Bất ngờ với núi đá đĩa độc đáo ở Quảng Nam
Một dãy núi đá kỳ vĩ, dài hơn 500m, gồm nhiều trụ đá xếp liền nhau bất ngờ được phát lộ trong quá trình mở đường để thi công dự án thủy điện ở khu vực miền núi Quảng Nam, lập tức trở thành một điểm đến “hot” được các bạn trẻ, người dân “giới thiệu” trên mạng xã hội.
Hình ảnh dãy núi đá có hình thù độc đáo, kỳ vĩ vừa bất ngờ lộ thiên ở xã Phước Năng, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam nhận được nhiều lời khen ngợi, trầm trồ khi xuất hiện trên mạng xã hội. Đặc biệt ấn tượng là các cột đá sắp xếp đều đặn, vừa hùng vĩ vừa hài hòa.
Dãy núi đá có hình thù độc đáo vừa phát lộ ở Phước Sơn
Theo người dân ở Phước Sơn thì dãy núi đá này nằm cách đường Hồ Chí Minh khoảng 2km, cách trung tâm thị trấn Khâm Đức của huyện Phước Sơn hơn 10km về hướng Tây Nam. Trước đây dãy núi đá ẩn mình trong đất, chỉ lộ một ít nhưng bị cây cối che khuất.
Trong quá trình triển khai dự án thủy điện Nước Chè, đường mở ra để dẫn nước từ đậ.p chính đến tubin đã làm phát lộ vách núi với các khối đá xếp chồng lên nhau, tương tự hình thù ghềnh Đá Đĩa ở Phú Yên.
Các khối đá xếp chồng lên nhau khá đều đặn
Dãy núi đá dài hơn 500m, phía dưới có dòng suối Đắk Chè nước trong xanh, phía trên là rừng cây bao phủ. Những trụ đá dạng cột, mỗi trụ đá cao gần 5m, xếp theo chiều thẳng đứng, liền kề nhau chạy dọc theo con đường.
Mặt cắt các trụ đá, cột đá có tiết diện hình tứ giác, lục giác hoặc vuông, tròn,… xếp liền nhau đều tăm tắp như những chồng đĩa khổng lồ.Qua quan sát ban đầu, kết cấu đá ở đây khá giống hệ thống đá tại danh thắng quốc gia gành Đá Đĩa ở tỉnh Phú Yên.
Điểm ấn tượng nhất của núi đá này là sự sắp xếp đều đặn của các cột đá, tạo nên một vẻ đẹp kỳ vĩ, hài hòa ngỡ như có sự sắp đặt của bàn tay con người vì sự đều nhau đến đáng kinh ngạc của những viên đá. Nhiều người đến tận nơi chiêm ngưỡng, đã ví von dãy núi đá là “kiệt tác” của thiên nhiên.
Ông Hồ Văn Khu, Chủ tịch UBND xã Phước Năng cho biết, do ngọn núi mới phát lộ nên còn rất hoang sơ, chưa được nhiều người biết đến. Thỉnh thoảng chỉ có vài người dân địa phương đến tham quan, sau đó xuống suối tắm. Gần đây, hình ảnh dãy núi đá được giới thiệu trên mạng xã hội, được nhiều người tìm đến để tận mắt chứng kiến, chụp ảnh,…
Trước mắt, địa phương sẽ phối hợp với huyện để khoanh vùng, cố gắng bảo vệ nguyên trạng kết cấu. Trong tương lai, nếu có thể, địa phương hy vọng có thể phát huy, tận dụng vẻ đẹp kỳ vĩ của dãy núi đá này tạo thành một điểm đến hấp dẫn kết nối với các điểm du lịch khác của khu vực miền núi Quảng Nam.
Video đang HOT
Những cột đá có hình dáng kỳ thú như điểm nhấn độc đáo giữa núi rừng hùng vĩ
Một số người am hiểu cho rằng dãy núi đá này có thể có niên đại cả triệu năm. Qua quá trình phong hóa và xói mòn, những lớp đá trầm tích đã tạo nên những cột đá có hình dạng kỳ thú, hoang sơ nhưng cũng rất mỹ quan, hùng vĩ.
