Bất ngờ với nam sinh thích mặc cổ phục Việt khi đến trường
Có thể bạn sẽ bất ngờ khi biết rằng chàng trai này hay mặc cổ phục Việt khi đến trường vào mỗi thứ hai hàng tuần.
Hơn 2 năm nay (trừ thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19), Phùng Thế Gia Lộc, sinh viên (SV) năm thứ 4, Trường ĐH Ngoại thương, Hà Nội, tạo ấn tượng với thầy cô và bạn bè khi thường xuyên mặc các trang phục cổ của Việt Nam (cổ phục Việt) như áo tấc nam, áo ngũ thân tay chẽn hay giao lĩnh… đến trường vào thứ hai mỗi tuần.
Lộc không ngại ngùng khi khoác lên mình cổ phục Việt. Ảnh NVCC
“Mong muốn trở thành trang phục phổ thông của nam giới”
Lộc chia sẻ bản thân bắt đầu tìm hiểu về cổ phục Việt từ khi bản thân học THPT và hiện tại anh chàng còn đang làm cộng tác viên cho một nhà may cổ phục.
“Tôi mong muốn cổ phục Việt sẽ trở thành trang phục phổ thông của nam giới như vai trò áo dài khăn đóng hiện tại. Đồng thời, tôi luôn suy nghĩ tại sao nữ sinh phải mặc áo dài đến trường vào mỗi thứ hai vì lấy lý do là gìn giữ truyền thống, trong khi đề xuất tương tự với nam sinh lại bị phản đối? Để trả lời cho câu hỏi đó, tôi đã trực tiếp mặc cổ phục Việt vào mỗi thứ hai khi đến trường”, Lộc nói.
Lộc mặc Việt phục vào mỗi thứ hai hàng tuần . Ảnh NVCC
Lộc bắt đầu mặc Việt phục vào tháng 9.2020, khi ấy mạng xã hội xảy ra tranh cãi gay gắt về câu chuyện “đề xuất nam sinh mặc áo dài như nữ sinh vào đầu tuần”.
“Tôi cũng không có quan niệm “nam sinh mặc áo dài sẽ bất tiện”. Và tại sao lại để trách nhiệm gìn giữ trang phục truyền thống chỉ dừng lại ở một giới? Và Vậy nên tôi cứ thế khoác cổ phục Việt lên người thôi, không đắn đo gì nhiều cả”, Lộc cho hay.
Theo chàng trai 24 tuổi, chứng kiến những lần bản thân mặc những bộ Việt phục đến trường như vậy, thầy cô, bạn bè không khỏi thấy “lạ mắt”. Nhưng lâu dần, mọi người cũng đã quen với phong cách của Lộc.
“Tại sao mình phải ngại khi bản thân đang làm điều đúng. Sinh viên hay thầy cô trong trường tôi lúc đầu cũng ngỡ ngàng nhưng sau một thời gian mọi người đều thấy bình thường và không ai có ý dèm pha hay chê bai mình cả (sao có thể chê được trang phục của tổ tiên chứ!)”, Lộc nói.
Rồi Lộc còn kể: “Tôi hay thấy những lời chê từ mạng xã hội. Tuy nhiên, bản thân sẽ không tức giận hay buồn, mặc khác tôi cảm thấy xấu hổ thay cho những cá nhân đó vì sự thiếu hiểu biết khi mà trang phục dân tộc lại bị họ bêu rếu là giống trang phục nước ngoài mà không biết rằng những thứ ấy cũng tinh tế và cầu kỳ không kém các nước khác”.
Video đang HOT
Với Lộc, cổ phục Việt mang một nét đẹp tinh tế, không kém cầu kỳ . Ảnh NVCC
“Nên được gìn giữ nhưng thay vì nằm trong tranh ảnh sách báo hay viện bảo tàng”
Hiện tại, Lộc đang sỡ hữu 4 bộ cổ phục Việt với giá khoảng vài triệu đồng/bộ. Trong số đó, có 3 bộ do chính tay Lộc may. Ngoài ra, chàng trai 22 tuổi này còn hay mặc những trang phục dân tộc ở cuộc sống thường nhật thay vì một dịp lễ đặc biệt nào đó để đưa Việt phục đến gần hơn với mọi người.
“Trong 2 năm gần đây, mình muốn mặc các trang phục này nhiều hơn tại các nơi công cộng để mọi người biết rằng bên cạnh áo dài hiện đại thì Việt Nam mình còn rất nhiều những bộ trang phục khác rất đẹp và đáng để tự hào”, Lộc khẳng định.
