Bất ngờ với loài cá hình dáng kỳ dị, phổ biến ở miền Tây
Cá bống rễ cau có hình dáng khá đáng sợ nhưng thực chất lại là loài cá hiền lành và thịt của nó rất thơm ngon. Đặc biệt, cá bống rễ cau có cái đầu, nhất là 2 hàm răng sắc nhọn.
Cá bống rễ cau sinh sống phổ biến trong kênh rạch, sông, đồng ruộng ở miền Tây trên hệ thống sông Cửu Long. Ảnh: images.
Cá bống rễ cau thường có chiều dài hơn 10cm, thân tròn như con lươn, có màu hơi xám nâu đỏ, lưng thẫm hơn, mắt rất bé, nằm ẩn dưới da.
Đặc biệt, cá bống rễ cau có cái đầu, nhất là 2 hàm răng sắc nhọn, lởm chởm khiến nhiều người không quen ghê sợ. Ảnh: danviet.
Trên thế giới, cá bống rễ cau phân bố từ Ấn Độ đến Philippine. Ảnh: streaming1.
Hầu như tất cả các loài cá bống sinh sống ở miền Tây đều có thịt rất là thơm ngon
Cá bống rễ cau còn có tên gọi khác là cá đầu búa, cá kèo huyết. Ảnh: tepbac.
Cá bống rễ cau tuy có hình dáng khá xấu xí và kỳ dị nhưng loài cá này lại rất hiền. Ảnh: hoinhanong.
Mời quý vị xem video: Những loài cá có giá trị dinh dưỡng cực dồi dào
Theo kienthuc.net.vn
'Cá Picasso' gây sốt vì giống hệt tác phẩm hội họa
Một sinh viên Nhật cho đăng tải ảnh chụp một con cá nhỏ mình bắt được lên Twitter. Bức ảnh lập tức gây sốt vì sinh vật được chụp trông giống hệt một tác phẩm hội họa.
Sakuya, tác giả của bức ảnh chia sẻ, anh bắt được con cá lạ bên bờ biển đảo Kozu. Sinh vật dài khoảng 10cm và có vẻ ngoài rất đặc biệt.
Ảnh chụp con cá lạ do anh Sakuya cho đăng tảo trên Twitter thu hút sự quan tâm của đông đảo cộng đồng mạng.
Sở hữu đôi mắt to khác thường cùng lớp vảy màu xanh dương với đủ hình dáng, kích cỡ khác nhau, con cá "độc, dị" ngay lập tức thu hút sự chú ý của đông đảo cư dân mạng.
Kể từ khi được đăng tải lên mạng xã hội Twitter ngày 12/1, bức ảnh chụp cá đã thu hút hơn 42.000 lượt "Thích" và gần 10.000 lượt chia sẻ lại. Một bình luận nhận được nhiều ý kiến tán thưởng gọi sinh vật là "cá Picasso".
Hiện tượng "cá Picasso" được sôi nổi bàn tán đến mức kênh truyền hình Fuji của Nhật đã quyết định tham vấn các chuyên gia về sinh vật lạ. Kết quả hé lộ, đây thực tế là một loài cá biển sâu tương đối phổ biến.
Theo các chuyên gia về sinh vật biển sâu Nhật, "cá Picasso" thực tế là một cá thể thuộc loài cá có danh pháp khoa học Polyipnus matsubarai, chuyên sống ở tây bắc Thái Bình Dương, kể cả Nhật và Philippines. Bất chấp vẻ ngoài dị thường, cá nến Matsubarai được ti không độc và có thể ăn được. Dẫu vậy chưa có bất kỳ chuyên gia nào từng tử ăn loài cá này.
Tuấn Anh
Theo vietnamnet.vn
Đã có bằng chứng về việc UFO ghé thăm Trái đất 300 năm trước? Mới đây người ta phát hiện ra bên trong cuốn sách toán bằng chữ Latin phát hành năm 1716 có ghi chép về một vật thể bay lạ hình đĩa trên bầu trời. Hình đĩa bay UFO được minh họa trong sách toán xuất bản năm 1716 Theo Mirror, cuốn sách toán học từ thế kỷ 18 mới được tìm thấy có hình...