Bắt người nghi giúp 152 khách Việt bỏ trốn tại Đài Loan
Giới chức Đài Loan (Trung Quốc) bắt một đối tượng tình nghi đã giúp 152 du khách Việt Nam rời khỏi đoàn du lịch sau khi họ tới Đài Loan.
Theo hãng tin CNA, cảnh sát Đài Loan đã bắt giữ một người đàn ông gốc Việt họ Trịnh (30 tuổi) đang sống tại khu vực Tân Bắc để điều tra về việc lái xe chở các du khách Việt rời khỏi khách sạn, đồng thời người này cũng bị nghi vấn đã bao che, giấu các du khách Việt.
Ngày 28/12, người này bị bắt giam với lý do vi phạm Luật di dân và Luật xuất nhập cảnh Đài Loan. Cơ qun di trú Đài Loan (NIA) đã xác nhận thông tin trên và cho biết đang thu thập những bằng chứng vi phạm pháp luật của người này.
Người đàn ông này đã khai nhận bước đầu với cảnh sát về việc sắp xếp giúp đỡ các thành viên của đoàn du khách Việt “ bỏ trốn” và đổi lại, anh ta được trả tiền để làm việc này. Tuy nhiên, anh này phủ nhận mình là thành viên của một tổ chức vượt biên trái phép.
Hình ảnh nhóm khách du lịch Việt Nam được camera an ninh ghi lại tại một khách sạn trước khi biến mất. Ảnh: CNA
Trong khi đó, theo Apple Daily, trước đó, NIA nghi ngờ có một đường dây buôn người quy mô lớn đứng sau vụ việc và cơ quan này cũng cho rằng có một kế hoạch đã được lên sẵn kể từ khi nhóm du khách vẫn ở Việt Nam nên họ đã bỏ đoàn với số lượng lớn và nhanh chóng khi tới Đài Loan.
Ngoài ra, cảnh sát Đài Loan cũng đang ráo riết điều tra một người phụ nữ nói tiếng Việt trong clip do nữ phiên dịch ghi hình lại. Đoạn clip được quay ngay trước cổng khách sạn, nữ phiên dịch đang ra sức khuyên các thành viên trong đoàn khách không nên “bỏ đi”, đồng thời lớn tiếng chất vấn người phụ nữ lạ mặt kia khi bất ngờ đến đón các du khách Việt rời khách sạn.
Người phụ nữ lạ mặt này liên tục đề nghị cô phiên dịch không nên ghi hình, đồng thời thanh minh rằng mình chỉ đến đón hộ người lên Đài Bắc có việc.
Tính tới thời điểm hiện tại, Đài Loan đã tìm thấy 20 du khách bỏ đoàn (13 nữ, 7 nam), trong đó có 8 người tự đến trình diện do quá sợ hãi. Một số đã khai nhận rằng họ đã trả tiền ở Việt Nam với cam kết sau khi sang Đài Loan và rời khỏi đoàn, họ sẽ được môi giới việc làm.
Video đang HOT
Hiện thời, Đài Loan đang tích cực tìm kiếm 128 người còn lại (91 nam, 37 nữ).
Theo Apple Daily, nhóm khách Việt Nam dường như đã sử dụng tín hiệu riêng để thông báo với những người đến đón đi bằng cách đội mũ lưỡi trai trắng. Hình ảnh từ camera an ninh khách sạn cho thấy họ đội loại mũ này như cách nhằm “đánh tiếng” cho những người phụ trách tới đón. Tuy nhiên, chưa có thông tin xác thực về việc này.
Liên quan đến vụ việc này, Sở Du lịch TP.HCM đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 33 triệu đồng với Công ty TNHH Thương mại Du lịch Kỳ nghỉ Quốc tế; đồng thời, tước giấy phép hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế của đơn vị này trong vòng 12 tháng.
Cũng theo Sở Du lịch TP.HCM, qua các buổi làm việc với Công ty TNHH Thương mại Du lịch Kỳ nghỉ Quốc tế sau vụ việc, đến nay doanh nghiệp này vẫn chưa cung cấp hồ sơ chứng minh tính hợp pháp của việc ký kết hợp đồng về việc cung cấp dịch vụ visa với Công ty ETholiday của Đài Loan (Trung Quốc) và hai công ty tổ chức đoàn đi.
Việc tước giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế của Công ty TNHH Thương mại Du lịch Kỳ nghỉ Quốc tế có hiệu lực trong vòng 12 tháng, kể từ ngày 28/12 vừa qua.
