Bất ngờ với lý do thực sự khiến Trung Quốc quyết diệt dân chơi Bitcoin trong nước
Không chỉ vì mức độ tiêu thụ điện, Trung Quốc có nhiều lý do quan trọng hơn để tiêu diệt hoàn toàn ngành công nghiệp Bitcoin trong nước.
Bitcoin cũng như toàn bộ thị trường tiền mã hóa trên thế giới đang trải qua một giai đoạn khó khăn sau đà tăng điên cuồng kéo dài từ năm ngoái đến nay khi những tin xấu dồn dập đến từ những quốc gia có ảnh hưởng lớn nhất đến thị trường này.
Trong khi Bộ tài chính Mỹ có những động thái siết chặt quản lý đối với các giao dịch liên quan đến tiền mã hóa, thì Trung Quốc, quốc gia cung cấp nhiều máy đào Bitcoin nhất cho toàn thế giới, lại đưa ra hàng loạt biện pháp cứng rắn.
Không lâu sau khi Phó thủ tướng Lưu Hạc chỉ đạo cấm tất cả hoạt động đào và giao dịch tiền mã hóa, vùng Nội Mông, thủ phủ của ngành công nghiệp khai thác Bitcoin tại Trung Quốc, đã công bố bản dự thảo 8 biện pháp cấm hoàn toàn các hoạt động khai thác Bitcoin cũng như tiền mã hóa. Đây được xem như những đòn đánh có thể vùi dập thị trường tiền mã hóa toàn cầu khi những khu vực như Tân Cương tại Nội Mông đang chiếm đến 20% lượng Bitcoin khai thác được.
Một trong những lý do đầu tiên được nêu ra cho những biện pháp cứng rắn này là mức tiêu thụ điện khủng khiếp trong những cỗ máy khai thác Bitcoin, khi nó tương đương với mức điện năng tiêu thụ hàng năm của nhiều quốc gia trên thế giới. Điều này không chỉ làm gia tăng lượng phát thải ra môi trường mà còn làm hao hụt nguồn điện dành cho các hoạt động sản xuất kinh doanh khác.
Tuy nhiên, một nguồn tin của tạp chí Caixin cho biết, đằng sau những động thái mạnh tay của chính phủ Trung Quốc còn nhiều nguyên nhân khác quan trọng hơn việc tiêu thụ điện khủng khiếp của ngành công nghiệp khai thác Bitcoin.
Nhiều doanh nghiệp lớn bỏ bê công việc chính để khai thác Bitcoin
Đầu tiên là ảnh hưởng của nó làm chệch hướng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Một nguồn tin của Caixin tại Bộ Công nghiệp và Thông tin Trung Quốc cho biết:
” Giờ đây một số công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán hoạt động không hiệu quả đối với lĩnh vực kinh doanh chính của họ. Do vậy họ mua máy đào Bitcoin và đầu tư vào các trang trại khai thác, bao gồm cả việc tham gia vào những sàn giao dịch bên ngoài. Doanh nghiệp thực giờ chuyển sang ảo .”
Theo thông tin công khai, nhiều công ty hạng A niêm yết trên sàn chứng khoán cũng tham gia vào hoạt động khai thác Bitcoin. Ví dụ vào ngày 24 tháng 5 năm 2021 vừa qua, hãng công nghệ Hangzhou Lianluo Interactive thông báo khoản đầu tư 14,3 triệu USD vào một dự án cùng hãng Aoide Capital Limited từ tháng 4 năm 2019. Khoản đầu tư này dành cho việc mua máy khai thác Bitcoin, giao dịch tiền mã hóa cũng như cho một công ty phát hành ICO.
Bên cạnh đó, bài viết của Caixin còn cho biết một nguyên nhân khác dẫn đến các hành động cứng rắn của chính phủ Trung Quốc đối với hoạt động khai thác Bitcoin là sự hữu ích của ngành công nghiệp này đối với nền kinh tế đặc biệt trong bối cảnh việc thiếu hụt chip nghiêm trọng đang diễn ra rộng khắp trên toàn thế giới.