Huyện Phước Sơn cũng đã cử đoàn công tác trực tiếp đi kiểm tra, khảo sát núi đá đĩa vừa được phát lộ và báo cáo vụ việc cho UBND tỉnh để lập đoàn phối hợp với các nhà nghiên cứu, nhà khảo cổ lên khảo sát, từ đó tham vấn cho địa phương có phương án, giải pháp cụ thể để bảo tồn, phát huy tối đa giá trị tài nguyên, tìm kiếm thêm các tư liệu về quá trình kiến tạo của dãy núi đá nói trên….
Tháp cổ hơn nghìn tuổ.i ở Quảng Nam, dáng vẻ huyền bí, kiến trúc hiếm có khó tìm
Tháp cổ Bằng An hơn 1.000 năm tuổ.i là tháp Chăm có kiến trúc hình bát giác độc đáo, hoàn toàn không giống bất cứ ngôi tháp nào còn tồn tại cho đến ngày nay tại Việt Nam.
Tháp Bằng An tọa lạc tại phường Điện An (thị xã Điện Bàn, Quảng Nam), cách Hội An 14km và cách TP Đà Nẵng khoảng 27km.
Theo các nhà nghiên cứu, tháp được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ X, được dùng làm nơi thờ cúng và tế lễ. Bên trong tháp thờ thần Shiva (tượng trưng bằng Linga).
Tháp Bằng An là một trong những tác phẩm điêu khắc bằng gạch lớn nhất còn lại của nền văn hóa Chămpa.
Dù trải qua cả nghìn năm lịch sử, bị thiên nhiên và chiến tranh làm hư hại một số chi tiết, nhưng kiến trúc độc đáo của tháp cổ vẫn còn khá nguyên vẹn.
Đặc biệt, đây là ngôi tháp hình bát giác duy nhất còn lại cho đến ngày nay tại Việt Nam và được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia từ năm 1989.
Một số hình ảnh về ngôi tháp 1.000 năm tuổ.i:
Nằm trong khuôn viên khoảng 4.000m2 đầy cây xanh, tháp Bằng An mang dáng vẻ trầm mặc, huyền bí
Tháp có hình bát giác, mỗi cạnh dài 4m, cao 21,5m. Cấu trúc tháp gồm tiề.n sảnh và điện thờ
Phần tiề.n sảnh khá dài, với cửa chính ở hướng Đông để đón nắng mặt trời
Hai bên là 2 cửa phụ. Vào năm 1943, Pháp đã trùng tu thành 2 cửa sổ
Nhìn từ trên cao, điện thờ gồm 3 phần: Đế, thân bát giác và mái hình chóp được tạo thành bởi 8 mặt cong dần về phía đỉnh
Tháp được tô điểm bằng các đường kỷ hà ở phần tiếp giáp giữa đế và thân tháp, cũng như giữa thân và đỉnh tháp
Trước cổng chính có 2 bức tượng Gajasimha (linh thú với đầu voi, thân sư tử) bằng sa thạch
Điện thờ có hình dáng như 1 khối Linga khổng lồ, còn mặt bằng của toàn bộ tháp lại gợi lên hình ảnh Yoni gắn liền với tín ngưỡng của người Chăm
Khác các tháp Chămpa khác, điện thờ tháp Bằng An có mặt bằng bát giác và không có các yếu tố trang trí đặc trưng như: Cột ốp, cửa giả, hoa văn
Bên trong tháp có tượng Linga, biểu tượng của thần Shiva nhưng hiện chỉ còn lại bệ thờ
Phần đỉnh chóp nhìn từ bên trong điện thờ. Do trải qua nhiều biến động nên phần đỉnh đã mất các chi tiết trang trí ở các cạnh
Tháp xây bằng gạch nung, không thấy mạch vữa nhưng rất bền vững
Trong khuôn viên tháp còn lưu giữ một bia đá khắc những ký tự cổ Chămpa. Tháp Bằng An là địa chỉ lý tưởng cho những du khách muốn khám phá văn hóa Chămpa và chiêm ngưỡng công trình với kiến trúc vô cùng độc đáo
Khám phá trục du lịch mới, độc đáo Đó là trục Hội An - Mỹ Sơn - Cổng Trời Đông Giang (Quảng Nam). Phía Tây của tỉnh có cảnh quan thiên nhiên, ẩm thực, văn hóa bản địa đặc sắc, nhiều tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng 9 tháng đầu năm 2024, Quảng Nam đón gần 6,5 triệu lượt khách, trong đó có hơn...