Bất ngờ với vị mì Quảng Phan Thiết trước năm 1975
Không ít thực khách sẽ ngạc nhiên khi phát hiện màu đỏ trong tô mì hay vị ngọt đọng lại trên đầu lưỡi là kết quả của một quy trình xử lý nghiêm ngặt loại ớt sừng cay xé lưỡi.
Vốn là một tín đồ của món Quảng, tôi mê tất cả các món ăn của vùng đất nắng gió này, từ những miếng mít non trộn gỏi béo mềm, đến món lấy sản vật từ sông là những con hến, và những món vừa làm thuốc vừa chữa bệnh như lòng xào nghệ… Tất nhiên trong danh sách món ăn chẳng bao giờ thiếu những cọng mì to bản nhưng thanh mảnh, dùng chung với hàng loạt nguyên liệu khác như cá lóc, thịt heo, tôm, thịt bò… Đó là món mà trong ký ức một thời của những người lớn tuổi nó được tổng hợp từ vô số đồ thừa đám giỗ hay bữa tiệc ngày hôm trước – mì Quảng.
Mê món Quảng và cảm nhận rõ vị Quảng như thế nên khi được mời đến Bông Chua, quán chuyên nấu món đúng vị của Phan Thiết trước những năm 1975 với đầu bếp là một người đam mê chế biến món ngon cho con cháu thưởng thức, tôi bất ngờ khi phát hiện trong thực đơn cũng có mì Quảng. Nó khiến tôi khá tò mò vì không biết vào đến vùng trong, món mì được biến tấu thế nào và vị Phan Thiết ra sao. Vì thế việc gọi thử một tô là tất yếu.
Ngắm tới, ngắm lui, tôi vẫn không tìm thấy sự khác nhau trong ngoại hình của mì Quảng Phan Thiết với mì chính gốc Quảng với phần sườn kho sắc cạnh, con tôm vừa vừa, cả kích thước, hình dáng, màu sắc của sợi mì cũng y hệt. Khách chăng chỉ là màu của tô mì trước mặt tôi đậm đà hơn và đĩa rau dùng chung không có sự hiện diện của thân chuối bào mà chỉ gồm xà lách và bạc hà.
Không chần chừ lâu hơn, tôi nếm thử nước dùng và chợt nhận ra sự khác biệt. Nước dùng của món mì này đậm đà hơn, tươi hơn, nhất là vị ngọt khá lạ cùng vị đọng lại hơi chua, khác hẳn với hương vị của nước dùng thường gặp. Nó khiến tôi ngờ ngờ về sự có mặt của món cải chua.
Tò mò, tôi xin phép được nói chuyện đầu bếp và biết một bí mật khá lạ về món ăn. Đó là nếu mì Quảng của Quảng dùng củ nén làm bật nên cái ngon của nguyên liệu, thì mì Quảng Phan Thiết có vị chủ đạo là ớt sừng và tỏi. Song để ớt không cay phải luộc và xả ít nhất 5-6 lần. Quy trình xào ớt, tỏi cũng phải canh lửa, canh thời gian để ớt lên màu đẹp. Vị chủ yếu là ớt sừng và tỏi nên khi thưởng thức, nước dùng vừa có vị ngọt của ớt, song cũng có cái hậu chua nhẹ của hai loại nguyên liệu nóng này.
Ngoài ra, để nước dùng đậm đà, ngoài ớt sừng và tỏi, nước dùng chủ yếu được hầm từ nước xào tôm (tôm tươi mua về, làm sạch, xào bằng lửa lớn rồi trút vào nồi). Thịt sườn cũng vậy. “Cứ thế hầm trên bếp, khách đến gọi món, chỉ cho mì vào tô, rồi chan tất cả lên trên”, cô cho biết.
Bò kho đậm đà.
Bún sứa chả cá với tạo hình không giống các tỉnh khác.
Tàu hũ lạnh béo mềm.
Video đang HOT
Ngoài món mì Quảng đúng vị Phan Thiết trước năm 1975, quán cũng giới thiệu hàng loạt các món ăn của vùng đất này những năm đó như bò kho, bún sứa chả cá, bún riêu… Đặc biệt có một món mà bạn đừng quên thưởng thức sau khi dùng món chính – tàu hũ đá với vị mềm, mịn, thơm lạ và thanh mát.
Địa chỉ: Quán Bông Chua, 43 Phạm Ngọc Thạch, Q.3, TP.HCM.
HUỲNH HẰNG
Theo Infonet
10 món ăn Việt ngon rẻ trong mắt du khách nước ngoài
Bánh canh - đặc sản của Phan Thiết, bánh hỏi ở Qui Nhơn hay bún thịt nướng tại Huế và Đà Nẵng thực sự gây ấn tượng với du khách nước ngoài, bởi không chỉ ngon mà còn rất rẻ với giá chưa tới 1 đô la.
Mọi người vẫn thường nói rằng "của rẻ là của ôi", song có lẽ câu này không đúng với những món ăn được du khách nước ngoài có tên Adam Bray kể trong bài viết của mình.