Một nhà nghiên cứu thân cận với ngân hàng trung ương Trung Quốc nói với Caixin: ” Từ nhiều năm nay, rút cuộc hoạt động khai thác tiền mã hóa mang lại lợi ích gì cho nền kinh tế thực? Việc khai thác Bitcoin làm nhiều nhà sản xuất chip bán chip cho những nhà sản xuất máy đào hơn là những ngành công nghiệp khác. Giờ đây, ngành công nghiệp ô tô cũng đang thiếu chip. ”
Video đang HOT
Cho dù vậy, một điều cần chú ý rằng trong khi hầu hết các ngành công nghiệp khác như ô tô đang sử dụng các chip tiến trình cũ, các máy đào Bitcoin lại sử dụng các chip tiến trình mới hơn và khó sản xuất hơn – tương tự như chip trong smartphone và máy tính. Do vậy, tác động này chỉ mang tính gián tiếp hơn là trực tiếp đến tình hình thiếu hụt chip hiện nay trên thế giới.
Kiềm chế nạn rửa tiền qua các sàn giao dịch
Ngoài những vấn đề trong hoạt động khai thác tiền mã hóa, một trọng tâm khác trong các biện pháp lần này của chính phủ Trung Quốc là kiểm soát và kiềm chế các sàn giao dịch tiền mã hóa.
Cho dù Trung Quốc đã cấm các sàn giao dịch cũng như các hành vi huy động vốn bằng tiền mã hóa nhưng họ lại không cấm các hành vi nắm giữ và tích trữ Bitcoin cùng các loại tiền mã hóa khác. Chính vì vậy, khi các sàn giao dịch chuyển hoạt động “ra nước ngoài”, họ vẫn có thể cung cấp dịch vụ cho người dùng Trung Quốc, không chỉ cho phép nắm giữ tiền mã hóa mà còn có thể trao đổi nó với đồng Nhân dân tệ.
Bên cạnh các đồng tiền mã hóa với giá trị biến động mạnh, còn có các đồng stablecoin với giá trị gắn liền với đồng USD như USDT hay BUSD. Giá trị ổn định giúp các đồng tiền mã hóa này trở thành phương tiện rửa tiền thuận tiện.
Với nguồn cung các đồng stablecoin này đã vượt quá 100 tỷ USD (trong đó USDT chiếm khoảng 62,61%, USDC chiếm khoảng 20,42% và BUSD chiếm khoảng 8,89%) và tổng khối lượng giao dịch từ đầu năm 2021 đến nay ngày 30 tháng 4 đã đạt khoảng 1.600 tỷ USD, chắc chắn trong số đó có một lượng giao dịch không nhỏ đến từ Trung Quốc. Chính điều này càng khiến chính phủ Trung Quốc muốn siết chặt và loại bỏ hoạt động khai thác và giao dịch tiền mã hóa tại đất nước này.
Cho dù không đưa ra các biện pháp khắc nghiệt đối với hoạt động khai thác Bitcoin như vùng Nội Mông, nhưng ở nhiều khu vực khác, các trang trại khai thác Bitcoin bắt đầu thường xuyên phải đối mặt với tình trạng mất điện. Ví dụ vào ngày 16 đến 17 tháng 5 vừa qua, sức mạnh tính toán của của các mỏ Bitcoin đồng loạt giảm mạnh do hiện tượng quá tải nguồn điện ở vùng Tứ Xuyên, Trung Quốc.
Hơn nữa, một ngày sau khi bản dự thảo quy định của Vùng Nội Mông được đưa ra, địa chỉ IP tại Trung Quốc của hai công ty sản xuất máy đào Bitcoin, BitDeer và Mars Cloud Mine, đã bị chặn và người dùng trong nước phải sử dụng dịch vụ VPN để có thể truy cập được trang web của các công ty này.
