Bất ngờ với hòn đá cực quý
Một thợ săn vàng sinh sống tại Maryborough, bang Queensland, nước Úc- David Hole- đã dành 4 năm để cố phá vỡ khối đá màu nâu đỏ nặng 17kg vì nghi có vàng bên trong, nhưng vô ích.
Khi đem cho viện bảo tàng Melbourne, giới khoa học phát hiện đây là thứ vô cùng quý hiếm. Đó có thể là một phần thiên thạch 4,6 tỷ năm, quý hiếm hơn bất kỳ kim loại quý nào. Người ta đã phải dùng tới chiếc cưa với phần lưỡi bằng kim cương để cắt khối đá.
‘Khối đá có vẻ như được hình thành cùng khoảng thời gian Trái đất hình thành nhưng thành phần khoáng chất của nó khác xa Trái đất hiện tại’- tiến sĩ Birch chia sẻ với Daily Mail và cho rằng đây là phát hiện quan trọng trong việc cung cấp bằng chứng về thời điểm và cách hệ Mặt trời hình thành. Nó cũng giúp xác định tuổi của Trái đất.
N.Mai
Theo Đại Đoàn Kết
Hòn đảo này có một loài chim siêu dễ thương, vừa trở về từ 'cõi chết' khiến giới khoa học vui mừng khôn xiết
Một loài chim đang suy giảm số lượng kinh khủng đã đột ngột phát triển mạnh mẽ trở lại!
Vào tháng 5/2018, giới khoa học Anh đã sửng sốt khi thấy rằng, do sự ảnh hưởng của thời tiết nên số lượng loài chim hải âu cổ rụt (Puffin) ở quần đảo Farne đã giảm đột ngột, lên tới 12%.
Lúc bấy giờ, các chuyên gia cho rằng do sự sự 'xâm chiếm' của loài hải cẩu xám trên quần đảo Farne đã khiến loài chim hải âu cổ rụt buộc phải 'di cư' vào sâu hơn bên trong quần đảo, nhằm tránh những mối đe dọa lớn về môi trường sống.
Tuy nhiên, những ai yêu môi trường đã có tin mừng rồi.Theo báo cáo mới nhất của Tổ chức bảo tồn National Trust, số lượng cá thể loài chim hải âu cổ rụt (Puffin) đang tăng lên rõ rệt ở khu vực quần đảo Farne.
Loài chim hải âu cổ rụt (puffin) từng bị đe dọa rất nhiều, số lượng giảm đến mức lọt vào sách Đỏ
Hải âu cổ rụt là loài chim nằm trong sách Đỏ, thuộc nhóm các động vật cần được bảo tồn. Chúng thường sinh sống và làm tổ trong những hang dưới lòng đất. Vì thế, để có được kết quả báo cáo chính xác, các kiểm lâm viên đã tiến hành theo dõi hoạt động di chuyển của loài hải âu này khi mang thức ăn vào hang như bằng cách quan sát dấu chân,...
Thomas Hendry, nhân viên kiểm lâm của Tổ chức National Trust, cho biết: 'Khi bắt đầu thực hiện khảo sát ở phía rìa đảo, chúng tôi vô cùng lo lắng số lượng chim sẽ bị giảm nữa. Đồng thời, những con chim hải âu cổ rụt đang sống sót cũng phải đang đấu tranh từng ngày để có thể sinh tồn được.'
Sau đó, nhóm chuyên gia đã quyết định vào sâu bên trong đảo để quan sát và điều tra kĩ càng hơn. Kết quả nhận được khá tích cực. Có tổng cộng 43.956 cặp chim hải câu sinh sống trên quần đảo Farne. Con số này tăng gấp 9 lần so với cuộc khảo sát trong năm 2013.
Điều gì đã giúp loài chim hải âu cổ rụt trở về từ 'cõi chết'?
Các nhà chuyên gia cũng đưa giả thuyết rằng: Số lượng quần thể chim hải âu tăng nhanh như vậy là do sự ảnh hưởng lớn từ môi trường xung quanh. Quần đảo Farne đã tạo ra một môi trường sống lý tưởng và bảo vệ an toàn giúp loài chim hải âu cổ rụt có thể sinh sống và phát triển tốt nhất.
Việc số lượng chim puffin trên quần đảo Farne gia tăng là một tín hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, khoa học cũng cần phải theo dõi thường xuyên và bảo vệ chúng một cách chặt chẽ hơn.
Tiến sĩ Chris Redfern từ ĐH Newcastle (Anh) chia sẻ: 'Đây thật sự là một tin tốt. Tuy nhiên, giới khoa học cũng cần điều tra số lượng chim hải âu sinh sống giữa các đảo khác nhau. Điều này sẽ đảm bảo loài chim biển này được sinh sống trong môi trường tốt nhất ở mọi nơi thuộc quần đảo.'
Đồng thời, tổ chức National Trust đã lên kế hoạch tiến hành khảo sát số lượng loài chim Puffin ở đảo Farne mỗi năm một lần. Chính hành động này sẽ giúp họ có cái nhìn tổng quát nhất về quá trình thích nghi và tồn tại của loài chim này trước những vấn đề nổi cộm hiện tại, như như biến đổi khí hậu và ô nhiễm nhựa.
Harriet Reid, chuyên gia của tổ chức National Trust cũng cho hay: 'Việc theo dõi sát sao quần thể chim Puffin hàng năm sẽ giúp chúng tôi biết được những tác nhân chính ảnh hưởng đến số lượng của chúng. Từ đó sẽ có những biện pháp tối ưu trước sự đe dọa từ môi trường xung quanh.'
Theo m.netnews.vn
Thần đồng nước Nga tuyên bố là người sao Hỏa tái sinh Boriska một tuổi rưỡi đã biết đọc, biết vẽ tranh và từng khiến giới khoa học kinh ngạc bởi kiến thức vũ trụ sâu rộng từ khi còn nhỏ. Boriska Kipriyanovich trong dự án Camelot năm 2012. Ảnh: The Sun Boriska Kipriyanovich, sinh ngày 11/1/1996 tại thành phố Volgograd, bên bờ sông Volga, từng khiến các chuyên gia, các nhà khoa học trên...