Lộc bắt đầu mặc cổ phục Việt hai năm gần đây . Ảnh NVCC
Lộc mong muốn giới trẻ biết hơn về cổ phục Việt . Ảnh NVCC
Lộc muốn mọi người đặc biệt là nam giới biết hơn về cổ phục Việt . Ảnh NVCC
Lộc chia sẻ thêm cổ phục đơn giản nhất là trang phục được sử dụng phổ biến trong quá khứ và mang ý nghĩa, vai trò cho tùy mục đích nhất định ( thường phục hay lễ phục, triều phục).
“Tôi luôn mong muốn bạn trẻ cũng như xã hội biết thêm về các trang phục cổ của Việt Nam. Thú thật, tôi thấy tự hào vì cổ phục Việt, bởi nó đẹp, cầu kỳ, tinh tế không kém gì các trang phục truyền thống của các nước Đông Á như Kimono (Nhật Bản), Hanbok (Hàn Quốc) hay Hán phục. Những vẻ đẹp này nên được gìn giữ, nhưng thay vì nằm trong tranh ảnh sách báo hay viện bảo tàng, thì tôi muốn đem cổ phục Việt trở lại cuộc sống hiện đại. Trong tương lai, tôi mong muốn Việt phục có thể được nhận biết phổ biến hơn và được sử dụng rộng rãi trong các dịp trọng đại”, Lộc tâm sự.
Hiện tại, Trường ĐH Ngoại Thương Hà Nội, không quy định về đồng phục vào thứ hai, mà theo đó sinh viên khi làm việc, học tập trong khu vực trường phải đi giầy dép, mặc quần áo và để tóc gọn gàng, sạch sẽ, lịch sự.
Chia sẻ về hành động mặc cổ phục Việt đến trường của Lộc, ông Huỳnh Thanh Phú (Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du, TP.HCM) cho hay bản thân cảm thấy bất ngờ khi chứng kiến một nam sinh hay mặc cổ phục đến trường như Lộc. “Tôi đã theo dõi và biết Lộc qua mạng xã hội. Những bộ Việt phục của bạn này mặc rất đẹp và kín đáo, gọn gàng. Hiện tại, vào thứ bảy, học sinh trường tôi sẽ mặc đồ tự do, nếu bạn nào khoác lên mình bộ cổ phục như thế thì hãy sẵn sàng và thoải mái”.
Còn Võ Phi Thành Đạt (23 tuổi, đang theo học chương trình thạc sĩ tại Trường ĐH Luật TP.HCM) có nói: “Tôi cảm thấy rất trân trọng và cảm ơn các bạn trẻ hiện nay đã quan tâm và gìn giữ, đem cổ phục vào sinh hoạt đời thường. Việc hay mặc cổ phục để đến trường vào mỗi thứ hai hàng tuần cũng phần nào chứng tỏ bạn rất yêu văn hoá trong đó có trang phục Việt cổ, từ đó họ góp phần quảng bá thêm, mang chúng đến với gần sinh viên và môi trường hiện đại”.
Váy cưới phong cách công sở - giản dị mà đẹp tới mức lạ lẫm, thú vị
Váy cưới là một sản phẩm thời trang đặc biệt nhất trong tất cả các sản phẩm thời trang. Bởi lẽ nó được dùng hầu như chỉ một lần, cho ngày trọng đại nhất của người phụ nữ. Thế nên, thông thường váy cưới là tổng hợp của những điều cầu kỳ nhất, từ thiết kế, vải, đồ đính kết, trang trí đến cách phối mix khi sử dụng.
Thế nhưng, trong xu thế hiện đại, khi mà thời trang trở thành "ngôn ngữ" để kể, giao tiếp, trở thành "công cụ" để tỏa sáng, "phương tiện" để khẳng định phong cách, đẳng cấp và hơn hết là trở thành phương tiện để "biểu đạt" cái tôi thì việc đơn giản hóa váy cưới - loại trang phục đặc biệt cầu kỳ này lại là một hướng sáng tạo đầy mới lạ.
Chân váy xẻ, thân áo ren - vẫn là cảm hứng từ chiếc váy cưới truyền thống nhưng thiết kế lại đậm chất công sở khiến các cô dâu có diện mạo gần gũi và thoải mái hơn trong ngày trọng đại.
Không điều gì khác ngoài chi tiết xếp nếp tạo tay bồng, màu trắng tinh khôi của chiếc đầm và cả các trang sức, phụ kiện cùng vẻ đẹp cá nhân và sự rạng rỡ làm nên vẻ đẹp ngày cưới của cô dâu.
