Bắt nguyên Giám đốc VIB Nguyễn Huệ
Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa khởi tố vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” xảy ra tại Ngân hàng TMCP Quốc tế ( VIB), Chi nhánh Nguyễn Huệ (Hà Đông, Hà Nội).
Lễ khai trương VIB Nguyễn Huệ, số 497 – Quang Trung – Q.Hà Đông – Hà nội
Đồng thời, tống đạt quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh khám xét, bắt tạm giam đối với 3 bị can trong vụ án.
Theo đó, bị can Nguyễn Thanh Hiếu (47 tuổi, trú tại P. Đồng Nhân, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội), GĐ VIB Nguyễn Huệ, bị bắt tạm giam về hành vi Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; Đỗ Xuân Hai (53 tuổi, trú tại Chương Mỹ, Hà Nội), GĐ Công ty TNHH Đức Hiếu và Nguyễn Trọng Năm (50 tuổi, chú tại Chương Mỹ, Hà Nội), Chủ Doanh nghiệp tư nhân Năm Hường, bị bắt tạm giam về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Được biết, vào thời gian từ cuối tháng 10-2011 đến tháng 4-2012, Đỗ Xuân Hai đã chỉ đạo kế toán lập khống chứng từ hàng hoá thế chấp (biên bản kiểm kê kiêm định giá tài sản, biên bản giao nhận hàng hoá thế chấp…), lập khống chứng từ mua hàng của 5 doanh nghiệp và 12 cá nhân để làm hồ sơ ký 31 khế ước vay tổng cộng 110 tỉ đồng của VIB Chi nhánh Nguyễn Huệ (quận Hà Đồng, Hà Nội).
Để bảo đảm số tiền vay nêu trên, Đỗ Xuân Hai đã dùng một số tài sản, nhà đất để cầm cố với giá trị 17,5 tỉ đồng; còn lại cam kết có hàng tồn kho luân chuyển trị giá hơn 154 tỉ đồng.
Tuy nhiên, trên thực tế, toàn bộ số hàng hoá này Đỗ Xuân Hai khai khống vì qua kiểm kê tài sản vào thời điểm tháng 4-2012, Công ty TNHH Đức Hiểu chỉ có hơn 2.000 tấn ngô sắn nhưng đã khai khống lên hơn 25 nghìn tấn để thế chấp cho ngân hàng VIB Nguyễn Huệ.
Bước đầu, cơ quan chức năng xác định việc khai khống hàng hoá trong kho có sự giúp đỡ của GĐ Công ty bảo vệ 135 khi đã ký khống vào các biên bản giao nhận hàng hoá thế chấp cho VIB Nguyễn Huệ mà không cần biết trong kho có hàng hay không.
Từ việc mang các hồ sơ khống này lên trình VIB Nguyễn Huệ, Đỗ Xuân Hai đã vay được tiền dưới danh nghĩa của công ty TNHH Đức Hiếu và ngân hàng đã giải ngân cho công ty Đức Hiếu cùng 5 doanh nghiệp bán hàng cho công ty này tổng số tiền gần 110 tỉ đồng.
Video đang HOT
Khoản tiền trên được Đỗ Xuân Hai sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, cho đến nay đã chiếm đoạt hơn 70 tỉ đồng của VIB Nguyễn Huệ.
Tương tự, bị can Nguyễn Trọng Năm đã dùng thủ đoạn tương tự, chỉ đạo kế toán lập khống chứng từ hàng hoá, chứng từ mua bán của 3 doanh nghiệp và 8 cá nhân để làm hồ sơ ký 7 khế ước vay tổng cộng 19 tỉ đồng của VIB, đến nay còn chiếm đoạt hơn 9 tỉ đồng của Chi nhánh ngân hàng này.
Đối với Nguyễn Thanh Hiếu, cơ quan điều tra xác định bị can đã có hành vi ký duyệt các tờ trình do cán bộ cấp dưới đề xuất để giải ngân tiền vay và không kiểm tra giám sát, kiểm tra dẫn đến gây thiệt hại hàng chục tỉ đồng cho ngân hàng.
