Bất ngờ với những nhóm nhạc Kpop đình đám từng làm “không lương” trong một khoảng thời gian dài
Những nhóm nhạc Kpop này đã phải trải qua một khoảng thời gian làm việc cật lực mới có thể nhận được những đồng lương đầu tiên từ công ty.
Đa số nhiều người thường nghĩ rằng: Cứ làm idol là sẽ giàu. Tuy nhiên, trong giới Kpop, nhiều nhóm nhạc đã từng làm việc không lương trong vài năm vì chưa thể hoàn lại chi phí đầu tư cho công ty quản lý. Cùng xem những nhóm nhạc này đã phải làm “không lương” trong khoảng thời gian bao lâu nhé.
F.T.ISLAND – 5 năm
Là một nhóm nhạc đình đám, ít ai ngờ F.T.ISLAND lại trải qua khoảng thời gian 5 năm làm việc cật lực nhưng không được trả lương. Mặc dù F.T.ISLAND là nhóm nhạc làm nên thành công và tên tuổi của FNC Entertainment nhưng mất tận 5 năm nhóm mới có lương. Điều này khiên fan nghi vấn rằng công ty đã đối xử khá bất công với nhóm. Thậm chí, Lee Hong Ki còn từng lên tiếng bày tỏ sự bất mãn đối với FNC.
F.T.ISLAND mất đến 5 năm mới bắt đầu có được thu nhập từ công ty
Góp một phần không nhỏ tạo nên sự thành công cho công ty nhưng lại nhận được lương khá muộn, nhiều fan của F.T.ISLAND ở thời điểm đó đã vô cùng phẫn nộ
EXID – 3 năm
EXID từng trải qua một khoảng thời gian hoạt động vô cùng vất vả khi debut trong một công ty kém nổi – Banana Culture. Nhóm không thể “phất” lên được cho đến khi “thánh nữ fancam” Hani gây sốt với “Up&Down”, giúp nhóm có chỗ đứng trong làng nhạc Kpop. Kể từ đó, EXID mới bắt đầu có những đồng lương đầu tiên từ công ty.
Fancam “Up & Down” huyền thoại của Hani đã cứu vớt sự nghiệp của EXID
EXID mất 3 năm để có được thu nhập từ công ty của mình
AOA – 3 năm
“Hậu duệ F.T.ISLAND” AOA cũng nhận được những đồng lương đầu tiên khá muộn mặc dù nhóm có những hoạt động khá nổi bật, đặc biệt là nữ thần Seolhyun. Sau 3 năm, AOA đã chính thức nhận được lương từ FNC khi đã hoàn được số tiền mà công ty này đầu tư cho nhóm.
Là một nhóm nữ có chỗ đứng trong làng nhạc Kpop hiện tại nhưng trước đây, AOA đã từng trải qua 3 năm làm việc không lương
GFriend – 2 năm
Ra mắt dưới trướng một công ty không quá nổi bật như Source Music, GFriend đã vô cùng nỗ lực trong quá trình hoạt động để khẳng định bản thân và được nhiều người biết đến. Nhóm nhạc đặc biệt gây ấn tượng nhờ loạt hit “Me Gusta Tu”, “Rough”. Sự nghiệp của GFriend cũng bắt đầu thành công từ đó. Chỉ sau 2 năm, nhóm đã có được thu nhập từ công ty của mình.
“Rough” – một trong những bản hit làm nên thành công của G-Friend
GFriend chỉ mất 2 năm để có được những đồng lương đầu tiên
DIA – chưa xác định
Trong một lần trả lời phỏng vấn vào năm 2018, DIA cho biết vẫn chưa nhận được một khoản thu nhập nào sau 3 năm hoạt động mà vẫn phải phụ thuộc vào bố mẹ. Tuy vậy, nhóm không lấy đó làm áp lực mà vẫn nỗ lực qua mỗi mùa comeback để sớm gặt hái được thành công.
Hơn 3 năm hoạt động, DIA vẫn chưa nhận được lương từ công ty
Theo Tri Thức Trẻ
Netizen Hàn nghĩ gì về sự ra đời của 2 nhóm nhạc Kpop nhưng lại không có lấy bất kỳ thành viên người Hàn nào?
Việc các người ngoại quốc debut ở Kpop đã là chuyện không còn hiếm gặp. Thế nhưng đây lại là lần đầu tiên Kpop được chứng kiến sự ra đời của các nhóm nhạc chỉ gồm toàn thành viên nước ngoài.
Hồi tháng 1 năm nay, Zenith Media Content đã khiến rất nhiều người ngỡ ngàng khi công bố dự án nhóm nhạc thần tượng toàn cầu với tên gọi " Z-Pop Dream". Với dự án này, Zenith Media Content sẽ cho ra đời 2 nhóm nhạc gồm toàn những thần tượng nước ngoài và không có bất kỳ thành viên người Hàn nào như phần lớn các idolgroup đang hoạt động tại Kpop hiện nay.
2 nhóm nhạc thần tượng mà dự án "Z-Pop Dream" dự định cho ra đời có tên là Z-Girls và Z-Boys. Mỗi nhóm sẽ bao gồm 7 thành viên đến từ các quốc gia khác nhau (trong đó có Việt Nam). Đây có thể xem là trường hợp đầu tiên debut tại Kpop mà không có sự góp mặt của thành viên người Hàn Quốc nào. Chính vì vậy, dự án "Z-Pop Dream" đã tạo nên những ý kiến tranh luận dữ dội trong cộng đồng netizen Hàn.
Hầu hết cư dân mạng xứ kim chi đều không hài lòng với ý tưởng nhóm nhạc Kpop nhưng lại gồm toàn thành viên ngoại quốc. Họ cho rằng không thể gọi đây là nhóm nhạc thần tượng Kpop khi không có thành viên bản xứ nào. Bên cạnh đó, nhiều người tin rằng dự án này sẽ sớm thất bại bởi công chúng Hàn Quốc vốn không dễ mở lòng đón nhận những nhóm nhạc chỉ gồm toàn người nước ngoài, bởi thực tế tình trạng thần tượng ngoại quốc bị kỳ thị tại Hàn Quốc vẫn đang diễn ra rất nghiêm trọng.
Một số ý kiến của netizen Hàn: "Ngay đến quốc gia của họ cũng không trùng nhau luôn hả..", "Nếu vậy thì đâu thể được xem là nhóm nhạc Kpop..? Họ nên được gọi là Z-pop mới đúng", "Cái gì đây..", "Tự gọi mình là nhóm nhạc Kpop cơ đấy...", "Tôi có cảm giác là họ sẽ thất bại nhanh chóng nếu không có bất kỳ người Hàn Quốc nào trong đó", "Vậy cũng được xem là Kpop luôn hả...?", "Ờ... nhưng ai cho bọn này tự gọi mình là nhóm nhạc Kpop vậy?",....
Trong khi đó, Z-Girls và Z-Boys sẽ ra mắt vào ngày 23 tháng 2 sắp tới thông qua buổi hòa nhạc "Z-Pop Dream Live in Seoul".
Theo tin nhac
BXH thương hiệu nhóm nhạc KPOP tháng 12: Nhạt vì chẳng có gì bất ngờ! Kết quả này không khiến người hâm mộ thật sự bất ngờ. Mới đây, Viện nghiên cứu danh tiếng Hàn Quốc đã công bố bảng xếp hạng giá trị thương hiệu cho ca sĩ, nhóm nhạc được nhắc đến nhiều nhất trong tháng mười hai này . Đây cũng là bảng phân tích giá trị thương hiệu chính thức của các nghệ sĩ...