điên Hải Phòng được triên khai (năm 2005) đên nay, cùng với viêc các công ty Quảng Tây, Hô Bắc và Đông Phương của Trung Quôc trúng thâu thi công và lắp đặt thiết bị thì hàng ngàn lao đông Trung Quôc kéo đến làm viêc tạo nên các làng Trung Quôc, phô tàu dọc các xã Tam Hưng, Ngũ Lão.
Lao động Trung Quốc làm việc tại Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng
Cũng từ khi dự án Nhà máy Nhiêt điên Hải Phòng triên khai, những vùng quê yên ả dọc tuyên đường đi qua nhà máy bị xáo trôn. Lao động Trung Quốc thường nhậu nhẹt say xỉn, gây gổ đánh nhau với dân địa phương thậm chí còn quan hệ sinh con với phụ nữ địa phương.
Trước tình hình trên, Công an huyên Thủy Nguyên phải lâp môt Trạm Cảnh sát Nhân dân tại xã Tam Hưng. Trung tá Đô Quang Hảo, trạm trưởng, cho biêt: "Quá đông người nước ngoài làm viêc, sinh sông gây cho chúng tôi nhiêu khó khăn, bât đông ngôn ngữ là môt rào cản lớn. Nhiều đêm thây họ vê quá muôn, uông rượu say, mình nhắc nhở nhưng họ chẳng nghe. Ngoài sô lao đông chính thức, rât khó đê quản lý sô lao đông "chui". Có những vụ người Trung Quốc sau khi gây án, công an vào cuôc điêu tra thì họ đã vê nước...".
Theo Sở LĐ-TB-XH Hải Phòng, trước Tết Quý Tỵ có khoảng hơn 2.000 người nước ngoài làm việc tại Hải Phòng, trong đó quá nửa là người Trung Quôc. Sô lao đông này chủ yêu tâp trung tại các dự án lớn như Nhà máy Nhiêt điên Hải Phòng, KCN Đô Sơn, KCN Thâm Viêt (huyên An Dương). Ngoài ra, còn hàng chục doanh nghiêp da giày, hóa chât, xây dựng... có người lao đông Trung Quôc làm viêc.
Theo Nghị định 34/CP và 46/CP của Chính phủ vê viêc tuyên dụng và quản lý người lao đông nước ngoài tại Viêt Nam thì các cơ quan, doanh nghiệp nước ngoài trúng thâu tại Viêt Nam phải ưu tiên sử dụng lao đông người Viêt Nam, trường hợp lao đông trong nước không thê đáp ứng được công viêc mới tuyên lao đông nước ngoài. Thực tế, trong hàng ngàn lao đông Trung Quôc đang làm viêc tại Hải Phòng, đa sô làm những công viêc phô thông như phụ hô, thợ xây, thợ hàn... trong khi rất nhiều lao động phổ thông tại địa phương đang thất nghiệp.
Tại kỳ họp thứ 4 của HĐND TP Hải Phòng vừa qua, nhiều cử tri đã chất vấn lãnh đạo huyện Thủy Nguyên, UBND TP Hải Phòng cũng đã lập đoàn kiểm tra, xử lý tình trạng lao động Trung Quốc không phép. Đoàn thanh tra liên ngành của Sở LĐ-TB-XH và Công an Hải Phòng cũng từng phát hiên không ít sai phạm của lao đông nước ngoài trong viêc tuân thủ pháp luât Viêt Nam, như không báo cáo xin phép duyêt nhân sự mà vân tuyên lao động ngoài nước vào làm viêc, dùng thị thực nhâp cảnh với danh nghĩa du lịch để làm viêc tại Viêt Nam...
Tan vỡ gia đình
Từ khi có KCN Long Giang thì xã Tân Lập 1, huyện Tân Phước - Tiền Giang không còn yên ả vì lao động Trung Quốc. Khi số lao động này rút đi thì nhiều phụ nữ địa phương ngậm đắng nuốt cay vì gia đình tan vỡ. Theo một cán bộ xã Tân Lập 1, đã có hơn 10 trường hợp xin ly hôn và hầu hết đều do các bà vợ nộp đơn. Tất cả đều hòa giải bất thành vì các bà nhất quyết bỏ chồng với lý do chồng không biết làm ăn, quan điểm bất đồng... nhưng thực chất là vì mấy ông "người nước ngoài" vung ra ít tiền làm các bà tưởng sẽ có cuộc sống sung sướng, sẽ được bảo lãnh ra nước ngoài. Ai ngờ bây giờ họ về nước, bỏ lại những phụ nữ góa chồng.
M.Sơn
Theo 24h
Ngán ngẩm lao động TQ tại Việt Nam Nhiều lao động Trung Quốc làm việc "chui" ở Nhà máy Thủy điện La Hiêng 2 và gây mâu thuẫn với người dân địa phương. Nhà máy Thủy điện La Hiêng 2 được xây dựng tại xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân - Phú Yên do Công ty CP VRG Phú Yên (Tập đoàn Cao su Việt Nam) làm chủ đầu tư với...