Ban đầu, một số mẫu váy cưới đơn giản phom chữ A ngắn, suông ôm ngắn hoặc dạng váy midi, maxi bằng lụa mềm, voan kèm lớp lót lụa mỏng được xem là các mẫu váy cưới hiện đại, nhẹ nhàng giúp các cô dâu thoải mái hơn trong ngày trọng đại của mình cũng như giúp các cô dâu có diện mạo "gần gũi" hơn so với đời thường và kể cả là so với quan khách, tạo ra vẻ ấm áp, thân thiện - lưu dấu ngày đáng nhớ.
Chỉ một vài điểm xuyết tinh tế trên chiếc đầm như cụm thêu duyên dáng trước ngực cùng với voan cưới, hoa cưới mà chiếc đầm midi bút chì phút chốc trở thành chiếc váy cưới chính hiệu.
Đơn giản hóa đi một loại lễ phục chính là sự sáng tạo khéo léo của các nhà thiết kế để mang lại sự ứng dụng cho một vẻ đẹp thời trang.
Thế nhưng dường như đó chưa phải là tất cả những điều mà các nhà thiết kế thời trang mong muốn. Mang tới sự gần gũi, ấm áp hơn nữa cho các cô dâu trong ngày đặc biệt của mình, nhà thiết kế thể hiện những sáng tạo váy cưới trên chính các sản phẩm thời trang công sở - một thể nghiệm có phần táo bạo. Bởi lẽ, trang phục công sở vốn ẩn chứa sự đơn giản tới mức tối đa - ngược hẳn với sự cầu kỳ của các trang phục áo cưới, lễ phục.
Một mẫu đầm cúp ngực chữ A duyên dáng cũng có thể làm nên một chiếc váy cưới giản dị, tinh tế khiến các nàng đẹp hơn trong ngày trọng đại của mình.
Những mẫy váy cưới có cảm hứng từ thời trang công sở vẫn giữ nguyên những chi tiết của chiếc váy cưới cổ điển như ren, màu trắng.
Không chỉ thế, để tạo ra sự khác biệt cho nhân vật chính trong lễ cưới chỉ trên các mẫu thiết kế công sở cũng là một thách thức. Bởi lẽ, trang phục công sở vốn nổi bật bởi yếu tố đại trà, đồng phục, để làm khác biệt nó không phải là dễ dàng.
Vừa có thể diện trong ngày cưới lại vừa có thể mặc đi làm - chỉ cần thay đổi trang phụ kiện, style trang điểm và tóc - đó là sự tinh tế đầy biến hóa của các nhà thiết kế Lilibet.
Tuy nhiên, sự sáng tạo của thời trang lại không biên giới. Chia sẻ về bộ sưu tập Mùa chung đôi, đại diện thương hiệu đầm cưới Lilibet chia sẻ: "Những chiếc đầm cưới sáng tạo dựa trên các mẫu thời trang công sở là... cố ý có một chút khiêm nhường để tôn vinh thần thái, vẻ đẹp nội tâm của những người phụ nữ đã quyết định bước vào cuộc sống chung đôi...
... Mang phong cách thanh lịch, hiện đại, tao nhã những mẫu váy cưới giản dị luôn có cách đẹp một cách lạ lẫm và thú vị. Bởi nó được tỏa sáng từ chính vẻ đẹp cá nhân người mặc - đó là cô dâu".
Vẫn giữ một số nét đặc trưng cơ bản của váy cưới truyền thống như màu trắng tinh khôi hoặc các thiết kế cúp ngực gợi cảm, các mẫu váy cưới công sở được cách điệu nhiều tạo ra sự hiện đại, thoải mái, gần gũi lại vẫn có vẻ đẹp khác biệt và đảm bảo sự duy nhất nhờ các phụ kiện đi kèm như voan cưới, trang sức, găng tay cô dâu... Thị trường cưới 2022 có thêm các mẫu váy cưới phong cách đơn giản, cảm hứng từ thời trang công sở âu cũng là điều thú vị và mới mẻ.
Nguồn gốc, ý nghĩa của bộ trang phục cử nhân trong lễ tốt nghiệp Lễ phục của cử nhân trong lễ tốt nghiệp thường bao gồm áo choàng và mũ. Về áo, có tên gọi là áo choàng cử nhân hay Academic Dress (trang phục học thuật) vì loại trang phục này chỉ được sử dụng ở bậc học đại học. Đây là biểu tượng cho nền dân chủ trong học tập vì chiếc áo này có...