Bất ngờ với số người chết trong dịch Covid-19 bị bỏ sót
Theo tờ New York Times của Mỹ, một đánh giá về dữ liệu tử vong ở 11 quốc gia cho thấy, có nhiều người chết trong tháng qua hơn so với con số được ghi nhận chính thức.
Tờ báo Mỹ ước tính, hơn 1 tháng qua, có ít nhất 25.000 người chết trong đại dịch Covid-19 nhưng không được đưa vào số liệu thống kê chính thức. Tổng số ca tử vong này bao gồm các trường hợp chết vì Covid-19 cũng như các nguyên nhân khác, có thể gồm những người không thể điều trị vì bệnh viện quá tải.
Ước tính của New York Times được thực hiện bằng cách so sánh số người tử vong vì tất cả nguyên nhân trong năm nay với mức trung bình của cùng thời điểm của các năm trước đó ở 11 quốc gia.
Giới chức một số nước đang cố xác định có bao nhiêu ca tử vong nên được đưa vào danh sách tử vong vì Covid-19 bằng cách tính cả số tử vong ngoài bệnh viện vào con số tử vong hàng ngày hoặc sửa tổng số ca tử vong sau khi có giấy chứng tử.
Tại Pháp, giới chức bắt đầu tính cả số ca tử vong vì Covid-19 bên ngoài bệnh viện kể từ đầu tháng 4. Văn phòng Thống kê quốc gia Anh cũng bắt đầu công bố dữ liệu về tỷ lệ tử vong được phản ánh khi Covid-19 được xác nhận trong giấy chứng tử, cung cấp một con số chính xác hơn về đại dịch Covid-19 so với số liệu hàng ngày của Cơ quan Y tế công cộng Anh.
Những sai lệch so với mô hình tính toán số người tử vong thông thường đã được xác nhận ở nhiều nước châu Âu, theo dữ liệu do Dự án giám sát tử vong châu Âu – tổ chức chuyên thu thập dữ liệu tử vong hàng tuần ở 24 quốc gia châu Âu.
Video đang HOT
Theo các nhà nhân khẩu học, việc dữ liệu tử vong được công bố nhanh chóng là điều bất thường nhưng các quốc gia nỗ lực cung cấp thông tin toàn diện và kịp thời hơn vì sự cấp bách trong chống dịch Covid-19. Dữ liệu bị giới hạn và khó tránh khỏi việc nhiều ca tử vong không được thống kê kịp thời.
“Ở giai đoạn này, việc thống kê số ca tử vong chỉ phản ánh một phần lớn chứ không phải toàn bộ. Thống kê hiện tại chủ yếu dựa trên hệ thống bệnh viện vì vậy con số tử vong có thể bị thay đổi. Trong 2 tháng tới, bức tranh toàn cảnh có thể sẽ được làm rõ hơn”, Patrick Gerland, một nhà nhân khẩu học thuộc Liên Hợp Quốc, cho hay.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:
- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.
Nguyễn Thái
Báo Mỹ ca ngợi Việt Nam viện trợ cho EU chống đại dịch Covid-19
Tờ báo Mỹ "The Diplomat" vừa đăng bài khen ngợi Việt Nam tặng hơn nửa triệu chiếc khẩu trang cho 5 nước EU trong cuộc chiến chống Covid-19 hiện nay.
Ngày 8/4, tờ báo Mỹ "The Diplomat" đăng một bài viết nói rằng Việt Nam vào hôm 7/4 đã cung cấp gói hỗ trợ mới cho 5 quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU).
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Tô Anh Dũng trao tượng trưng 100.000 khẩu trang của chính phủ Việt Nam cho Đại sứ Anh tại Việt Nam Gareth Ward. Ảnh: Thông tấn xã Việt Nam.
Bài báo Mỹ dẫn thông tin của Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết phía Việt Nam hôm 7/4 đã quyên góp 550.000 chiếc khẩu trang cho các 5 nước châu Âu để hỗ trợ các nước này chiến đấu với đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 do chủng mới của virus corona gây ra. Theo bài báo, đây là các khẩu trang kháng khuẩn và món quà này đã được trao cho Đại sứ các nước Pháp, Đức, Italy, Tây Ban Nha, và Anh tại Hà Nội.
Tờ "The Diplomat" cũng dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Tô Anh Dũng phát biểu tại lễ trao tặng rằng gói viện trợ này thể hiện quan điểm Việt Nam coi việc tăng cường hợp tác và đoàn kết quốc tế là một nhân tố quan trọng giúp giảm thiểu tác hại của Covid-19 (bệnh do virus SARS-CoV-2 gây ra).
Cây bút Prashanth đánh giá sự viện trợ này là phù hợp với chính sách ngoại giao rộng hơn của Việt Nam trong bối cảnh dịch Covid-19 hoành hành trên quy mô toàn cầu. Tác giả cho biết, Việt Nam đã viện trợ cho cả các nước khác nữa, như các nước láng giềng Lào và Campuchia.
Tác giả bài báo cho rằng đại dịch Covid-19 một mặt có ảnh hưởng nhất định tới quan hệ kinh tế Việt Nam-EU (với các quy định mới về visa và việc hạn chế xuất khẩu), mặt khác lại cho thấy hai bên đã nỗ lực vượt qua các thách thức do dịch bệnh gây ra.
Theo đó, tác giả Prashanth viết, Việt Nam và EU đã tích cực chia sẻ thông tin về sự an toàn của công dân hai phía, đồng thời tiếp tục các nỗ lực hướng tới phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam.
Tác giả bài báo Mỹ nhìn nhận, Việt Nam sẵn lòng giúp đỡ các nước khác trên cơ sở song phương và đa phương trong khả năng tốt nhất của mình, đồng thời vẫn cảnh giác đối phó với thách thức Covid-19 ngay trong nước. Bài viết có đoạn: "Cho tới nay, Việt Nam ghi nhận hơn 200 ca bệnh Covid-19 nhưng chưa có ca tử vong nào. Quốc gia này đã thực thi thêm nhiều biện pháp như tăng cường hạn chế đi lại và đẩy mạnh sản xuất khẩu trang".
Tác giả Prashanth kết luận, gói viện trợ mới nhất nói trên là minh chứng cho cách tiếp cận đa diện của Việt Nam đối với cuộc chiến chống Covid-19 cả trong nước và ngoài nước.
Trung Hiếu
Tình thế đảo ngược: TQ từng là nơi nguy hiểm nhất vì Covid-19, giờ lại an toàn nhất Nhiều người Trung Quốc sống ở nước ngoài hoặc người nước ngoài làm việc ở Trung Quốc đang chọn cách ở lại hoặc trở về Trung Quốc trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 lây lan toàn cầu. Khi đại dịch Covid-19 bắt đầu trở nên tồi tệ hơn ở Anh, Jennie Lan biết rằng nơi cô cảm thấy an toàn nhất chỉ có...