Bất ngờ xông vào quán nước đâm người đàn ông chết tại chỗ
Khi đang ngồi tại quán nước, anh Oanh bị một kẻ lạ mặt xông vào quán rút dao đâm. Do bất ngờ, nạn nhân không kịp chống cự nên bị đâm nhiều nhát và tử vong tại chỗ.
Công an khám nghiệm tại hiện trường vụ án.
Khoảng 15h ngày 6.3, tại quán nước ven quốc lộ 1A, thuộc địa phận ấp 3, xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức (Long An) xảy ra vụ án nghiêm trọng khiến một người tử vong tại chỗ và một người khác bị thương.
Các nhân chứng cho biết, vào thời điểm trên, một thanh niên chạy xe máy từ hướng thị trấn Bến Lức về TP. Tân An. Khi đến quán giải khát của ông Ba Mỏ nằm ven quốc lộ 1A, người này xuống xe, xông vào quán rút dao đâm anh Hứa Hoàng Oanh (38 tuổi, ngụ ấp 3, xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức). Do bất ngờ, nạn nhân không kịp chống cự nên bị đâm nhiều nhát và tử vong tại chỗ.
Anh Huỳnh Văn Điểm (31 tuổi, ngụ tỉnh Tiền Giang) ngồi uống nước bên cạnh, thấy xô xát đã can ngăn cũng bị người thanh niên đâm 3 nhát vào vùng mặt gây chấn thương nặng. Anh Điểm ngay sau đó được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM).
Thấy vụ việc nghiêm trọng, một người đi đường đã khống chế nghi phạm và giao cơ quan chức năng xử lý. Qua khai thác nhanh tại hiện trường, thanh niên khai tên Phong. Hắn nói do có mâu thuẫn tiền đá gà nên đã ra tay với anh Oanh.
Theo Bùi Giang (Công an TP.HCM)
Video đang HOT
Chủ tịch TP.HCM: Cấm sử dụng xe công đi lễ hội
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong nhắc nhở cán bộ, công chức không vui Tết kéo dài, tập trung trở lại làm việc một cách nghiêm túc, không sử dụng xe công đi lễ hội, không đi lễ hội trong giờ hành chính.
Sáng 22.2, TP.HCM đã tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá lại công tác chăm lo Tết Mậu Tuất.
Không đươc sử dụng xe công đi lễ hội
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Hồ Văn
Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết, thành phố năm nay tổ chức tốt công tác chăm lo phục vụ Tết Mậu Tuất, người dân phấn khởi, Tết vui hơn, ấm áp hơn... Niềm vui nhân lên khi thành phố được thông qua cơ chế đặc thù, tạo khí thế, động lực để phấn đấu hơn nữa. Cả thành phố đã cùng quan tâm chăm lo các đối tượng chính sách, người nghèo thiết thực, tốt hơn, chủ động chăm lo phục vụ cho người dân đón Tết trên mọi lĩnh vực.
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Thanh Liêm thăm hỏi và tặng quà công nhân trong lễ hội "Vui Tết cùng công nhân". Ảnh: Hồ Văn
Nhưng cũng còn vài điểm rút kinh nghiệm, như thời gian chuẩn bị phải sớm hơn, chủ động hơn. "Đêm 30 Tết người bán hủy, đập phá hoa vì bán không được, việc này ảnh hưởng đến người trồng hoa. Nhìn thấy cảnh này, chúng tôi cũng đau lòng lắm. Cả năm chuẩn bị, thành quả không đạt. Chúng ta cần xem lại vấn đề này. Tình trạng đốt pháo, cờ bạc vẫn còn..., mặc dù quy mô nhỏ nhưng cần siết lại, không để tái diễn các năm sau", ông Phong nói.
Ông Phong cũng nhắc nhở cán bộ, công chức không vui Tết kéo dài, tập trung trở lại làm việc một cách nghiêm túc, không sử dụng xe công đi lễ hội, không đi lễ hội trong giờ hành chính.
Theo báo cáo, thành phố thực hiện hiệu quả chính sách an sinh xã hội, chăm lo chu đáo đời sống vật chất, tinh thần cho các đối tượng chính sách có công, người nghèo, hộ nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt... với tổng kinh phí hơn 1.388,6 tỷ đồng (tăng hơn 80 tỷ đồng so với Tết Đinh Dậu 2017). Trong đó, ngân sách Trung ương chăm lo Tết cho các đối tượng chính sách với tổng kinh phí là 13,1 tỷ đồng, ngân sách thành phố chăm lo hơn 798,9 tỷ đồng (tăng hơn 88 tỷ đồng so với Tết năm 2017).