Trước đó, Sở Du lịch Hà Nội sau khi tiếp nhận vụ việc cũng đã khẩn trương vào cuộc, ra quyết định xử phạt hành chính 48,5 triệu đồng với Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Golden Travel có trụ sở tại Hà Nội; đồng thời, tước giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế của Công ty này trong 9 tháng.
Mức xử phạt thuộc các hành vi vi phạm, trong đó có hành vi không quản lý khách du lịch theo hợp đồng.
Minh Thái
Theo baodatviet
Công chúa Dubai từng mất 7 năm trốn khỏi "nhà tù dát vàng" giờ ra sao?
Chính quyền Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) mới công bố hình ảnh của công chúa Dubai, người từng bỏ trốn gây chấn động hồi đầu năm.
Công chúa Dubai gặp cựu Tổng thống Ireland ở nhà riêng.
Theo Daily Mail, UAE đã công bố ảnh công chúa Dubai Latifa, trước sức ép từ cộng đồng quốc tế. UAE khẳng định công chúa vẫn "ở nhà và sống cùng gia đình".
Trước đó, có những thông tin nói rằng công chúa bị tra tấn, đánh đập vì bỏ trốn khỏi đất nước.
Các bức ảnh cho thấy công chúa Latifa bint Mohammed al-Maktoum chụp cùng với cựu đặc phái viên Cao ủy Liên Hợp Quốc về nhân quyền Mary Robinson ở Dubai. Bà Robinson từng là tổng thống Ireland và từng làm việc cho Liên Hợp Quốc.
Đây là lần đầu tiên người ta nhìn thấy công chúa sau 9 tháng kể từ khi gửi thông điệp bỏ trốn trên Instagram.
UAE khẳng định công chúa vẫn khỏe và đang sống cùng gia đình ở Dubai.
"Với sự cho phép của gia đình, cựu Tổng thống Mary Robinson đã gặp công chúa Dubai Latifa ở Dubai", Bộ Ngoại giao UAE cho biết.
Trong ảnh, công chúa gặp gỡ và cùng trò chuyện với bà Robinson. "Trong chuyến thăm, bà Robinson nói rằng muốn công chúa được chăm sóc và quan tâm cần thiết".
"Đây là bằng chứng cho thấy công chúa vẫn ở nhà cùng gia đình, thay vì các cáo buộc vô căn cứ".
Công chúa Latifa từng đào tẩu khỏi hoàng gia UAE, nơi cô gọi là "nhà tù dát vàng" lên một chiếc du thuyền với sự giúp đỡ của cựu điệp viên Pháp Hervé Jaubert và cô giáo Tiina Jauhiainen.
Công chúa từng trốn khỏi đất nước với hi vọng sang tị nạn ở Mỹ.
Một đội đặc nhiệm đã phát hiện vị trí công chúa ở gần Ấn Độ và đột kích du thuyền, bắt công chúa về nước. Hành trình bỏ trốn ly kỳ từ lúc nảy sinh ý tưởng 7 năm trước của công chúa đã được BBC làm thành một bộ phim tài liệu chi tiết.
Theo đó, công chúa vượt biên sang quốc gia láng giềng Oman, lên một chiếc du thuyền do Hervé Jaubert điều khiển để đến vùng lãnh thổ gần Ấn Độ.
Nếu đến được Ấn Độ, công chúa Latifa có thể làm đơn sang Mỹ tị nạn chính trị.
Theo tòa án Dubai, công chúa là nạn nhân của điệp viên Hervé Jaubert. Người này bị tố cáo đòi 100 triệu USD tiền chuộc sau khi công chúa biến mất.
"Chúng tôi có thể khẳng định rằng công chúa đang an toàn ở Dubai và hạnh phúc bên gia đình", phát ngôn viên tòa án Dubai nói.
Theo Danviet
Nô lệ tình dục IS bỏ trốn sang Đức, không ngờ gặp lại kẻ đã mua mình Một cô gái thuộc tộc người thiểu số Yazidi từng bị khủng bố IS ép làm nô lệ tình dục, chạy sang Đức tị nạn nhưng không ngờ gặp lại những kẻ từng mua mình làm nô lệ. Ashwaq đã về Iraq sinh sống vì không muốn nhìn thấy kẻ từng mua mình làm nô lệ tình dục. Theo Sputnik, Ashwaq Ta'lo chỉ...