Liên quan đến vụ việc này, VIB đã có thông tin chính thức về sự việc. Theo đó, VIB cho biết đã cho Nguyễn Thanh Hiếu nghỉ việc tại VIB từ tháng 11-2012 do không hoàn thành nhiệm vụ, sai phạm trong hoạt động cho vay và vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
Việc cơ quan chức năng bắt tạm giam chị Hiếu không làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng cũng như hoạt động bình thường của VIB.
Những sai phạm của cá nhân Nguyễn Thanh Hiếu đã bị VIB phát hiện từ năm 2011 và được cơ quan chức năng điều tra, xử lý.
Việc trích lập dự phòng cho những tổn thất đối với trường hợp này đã được VIB thực hiện nghiêm túc, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
VIB cam kết không bao che cho những sai phạm và hợp tác chặt chẽ với cơ quan chức năng để đưa vụ việc ra xử lý theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cổ đông, khách hàng và gìn giữ uy tín cho VIB.
Theo Tuổi Trẻ
Vay tiền mua ôtô, cẩn thận được nợ mất xe
Nguồn vốn dồi dào, nhiều ngân hàng thương mại cổ phần đang đẩy mạnh cho khách hàng vay mua ôtô, kể cả cũ lẫn mới, với lãi suất khá dễ chịu.
Bắt tay với cả đại lý cầm đồ
Cuộc đua cho vay ưu đãi mua ôtô của các ngân hàng đang nóng lên từng ngày. Nếu vay tiền ở VPBank để mua ôtô, khách hàng có thể thế chấp bằng chính chiếc xe đó với lãi suất ưu đãi 5,5%/năm trong 6 tháng đầu, hết hạn tính theo lãi suất thị trường. Trong khi đó, ở TP Bank, mức lãi suất ưu đãi là 8,8% trong 8 tháng đầu. Còn các ngân hàng cổ phần khác như VIB, Ocean Bank, Techcombank... thì mức lãi suất cho vay khi mua ô tô là từ 12-14%/năm.
Thậm chí, có ngân hàng còn cạnh tranh với cả tín dụng đen khi nhảy vào lĩnh vực cầm xe ô tô. Cụ thể, ngân hàng này liên kết với một số cửa hàng bán xe, khi khách hàng cần tiền, chỉ cần gọi nhân viên ngân hàng. Nhân viên này sẽ hướng dẫn khách đưa xe ôtô của mình đến cửa hàng liên kết, thẩm định chất lượng, giá cả tại đây. Sau đó, ngân hàng sẽ cho khách hàng vay tiền và xe để lại tại cửa hàng. Khi nào trả hết gốc và lãi, khách hàng sẽ được lấy xe về. Nếu không trả được, xe sẽ bị bán và ngân hàng thu hồi số tiền của mình về.
Như vậy, không chỉ bắt tay với các đại lý chính hãng bán xe ôtô mới, các ngân hàng còn mở rộng, liên kết cả với những cửa hàng bán xe ôtô cũ, nhỏ lẻ để cho khách hàng vay khi mua xe cũ.
Tổng giám đốc một công ty chuyên kinh doanh xe cũ tiết lộ hiện có tới khoảng 10 ngân hàng cổ phần đã liên kết với công ty này để cho khách hàng vay vốn.
Theo tính toán, với lãi suất như hiện nay, khách hàng vay 500 triệu đồng mua xe trong thời hạn 5 năm sẽ phải trả lãi suất khoảng 150 triệu đồng, tức là vay 500 triệu, trả cả gốc và lãi thành 650 triệu đồng. Với số tiền này, chia đều cho 60 tháng, mỗi tháng sẽ phải trả gần 11 triệu đồng. Với khoản vay ít hơn, thì số tiền trả hàng tháng sẽ thấp hơn.
Với dịch vụ cầm cố xe, lãi suất cũng dễ chịu hơn nhiều so với vay tín dụng đen. Nếu vay tín dụng đen, 1 triệu đồng khách hàng phải trả lãi 2.000 đồng/ngày, tính ra tới 72%/năm, trong khi các ngân hàng chỉ cầm ở mức 20%/năm.
