Bắt người đàn ông Canada mang 2 vali cần sa về Hà Nội qua đường hàng không
Công an TP.Hà Nội vừa bắt khẩn cấp một người đàn ông Canada mang 2 vali cần sa với tổng trọng lượng gần 30 kg qua đường hàng không về sân bay quốc tế Nội Bài.
Chiều 24.6, thông tin từ Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (PC04) Công an TP.Hà Nội cho biết, cơ quan này vừa ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp đối với Chayer Pierre (59 tuổi, trú tại số 2898 phố Phillipe, TP.Rawdon, tỉnh Quebec, Canada) để làm rõ hành vi “vận chuyển trái phép chất ma túy”.
Người Canada mang 2 va li cần sa về Hà Nội qua đường hàng không
Chayer Pierre cùng tang vật vụ án. Ảnh K.N
Trước đó, nắm bắt tình hình tội phạm vận chuyển trái phép chất ma túy qua đường hàng không sau khi các đường bay quốc tế hoạt động trở lại, PC04 Công an TP.Hà Nội đã phối hợp với Cục Hải quan TP.Hà Nội, Công an H.Sóc Sơn (Hà Nội) cùng các đơn vị liên quan phát hiện Chayer Pierre vận chuyển trái phép chất ma túy qua đường hàng không về sân bay quốc tế Nội Bài.
Lực lượng liên ngành thu giữ 2 vali của Chayer Pierre, bên trong giấu 61 túi cần sa với tổng trọng lượng 29,9 kg. Số cần sa này được Chayer Pierre ngụy trang trong quần áo, vải vụn và tẩm tinh dầu tỏi nhằm lấn át mùi, qua mặt lực lượng chức năng.
PC04 Công an TP.Hà Nội phối hợp với Đại sứ quán Canada đã lấy lời khai đối với Chayer Pierre. Bước đầu, nghi phạm đã thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình.
Ông Trương Quốc Cường: 'Vướng vào vòng lao lý là mất mát to lớn, không có gì so sánh được'
Nói lời sau cùng, cựu thứ trưởng Trương Quốc Cường cho hay ngành dược và cấp phép thuốc rất nhạy cảm, bản thân luôn ý thức tự răn mình nhưng không may vướng vào vòng lao lý, 'đây là mất mát to lớn của bản thân, không có gì so sánh đươc'.
Bị cáo Trương Quốc Cường - Ảnh: NAM ANH
Chiều 17-5, phiên tòa xét xử cựu thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường và 13 bị cáo trong vụ án buôn thuốc giả liên quan đến Công ty VN Pharma kết thúc phần tranh luận. Trước khi đi vào nghị án, hội đồng xét xử (HĐXX) cho các bị cáo được nói lời sau cùng.
Tòa nghị án kéo dài và sẽ tuyên án vào chiều 19-5.
Luôn ý thức tự răn mình
Là người đầu tiên nói lời sau cùng, bị cáo Nguyễn Minh Hùng (cựu tổng giám đốc Công ty VN Pharma) cho hay đã nhận thức rất rõ về hành vi sai trái của mình, rất ăn năn hối cải và mong HĐXX cho hưởng mức án nhẹ nhất để sớm trở về với xã hội.
Đứng trước bục khai báo, cựu thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường trình bày trước khi khởi tố là thứ trưởng, nhưng bị xem xét khởi tố khi thời còn là cục trưởng.
Theo ông Cường, thời gian từ năm 2008-2010 rất nhiều hồ sơ. Lúc mới lên tiếp quản Cục Quản lý dược, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật còn rất thiếu. Khi bắt đầu xây dựng hệ thống văn bản mới, các doanh nghiệp nộp hồ sơ rất nhiều, quá tải, mọi người ở cục đều làm việc trong hoàn cảnh quá tải, cơ sở vật chất thiếu thốn, đây là nguyên nhân dẫn đến sai sót.
Ông Cường nhận trách nhiệm với tư cách là người lãnh đạo và mong HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt thấp nhất có thể cho thuộc cấp, "họ đều là những cán bộ mẫn cán, làm hết trách nhiệm".
"Kính mong quý tòa xem xét các điều kiện khách quan, chủ quan, mức độ hành vi sai phạm để cho các bị cáo hưởng mức án phù hợp, tạo điều kiện cho ngành dược phục hồi.
Bản thân tôi cả đời phấn đấu, tôi rất ý thức cả ngành dược và ngành cấp phép thuốc rất nhạy cảm, bị cáo luôn ý thức tự răn mình nhưng không may có chuyện xảy ra, vướng vào vòng lao lý, hôm nay phải đứng trước tòa. Đây là mất mát to lớn của bản thân, không có gì so được", ông Cường phân trần.
Các bị cáo khác gửi lời xin lỗi đến gia đình, vì sự thiếu hiểu biết mà dẫn tới sai phạm, vi phạm pháp luật và đều ăn năn, hối lỗi, mong được xem xét để sớm trở về với gia đình.