Cho đến lúc này dường như các công ty hoạt động trong ngành sản xuất máy đào Bitcoin của Trung Quốc không còn lựa chọn nào khác ngoài việc chuyển dịch hoạt động ra nước ngoài để tránh né các biện pháp kiểm soát gắt gao kể trên. Nguồn tin của Caixin cho biết, họ đang chứng kiến nhiều công ty sản xuất thiết bị cũng như các công ty khai thác Bitcoin ở Trung Quốc chuyển hoạt động sang các nước khác, như Canada, Kazakstan, Nga hay Mỹ. Cho dù các nước này không có lợi thế về giá điện như Trung Quốc nhưng họ được xem thân thiện với tiền mã hóa hơn.
'Tôi biển thủ 2 triệu USD để mua coin và mất trắng trong 20 phút'
Giá tăng giảm nhanh chóng, lại dê dàng tiêp cân 24/7, nhiêu ngươi đã trăng tay vì nghiên mua đi bán lại tiên mã hóa.
Lần đầu tiên Jake biết đến và mua Bitcoin là vào năm 2015. Cảm giác phấn khích đến khi anh dồn hết tiền vào một giao dịch và thắng lớn.
"Tôi có thể nhớ rõ cái khoảnh khắc khi mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn. Khi đó số lãi đã bị tôi bào dần, và tôi đã định cất hẳn lãi đi. Nhưng rồi tôi lại mạo hiểm đánh cược toàn bộ số tiền đó trong một giao dịch và gỡ lại được kha khá tiền. Lúc đó tôi thực sự rất phấn khích, đó là một trong những cảm giác tuyệt vời nhất mà tôi từng được trải nghiệm", Jake, bệnh nhân giấu tên đang điều trị chứng "nghiện giao dịch tiền mã hóa" tại Peebles, Scotland kể lại với BBC .
Giá tăng giảm liên tục, lại không giới hạn thời gian và số tiền giao dịch khiến nhiều nhà đầu tư "nghiện" tiền mã hóa và trắng tay.
Điều mà Jake không lường trước được là chính sự phấn khởi ở lần giao dịch này, cùng với những khó khăn anh phải đối mặt trong hôn nhân và đời sống cá nhân, đã dẫn anh đến một vòng tròn nghiện ngập không có hồi kết.
"Nghiện giao dịch giống như nghiện ma túy"
Tại thời điểm mà Jake còn đi làm tại một công ty, anh chịu trách nhiệm giữ khoản quỹ lên tới hàng triệu bảng Anh. Chính Jake đã biển thủ số tiền quỹ vào sàn giao dịch với hy vọng lặp lại được lần thắng lớn trong quá khứ.
"Lần đầu biển thủ, tôi mất tất cả số tiền trong khoảng 20 phút. Thị trường biến động rất nhanh và toàn bộ số tiền của tôi bị thanh lý. Lúc đó là khoảng 2h đêm. Tôi lên giường và nằm cạnh vợ, cô ấy không hề biết tôi đã làm gì", Jake kể lại.
Không lâu sau, công ty phát hiện ra sự việc và Jake bị cáo buộc hình sự về tội tham ô. Nhưng với sự giúp đỡ từ gia đình, anh đã trả lại được 1,5 triệu bảng Anh (khoảng 2 triệu USD) cho công ty. Về phần Jake, anh đang được điều trị cai nghiện tại một bệnh viện tâm thần.
Tony Marini, bác sĩ điều trị chứng nghiện giao dịch tiền mã hóa tại Scotland.
Trong thời gian giãn cách vì dịch Covid-19, tổng giá trị của các loại tiền điện tử đã tăng mạnh. Với một thị trường đầy cam go như vậy, khi bạn thắng, bạn sẽ thắng lớn. Và tất nhiên, khi bạn thua, bạn sẽ ra về trắng tay.
Không có thống kê cụ thể về việc có bao nhiêu người "nghiện" tiền mã hóa nhưng Tony Marini, một trưởng khoa cố vấn tại bệnh viện Castle Craig ở Peebles cho hay càng ngày càng có nhiều "con nghiện" tại Scotland.
Cơ sở của ông đã điều trị hơn 100 người nghiện tiền mã hóa trong vài năm qua. Vừa dễ tham gia, lại thường xuyên biến động lớn là nguyên nhân khiến nhiều người nghiện giao dịch.
