Bát nháo chốn tâm linh: Dịch vụ…chiêm bái?
Sự lộn xộn, bát nháo tại nhiều đình chùa dịp khai xuân là lời cảnh tỉnh nóng.
Ngày 30/1/2020, nhiều tờ báo trong nước phản ánh về tình trạng chen lấn, xô đẩy xảy ra ở nhiều nơi tại khu vực chùa Tam Chúc ( huyện Kim Bảng, Hà Nam).
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là khả năng tổ chức, điều hành của BQL chùa Tam Chúc kém dẫn đến việc người dân đến chiêm bái chùa đã không theo bất kỳ một quy định nào, mặc sức chen lấn, xô đẩy nhằm tìm được chỗ vào chùa thăm quan.
Trong khi đó, tại đền Gióng (Sóc Sơn, TP. Hà Nội) cũng diễn ra tình trạng cướp lộc hoa tre, xô đổ bàn thờ trong ngày khai hội mùng 6 Tết Canh Tý (tức ngày 30/1/2020) cũng khiến cho BQL đền đành bất lực đứng nhìn.
Cảnh chen lấn mua vé vào chùa Tam Chúc (Ảnh Tri thức trực tuyến).
Trao đổi với Đất Việt về vấn đề này, nhiều chuyên gia văn hóa bày tỏ sự không đồng tình trước tình trạng bát nháo xảy ra tại nhiều địa điểm tâm linh của Việt Nam.
“Đình chùa là chốn linh thiêng, nơi đáng nhẽ phải trang nghiêm nhất nhưng lại để xảy ra tình trạng bát nháo, vi phạm quy định pháp là điều khó có thể chấp nhận” – nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Hùng Nhân bày tỏ.
Ông Hùng nêu ví dụ, như tại chùa Tam Chúc khi các kiến trúc chưa được xây dựng xong nhưng địa phương đã đưa địa điểm này vào hoạt động là việc làm hết sức vội vã. Trong khi khả năng quản lý chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân đã tạo điều kiện cho thói hư, tật xấu của người Việt Nam có cơ hội được thể hiện.
Video đang HOT
Ngoài ra, với cách thiết kế của chùa Tam Chúc khiến cho người dân có cảm giác như đang bị “tận thu” khi muốn được tham quan, chiêm bái chùa phải bỏ tiền ra với giá đắt đỏ mới thực hiện được.
“Khi phải bỏ ra một số tiền lớn để đi tới chùa thì ai cũng sẽ cố gắng vì số tiền đã bỏ ra mà cố bằng mọi cách sử dụng cho xứng đáng với số tiền đó. Từ đó, dẫn tới việc chen lấn, xô đẩy là điều đương nhiên. Hơn nữa, việc đặt nơi bán vé cách quá xa khu vực trung tâm cũng khiến cho nhiều dịch vụ ăn theo nở rộ, thế mới có cảnh xe ôm đón từ xa, chở 3 – 4 người trên chiếc xe máy, không đội mũ bảo hiểm phấp phới đi vào chùa” – ông Hùng phân tích.
Theo ông Hùng, chốn linh thiêng hiện nay đang có biểu hiện biến tướng, phục vụ quá nhiều cho mục đích kinh tế mà làm lu mờ đi giá trị cốt lõi là truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, lòng thành kính dâng lên cách vị thánh thần để tìm thấy sự thanh thản, bình an trong tâm của mỗi người.
“Đúng ra, tại các chốn linh thiêng chỉ cần đặt một hòm công đức ở vị trí trung tâm nhất để người nào thành tâm, cúng tiến bao nhiêu thì tùy vào tâm của mỗi người nhưng ngày nay nhiều nơi đưa ra các dịch vụ khác nhau nhằm tận thu khách đến chiêm bái. Điều đó dẫn tới chốn linh thiêng bị chính con người làm cho mất “thiêng” – ông Hùng nói.
Nhiều chốn linh thiêng của Việt Nam đang bị biến tướng, trở thành nơi kinh doanh của một nhóm người.
Đồng quan điểm, ông Vương Duy Bảo – nguyên Phó Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTT&DL) cũng cho rằng, chính con người đang biến các nơi linh thiêng trở nên tầm thường bởi những hành động phản cảm, hối lộ thánh thần.
“Dịch vụ kinh doanh đặt ra ở khắp nơi khiến cho người có tâm lý đề cao giá trị của đồng tiền, có quan điểm “tiền nhiều, lễ cao mới thể hiện lòng thành kính” nên mới có những khóa lễ tốn tới hàng trăm triệu, hàng tỷ đồng hay nhét tiền bừa bãi vào tay thánh thần mà quên mất rằng, tiền chính là thứ bẩn nhất khi nhiều người tiếp xúc mà không được tẩy rửa…” – ông Bảo nói.
Ông Bảo cũng cho rằng, các chốn linh thiêng của Việt Nam đang có biểu tiện biến tướng, phục vụ cho mục đích kinh doanh nhiều hơn là mục đích phát triển văn hóa.
“Đi lễ chùa mà phải mua vé thăm quan, bước vào cửa chùa mất tiền phí này phí khác rất phản cảm, gây biến tướng văn hóa, khiến con người có cảm giác có tiền mới được tiếp xúc với thánh thần. Đây là việc làm rất sai lầm cần được sửa đổi, bản thân mỗi người cũng cần phải hiểu được chỉ cần lòng thành kính thì dù có lễ ở đâu cũng như nhau” – ông Bảo nói.