Đối với những vị khách nước ngoài từng một lần đặt chân đến dải đất hình chữ S thì văn hóa ẩm thực nơi đây thực sự gây ấn tượng với họ. Trong một bài viết, Adam Bray đã tổng hợp 10 món ăn Việt Nam ngon rẻ với tựa đề: "Đi ăn trưa ngoài chợ: 10 món Việt truyền thống chưa tới 1 USD".
Ngay phần mở đầu, tác giả đã tỏ ra khá ngạc nhiên vì những một điều tưởng chừng như mâu thuẫn: "Những món Việt hấp dẫn đôi khi lại là món ăn rẻ nhất mà người dân địa phương thường ngồi ăn trên chiếc ghế nhựa và cái bàn xếp ở ngoài chợ. Một đất nước nhỏ bé như Việt Nam vậy mà thức ăn lại tinh tế và đa dạng đến kinh ngạc. Mỗi thành phố, thậm chí mỗi ngôi làng đều có một món đặc sản".
Không chỉ liệt kê ra 10 món ăn ngon rẻ ở Việt Nam, tác giả bài viết đã tìm hiểu khá kỹ về nguyên liệu, cách chế biến, ngoài ra Adam Bray còn chỉ ra nơi ăn ngon nhất của từng món.
Bánh canh (ăn ngon nhất ở Phan Thiết)
Tác giả của bài viết - Adam Bray mô tả thì bánh canh được làm từ gạo và bột khoai mì, được chan bằng thứ nước dùng được nấu từ cá. Đối với vị du khách này thì bánh canh ở Phan Thiết là ngon nhất trong những nơi ông từng thưởng thức.
Bánh hỏi (ăn ngon nhất ở Qui Nhơn)
Bánh hỏi được làm từ mì gạo tạo thành những lá bánh con con, một chút hẹ và tóp mỡ phủ lên trên, ăn kèm với bánh hỏi có thể là heo quay, xúc xích thịt lợn... chấm với nước chấm pha bằng nước mắm, đường, ớt và chanh.
Bột chiên (ăn ngon nhất ở Sài Gòn)
Đây là một món khoái khẩu của học sinh ở Sài Gòn. Khoai mì bột được cắt thành hình con cờ sau đó chiên giòn kết hợp với trứng và dùng với nước chấm.
Bò khô (ăn ngon nhất ở Đà Lạt)
Ở món này tác giả viết: "Bò khô (món ăn yêu thích của tôi), tôi thấy rất thú vị khi được thưởng thức món này trong thời tiết mát mẻ và ẩm ướt ở Tây Nguyên".
Bún thịt nướng (ăn ngon ở Huế và Đà Nẵng)
Bún thịt nướng (thường được làm từ thịt lợn) ăn cùng với các loại rau và nước mắm. Tùy từng địa phương sẽ có cách pha nước mắm khác nhau với với lạc giã, cà chua hoặc chanh và ớt.
Bánh trứng mực (ăn ngon ở Phan Thiết)
Món ăn này được tác giả thưởng thức khi ghé thăm Phan Thiết. Bánh gồm có trứng mực, đậu phộng giã nhuyễn, lá bạc hà và dùng với nước chấm.
Xôi vịt và cơm gà (ăn ngon ở Phan Rang và Quảng Ngãi)
Gà và vịt là hai loại gia cầm rất phổ biến ở Việt Nam, gà thường được kết hợp với gạo, trong khi vịt thì nấu với gạo nếp.
Chè (ăn ngon ở Huế và Hà Nội)
Đây là một món tráng miệng ngọt ngào có thể ăn nóng hoặc lạnh. Những thành phần để nấu thành chè bao gồm: đậu, trái cây, khoai mì...
Bánh xèo (ăn ngon ở Sài Gòn và Phan Thiết)
Bánh xèo được tráng với tôm, thịt lợn hoặc mực. Tại Sài Gòn, bánh xèo được cuộn với lá rau diếp, trong khi đó ở Đà Lạt, bánh xèo lại được cuốn với bánh tráng và các loại rau sống, bánh xèo ở Phan Thiết thì nước chấm pha với lá bạc hà.
Bánh căn (ăn ngon ở Nha Trang và Phan Rang)
Bánh có kích thước khá nhỏ được nấu chín bằng đất nung, và có nhiều lỗ tròn để đặt khuôn. Bánh căn có thể ăn với thịt, tóp mỡ, hẹ và lá bạc hà.
THU TRANG
Theo Infonet
Đi ăn lòng xào nghệ ở khu chợ Bà Hoa Cái vị beo béo, dai dai của lòng già, vị đắng của củ nghệ tươi, thanh thanh của hẹ, cay cay của hành tây, ớt tươi cùng giọng nói trọ trẹ trong khu chợ Bà Hoa khiến khách tha phương thấy ấm lòng. Tọa lạc trên đường Võ Thành Trang, khu chợ do một người phụ nữ tên Hoa sáng lập thường được...