Thuốc giả bán hết sạch mà nói không vi phạm
Trước đó tại phần tranh luận, tham gia bào chữa cho ông Cường có 6 luật sư. Hầu hết các luật sư đều cho rằng ông Cường đã làm hết trách nhiệm của mình, cáo buộc của viện kiểm sát (VKS) đối với thân chủ của họ là chưa hợp lý.
Theo luật sư, ông Cường với vai trò quản lý hành chính tại Cục Quản lý dược không can thiệp vào chuyên môn, còn về nguyên tắc, các chuyên gia thẩm định thuốc làm việc độc lập, chịu trách nhiệm với ý kiến đánh giá của mình.
Về việc không thu hồi thuốc giả dù đã có cảnh báo, luật sư dẫn giải tháng 10-2014, Bộ Y tế Canada có email phản hồi về việc cả hai Công ty Helix Canada và Heatlh 2000 Canada đều không có sản phẩm nào được cấp phép lưu hành.
Sau khi được cấp dưới báo cáo điều này, ông Cường yêu cầu phải có công văn chính thức (có dấu và chữ ký) từ phía Canada. Cục Quản lý dược sau đó có email đề nghị nhưng chưa nhận được phản hồi từ phía cơ quan y tế Canada.
Luật sư Nguyễn Hồng Bách nêu quan điểm bào chữa cho bị cáo Trương Quốc Cường - Ảnh: DANH TRỌNG
Ngoài ra, tháng 11-2014, Bộ Công an có văn bản gửi Cục Quản lý dược, tuy nhiên trong văn bản Bộ Công an chỉ đề nghị cung cấp tài liệu phục vụ xác minh vụ án, chứ không có thông điệp nào cảnh báo về nguồn gốc của thuốc.
Từ đó, luật sư cho rằng thời điểm này chưa có cơ quan nào chính thức cảnh báo Heatlh 2000 Canada là thuốc giả, chưa đủ cơ sở để ban hành quyết định thu hồi...
Đối đáp lại quan điểm bào chữa trên của các luật sư, VKS cho rằng toàn bộ diễn biến công khai tại phiên tòa cho thấy có rất nhiều sai phạm của thuộc cấp tại Cục Quản lý dược, đều thuộc quyền quản lý của ông Cường, cả về mặt hành chính và chuyên môn. Do đó, bị cáo phải chịu trách nhiệm cụ thể về hành vi sai phạm của mình.
VKS khẳng định quan điểm của các luật sư cho rằng Cục Quản lý dược, cụ thể là ông Cường, chưa ra quyết định thu hồi do chưa đủ căn cứ "là không hợp lý".
Theo VKS, các luật sư cho rằng những email gửi đến không đủ tính xác định cũng như căn cứ thu hồi, nhưng bị cáo đã ghi nhận nội dung email đó và chỉ đạo cấp dưới để ban hành văn bản gửi cơ quan hải quan dừng nhập khẩu thuốc.
"Nếu không nghi ngờ thì sao lại ban hành văn bản? Bị cáo cho dừng nhập khẩu nhưng không dừng lưu hành. Điều đó cho thấy bị cáo làm không hết chức trách, trách nhiệm của mình, dẫn tới các thuốc nhập vào vẫn tiêu thụ được", công tố viên nêu quan điểm tranh luận.
VKS nhắc lại quan điểm của luật sư cho rằng đến tận năm 2019 mới đủ căn cứ xác định thuốc giả, thật. Theo VKS, việc xác định chất lượng thuốc giả hay thật là trách nhiệm thuộc về cơ quan chuyên môn, ở đây là Bộ Y tế về việc đánh giá, kiểm nghiệm. Việc xác minh với cơ quan nước ngoài hoàn toàn có thể thực hiện bằng con đường ngoại giao.
Thực tế, bị cáo đã có nghi ngờ và đã ban hành các văn bản. Theo quy định, chỉ cần nghi ngờ là có thể đình chỉ lưu hành, nhưng bị cáo không làm. Các loại thuốc lưu hành ở Việt Nam đã bán hết sạch mà bảo là không vi phạm.
Đứng trước bục khai báo tự bào chữa, ông Trương Quốc Cường nói giữ nguyên quan điểm của mình, nhận một phần trách nhiệm là người đứng đầu.
Tuy nhiên, cuối phần tranh luận, ông Cường nói đã nhận thức được sai phạm và "xin nhận nốt trách nhiệm" như cáo trạng truy tố. Thái độ của ông Cường được VKS đánh giá là thành khẩn.
Trước đó, VKS đề nghị tòa tuyên phạt ông Trương Quốc Cường 7-8 năm tù về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Nhân vật bí ẩn trong vụ án của cựu Thứ trưởng Trương Quốc Cường Liên quan đến vụ án của cựu Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường và đồng phạm , cơ quan tố tụng xác định có vai trò quan trọng của Nguyễn Lê Xuân Khang. Vậy "nhân vật bí ẩn"này là ai? Phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử cựu Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường và đồng phạm trong...