Khánh Vân
Theo baodatviet.vn
Du xuân chùa Tam Chúc, giá dịch vụ chát... ban tổ chức "hốt bạc"?
Giá dịch vụ xe điện và thuyền phục vụ khách di chuyển tại chùa Tam Chúc (Hà Nam) năm nay đều "chát", nhiều người cho rằng ban tổ chức sẽ "hốt bạc" khi thương mại hóa trên danh nghĩa nhà chùa?
Mặc dù đến ngày 12 tháng Giêng mới khai hội chùa Tam Chúc (Hà Nam), nhưng những ngày đầu xuân Canh Tý 2020, hàng vạn du khách thập phương đã ùn ùn kéo nhau về Tam Chúc vãn cảnh.
Để di chuyển từ bãi xe vào chùa, du khách có thể đi bằng thuyền hoặc xe điện. Theo Ban tổ chức (BTC) chùa Tam Chúc, ngoài hơn 400 xe của đơn vị thì BTC phải thuê thêm 60 chiếc của các đơn vị bên ngoài, các xe luân phiên phục vụ khách hàng và sạc điện. Còn thuyền thì gần 50 chiếc lớn bé, quy định mỗi chiếc thuyền được chở tối đa 60 hành khách.
Cảnh người chen nhau đi thuyền ở chùa Tam Chúc. (Ảnh: NLĐ).
Điều đáng nói, năm nay, BTC bất ngờ tăng vé xe điện hai chiều lên giá 90.000 đồng (giá năm ngoái là 30.000 đồng). Còn vé thuyền là 200.000 đồng. Đặc biệt, dọc đường di chuyển, nhiều xe điện vẫn thản nhiên dừng lại bắt thêm khách. Giá "đu bám càng" xe giữa đường là 20.000 đồng/người/lượt.
Xe điện ở chùa Tam Chúc chở đúng số người quy định khi xuất bến. Nhưng dọc đường, nhiều xe dừng lại bắt thêm khách. (Ảnh: Zing.vn).
Việc giá dịch vụ đi lại ở chùa Tam Chúc tăng "ngất ngưởng" khiến nhiều người cho rằng: Ban tổ chức đang thương mại hóa "hốt bạc" trên danh nghĩa nhà chùa, làm mất đi sự tôn nghiêm, linh thiêng?
"Tiền xe điện 90.000 (gấp 3 ngày thường) mà mệt và mất thời gian hơn đi bộ. BTC thì tệ, mua xong vé ra khỏi khu vực soát vé thì mọi người chen lấn xô đẩy, tranh nhau lên xe trong khi BTC ở đó nhưng không sắp xếp để mọi người lên xe đúng số người quy định. Chùa này chủ yếu đi tham quan chụp ảnh, chứ linh thiêng gì khi mà thương mại hóa như thế này", một du khách bức xúc chia sẻ.
Tương tự, anh Nhất Nam (Hà Nội) chia sẻ: "BTC thu tận 90.000 đồng/lượt xe điện/2 chiều; 200.000 đồng/lượt thuyền là quá chát, trong khi một ngày hàng chục nghìn lượt du khách đổ về chùa Tam Chúc tham quan. Như vậy, số tiền thu lời sẽ rất lớn".
Một bức ảnh hiếm hoi của doanh nhân Nguyễn Văn Trường. (Ảnh: Báo Đầu Tư).
Theo tìm hiểu của PV, chùa Tam Chúc có diện tích lên tới 5.000 ha, trong đó vùng lõi là 4.000 ha do Công ty xây dựng Xuân Trường (có trụ sở tại Ninh Bình) làm chủ đầu tư. Để hoàn thành dự án này, Xuân Trường dự kiến phải mất thêm 30 năm nữa, với tổng vốn đầu tư khoảng 11.000 tỷ đồng.
Người đứng sau Công ty xây dựng Xuân Trường là ông Nguyễn Văn Trường, sinh năm 1963 tại Hoa Lư, Ninh Bình được biết đến với hàng loạt công trình, dự án du lịch tâm linh quy mô "khủng" như: Khu du lịch tâm linh quần thể Bái Đính - Tràng An (Ninh Bình), Khu du lịch tâm linh Hồ Núi Cốc (Thái Nguyên), Khu tâm linh tổng hợp đảo Cái Tráp (Hải Phòng)...
Nhưng trái ngược với sự đồ sộ của các dự án tâm linh, thông tin về vị doanh nhân Nguyễn Văn Trường khá hiếm hoi. Những gì mà truyền thông nhắc đến ông chỉ là vị đại gia kín tiếng, giản dị và "ăn chay trường" trong nhiều năm. Thậm chí bức ảnh của ông cũng khó có thể tìm được trên mạng.
Khánh Hoài (T/H)
Theo kienthuc.net.vn
Xác minh thông tin đoạn đường có biển chỉ dẫn làm ôtô lao xuống ao Một lái xe ôtô 7 chỗ đi theo biển chỉ dẫn vào tuyến đường mới có đầy đủ biển chỉ dẫn, sơn vạch kẻ đường nhưng đây là đoạn đường cụt, lái xe không kịp phanh khiến cả xe lao xuống ao tại Hà Nam. Chiếc xe Ford Everest được cho là lao xuống ao sau khi đi theo biển chỉ dẫn (Nguồn:...