Vị tổng giám đốc trên cho biết cứ 10 người mua xe thì có 3-4 người là mua trả góp, vay ngân hàng. Mọi người đều biết rất rõ lãi suất cũng như số tiền phải trả hàng tháng và không phàn nàn gì.
Cẩn thận kẻo mất xe
Theo các ngân hàng, nhu cầu vay mua xe đang và sẽ tiếp tục tăng, vì thế, các chương trình cho vay mua ôtô cũng cạnh tranh mạnh về lãi suất, tỷ lệ cho vay, thủ tục/quy trình vay... Chẳng hạn, quy trình thủ tục khá đơn giản, sau khi hoàn tất chỉ mất 8 tiếng là được giải ngân. Với xe cũ, khách hàng sẽ phải chịu phí thẩm định và mua bảo hiểm thân vỏ qua ngân hàng, ngoài ra không phải chịu khoản phí nào khác khi ký hợp đồng vay vốn.
Khách hàng nên đọc kỹ các điều khoản hợp đồng khi vay tiền ngân hàng mua ô tô, tránh trường hợp xe thì mất mà nợ chưa trả hết (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, nếu không cân đối tài chính và tính toán kỹ càng, người vay rất dễ bị áp lực của khoản nợ. Đây là khoản vay có thời hạn dài, vì vậy thu nhập cần ổn định và bền vững; nếu không, sẽ khó đảm bảo thanh toán đúng hạn cho ngân hàng.
Không thanh toán đúng hạn, rắc rối sẽ xảy ra. Khi đó, khách hàng thậm chí phải bán xe để trả tiền ngân hàng và thua thiệt đủ đường nếu không bán được giá. Có không ít trường hợp đã phải bán xe trả nợ, xe không còn mà nợ chưa thanh toán hết.
Hơn nữa, đây là khoản vay sẽ không được trả trước hạn ít nhất trong 42 tháng đầu (với khách vay 60 tháng), nếu khách trả trước sẽ bị phạt rất nặng. Hoặc, vì một lý do nào đó mà lãi suất cho vay tăng cao vượt dự kiến, khách hàng sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.
Trên thực tế, một số ngân hàng cạnh tranh nhau, đưa ra những lãi suất ưu đãi thời gian đầu để kéo khách, khi hết hạn sẽ đẩy lãi suất lên cao để bù lại khiến khách hàng gặp khó trong việc thanh toán. Nếu gặp trường hợp này, khách hàng chắc chắn sẽ thiệt thòi.
Lời khuyên được đưa ra cho khách hàng trước khi quyết định vay tiền ngân hàng mua xe là:
Nên đọc kỹ các điều khoản trong hợp đồng với ngân hàng, đặc biệt chú ý phần lãi suất (bao gồm thời gian và công thức tính lãi suất khi có sự thay đổi); đặc biệt là các quy định về phạt khi trả trước, trả chậm và các loại thuế, phí mà ngân hàng đưa ra.
Trong trường hợp không hiểu, khách hàng cần yêu cầu nhân viên ngân hàng giải thích rõ để thay đổi hoặc đàm phán lại.
Không nên vay với tỷ lệ quá lớn trên tổng giá trị chiếc xe mong muốn sở hữu. Kèm theo đó, hàng tháng, khách hàng nên chủ động dành ra số tiền nhất định cộng với phần dự phòng khi lãi suất tăng để trả cho ngân hàng đúng hẹn. Việc này không những tránh bị phạt trả chậm mà còn góp phần tạo "hồ sơ sạch" cho những lần vay sau.
Trần Thủy
Theo Vef
Nhân viên ngân hàng chiếm đoạt tinh vi 1,5 tỷ đồng của khách hàng Bằng thủ đoạn tinh vi, Tuấn đã sao chép thông tin 35 khách hàng trên hệ thống dữ liệu, rồi cắt dán chữ ký, con dấu của giám đốc ngân hàng VIB Quy Nhơn để mở thẻ tín dụng Master Card, chiếm đoạt hơn 1,5 tỷ đồng của khách hàng. Chiều 18/4, tin từ Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Bình Định cho...