"Cơn nghiện giao dịch tiền mã hóa cũng giống như cơn nghiện cocaine vậy bởi vì nó đến rất nhanh. Bạn có thể giao dịch 24/7 bất kể trên điện thoại, máy tính, thậm chí là ngay trong phòng ngủ", ông Marini chia sẻ.
Người thua, kẻ thắng
Thị trường không phải là nguyên nhân duy nhất gây ra mọi vấn đề. Công nghệ phía sau tiền mã hóa mới là điều phức tạp, và nếu bạn không cẩn thận, bạn có thể dễ dàng nhận thấy mình đang đầu tư vào các chiêu trò lừa đảo.
Trường hợp của Jen McAdam là một ví dụ điển hình về việc nếu như không tìm hiểu kỹ về loại tiền này thì mọi đầu tư của bạn sẽ trở nên vô giá trị. Sau khi nghe được cơ hội "đầu tư đổi đời" từ bạn bè, cô quyết định dồn tiền của mình và gia đình, bao gồm cả khoản tiền cha cô để lại trước khi qua đời, vào OneCoin, một dự án đa cấp.
"Tất cả bạn bè và người nhà tôi đều đầu tư. Tình hình hiện giờ là chúng tôi đã bị thiệt hại hơn 250.000 euro rồi. Tôi thật sự cảm thấy vừa xấu hổ vừa mặc cảm. Tôi rất hối hận", cô cho biết.
Jen McAdam, nạn nhân tại Anh mất hơn 250.000 bảng vì đầu tư vào đa cấp OneCoin.
Jen muốn cảnh báo mọi người về những rủi ro mà việc đầu tư tiền mã hóa có thể mang lại, đặc biệt là những người không am hiểu về công nghệ.
"Nếu bạn muốn đầu tư nhưng lại không có bất kỳ kiến thức nào về nó, thì chẳng khác nào bạn đang đánh bạc vậy. Bạn đang thật sự rất mạo hiểm đấy", McAdam chia sẻ,
Tuy nhiên, không phải việc đầu tư nào cũng đầy rủi ro. Một nghệ sĩ âm nhạc tự do, Cameron Black, cho biết anh cảm thấy mình khá may mắn khi tham gia thị trường tiền tệ này. Giữa thời điểm đại dịch COVID-19 xảy ra, Cameron gần như mất đi toàn bộ buổi diễn và điều đó làm anh điêu đứng.
Trên thị trường tiền mã hóa, có người thắng lớn và cũng có nhiều người trắng tay.
"Các buổi hoà nhạc bị hoãn, trường học thì đóng cửa, tất cả nguồn thu nhập của tôi hoàn toàn bị cắt", Cameron nhớ lại.
Cho tới tháng 3 năm ngoái, anh nhận thấy thị trường tiền điện tử đang phát triển, thế là anh quyết định đầu tư.
Sau hơn một năm, mặc dù nền kinh tế vẫn gặp khó khăn, nhưng Cameron giờ đã bớt lo lắng vì quyết định đúng đắn của mình.
"Một năm trôi qua tuyệt vời hơn mong đợi khi tài sản này đang dần tăng lên, ít nhất là trong khoảng thời gian ngắn hạn, nhưng điều đó cũng đã giúp tôi phần nào trút được gánh nặng về tài chính. Nếu tôi có thể nói với chính mình năm ngoái rằng tôi sẽ sớm có được khoản tiết kiệm khá thế này, tôi không biết mình sẽ nghĩ gì khi đó nữa. Thật là nhẹ nhõm", Cameron chia sẻ.
'Thợ đào có trâu cày như nông dân có đất' Thương lái ở TP.HCM cho rằng các thợ đào tiền ảo hiện nay vẫn đang kiên quyết bám trụ với trâu cày tiền ảo như người nông dân bám đất, dù giá Bitcoin và Ethereum có lúc giảm sốc còn một nửa so với đỉnh thời gian qua. Thợ đào Việt vẫn giữ "trâu" Khi Bitcoin trải qua đợt giảm giá sốc nhất...