Thăm, tặng quà người dân, đối tượng chính sách trong dịp tết là nét đẹp truyền thống của TP.HCM. Ảnh: Hồ Văn
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM và các đoàn thể vận động các doanh nghiệp và xã hội cùng triển khai nhiều chương trình chăm lo Tết các đối tượng chính sách, các hộ dân nghèo, công nhân, sinh viên, nông dân gặp khó khăn và các đối tượng xã hội với tổng kinh phí trên 576,6 tỷ đồng.
40 triệu lít bia phục vụ tết
Theo Sở Công thương, hàng hóa phục vụ Tết đầy đủ, dồi dào gắn với việc thực hiện cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam". Người tiêu dùng tiếp tục có xu hướng thay đổi dần tập quán mua sắm, tiêu dùng thay "ăn Tết" bằng "vui Tết". Việc kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm được thực hiện thường xuyên trên diện rộng, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm trong những ngày Tết.
Bia, rượu và tai nạn giao thông là nỗi ám ảnh của xã hội.
Theo báo cáo từ 3 chợ đầu mối, lượng hàng nhập chợ bình quân 9.250 tấn/ngày, thời điểm cao điểm từ ngày 26 đến ngày 29 tháng Chạp, lượng hàng hóa về chợ tăng khoảng 50% - 80% so với ngày thường, sản lượng từ 13.000 -16.500 tấn/đêm. Các doanh nghiệp sản xuất bia, rượu, nước giải khát đã tăng sản lượng sản xuất lên 30% so với tháng thường, đạt khoảng 40 triệu lít bia và 45 triệu lít nước giải khát và không tăng giá vào dịp Tết; doanh nghiệp bánh kẹo cung ứng nhiều sản phẩm mới, mẫu mã đẹp, chất lượng tương đương bánh ngoại nhập, sản lượng tăng từ 10 - 20%, đạt khoảng 18.000 tấn, giá không tăng so năm 2017.
Các chương trình văn hóa - nghệ thuật được thiết kế, dàn dựng, tổ chức phục vụ đáp ứng nhu cầu thưởng ngoạn của người dân thành phố và khách du lịch quốc tế như: đường hoa, đường sách, đường đèn tiếp tục là điểm sáng, là sản phẩm đặc trưng của TP.HCM đón Tết truyền thống.
Hoạt động đưa đón, vận chuyển hành khách được đảm bảo trên cả ba lĩnh vực: đường bộ, đường thủy và hàng không với số lượng cao hơn so cùng kỳ. Trật tự giao thông được đảm bảo thông suốt, các điểm nóng về ùn tắc giao thông được xử lý kịp thời, không xảy ra ùn tắc giao thông, kể cả các tuyến đường đến các khu, điểm du lịch. Tình hình an ninh chính trị - trật tự xã hội được giữ vững, các loại tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan giảm rõ rệt, tình hình gây rối trật tự công cộng, cờ bạc, đá gà giảm hẳn; số vụ cháy được kéo giảm rõ so với cùng kỳ.
Mặc dù chủ động xây dựng các phương án và tổ chức thực hiện kế hoạch bảo đảm trật tự an toàn giao thông, tuy nhiên tình hình chung tai nạn giao thông trên địa bàn tăng cả 3 mặt (số vụ, số người chết và số người bị thương).
Trong 7 ngày Tết, từ ngày 14.2 - 20.2.2018 (29 tháng Chạp đến mùng 5 Tết) xảy ra 44 vụ phạm pháp hình sự, giảm 7 vụ (-13,7%) so cùng kỳ; đã điều tra khám phá nhanh 26 vụ (tỷ lệ 59,1%), tạm giữ 28 đối tượng, trong đó có vụ sát hại 5 người trong một gia đình tại quận Bình Tân, nghi phạm 18 tuổi đã bị bắt giữ ngay sau một ngày hiện trường bị phát hiện. Xảy ra 39 vụ tai nạn giao thông, tăng 14 vụ ( 56%), làm 3 người chết, tăng 1 người, làm bị thương 31, tăng 5 người so với cùng kỳ. Nguyên nhân chủ yếu do người điều khiển phương tiện giao thông thiếu cẩn thận, có sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông; không xảy ra tai nạn giao thông đường thủy, đường sắt. Một số quận - huyện chưa quản lý chặt chẽ địa bàn, vẫn còn hiện tượng mua bán, lấn chiếm vỉa hè, giữ xe quá giá quy định, tình trạng đốt pháo trái phép, cờ bạc với quy mô nhỏ vẫn còn xảy ra tại một số địa bàn...
Theo Danviet
Tài xế xe ôm tử vong sau khi kêu cứu lúc rạng sáng Sau bốn giờ nghe tiếng kêu cướp gần Trường Nuôi dạy trẻ khuyết tật, người dân Long An phát hiện anh lái xe ôm thiệt mạng, trên người có nhiều vết đâm. Trưa 4.2, Công an tỉnh Long An khám nghiệm hiện trường và tử thi để làm rõ cái chết của anh Nguyễn Văn Sơn (45 tuổi, quê Bến Tre). Hiện trường...