Bất ngờ Việt Nam từng có ý định mua tàu ngầm Serbia
Hóa ra trong quá trình hiện đại hóa hải quân, Việt Nam đã từng lên kế hoạch mua sắm tàu ngầm tấn công cỡ nhỏ do Serbia sản xuất.
Theo tài liệu về “Quá trình phát triển và hiện đại hóa Quân đội Nhân dân Việt Nam” của học giả Carlyle A. Thayer (Học viện Quốc phòng Australia), năm 2008, Việt Nam đã có ý định mua tàu ngầm đã qua sử dụng từ Serbia.
Sau khi Liên bang Serbia và Mongtenegro tan rã, Serbia đã không còn đường bờ biển, vì vậy, tuy được chia những chiếc tàu ngầm (sau khi chia tách, vũ khí sẽ được chia cho cả 2 quốc gia thành viên liên bang), nhưng thực tế thì không còn cần thiết.
Tàu ngầm tấn công Heroj và Una. Ảnh: Wikipedia
Trong thời gian Liên bang Serbia và Mongtenegro còn tồn tại, lực lượng hải quân quốc gia này sở hữu 10 tàu ngầm lớn, nhỏ thuộc 3 lớp.
Trong đó, lớn nhất là lớp Heroj gồm 3 chiếc được đóng trong giai đoạn 1964-1966 dưới thời Liên bang Nam Tư.
Theo Wikipedia, tàu có lượng giãn nước toàn tải khi nổi 1.170 tấn, khi lặn là 1.350 tấn, dài 64m, rộng 7,2m, mớn nước 5m, thủy thủ đoàn 55 người.
Heroj trang bị 2 động cơ diesel công suất 1.600 mã lực/chiếc, 2 động cơ điện 1.560 mã lực cho con tàu đạt tốc độ đến 30km/h khi lặn, tầm hoạt động đến 9.700km ở tốc độ 15km/h.
Video đang HOT
Tàu ngầm lớp Heroj trang bị hệ thống radar trinh sát mặt nước và hệ thống định vị thủy âm, hệ thống chiến tranh điện tử.
Về vũ khí, Heroj trang bị 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm với 10 quả ngư lôi hoặc 20 quả thủy lôi.
Tàu ngầm Hejor. Ảnh: Wikipedia
Tiếp theo là 2 tàu ngầm lớp Sava cũng được đóng dưới thời Liên bang Nam Tư, có lượng giãn nước 960 tấn khi lặn, dài 55,7m, rộng 7,2m, mớn nước 5,1m, thủy thủ đoàn 27 người. Tuy nhỏ hơn Heroj nhưng Sava trang bị hệ thống động lực, hệ thống điện tử và vũ khí tương tự.
Cuối cùng là 5 tàu ngầm mini lớp Una được thiết kế cho hoạt động rải thủy lôi và vận chuyển lực lượng tác chiến đặc biệt của hải quân.
Con tàu có lượng giãn nước khi lặn 87,6 tấn, dài 18,82m, rộng 2,7m, thủy thủ đoàn 4 người (chở thêm 6 lính). Tàu trang bị 2 động cơ điện 18kW cho tốc độ 15km/h khi lặn, lặn sâu 120m, mang 4 quả thủy lôi AIM-70 và 4 tàu lặn R-1.
Học giả Carlyle A. Thayer cho biết rằng, Việt Nam muốn mua 3 tàu ngầm và 3 tàu ngầm mini, tất cả đều đã ngừng hoạt động. Dù vậy, thương vụ này đã không thành công, có những nguồn tin cho biết là Serbia đã bán số tàu ngầm này cho Ai Cập.
Tuy nhiên, thực tế thì điều này cũng không diễn ra, một chiếc Heroj được đưa vào bảo tàng, 2 chiếc còn lại lần lượt bị tháo dỡ lấy sắt vụn.
Thanh Nga (tổng hợp)
Theo doanhnghiep
Kho báu khổng lồ chôn sâu dưới ngôi làng nghèo
Một số chuyên gia ước tính rằng trữ lượng lithium lớn nhất lục địa - loại kim loại được sử dụng cho pin - nằm ở Serbia.
Một chiếc xe tay ga cổ xưa uể oải mang hàng hóa đến những cửa hàng tạp hóa ở một vùng quê tại đất nước Serbia nghèo đói. Nơi đây là vùng đồng quê nghèo nàn, lạc hậu, sống chủ yếu bằng nghề nông và chăn nuôi. Số dê đi lại trên các con đường nhỏ ở làng Klinovac nhiều vượt xa số xe hơi.
Phần lớn Serbia là những vùng nông thôn nghèo đói (Nguồn: BI)
Tuy nhiên, chôn vùi dưới lòng đất tại ngôi làng hiu quạnh này là triển vọng trở thành một trung tâm xuất khẩu mới của châu Âu, có thể sẽ giúp châu Âu chiếm lợi thế trong cuộc chạy đua kinh tế - công nghệ với châu Á.
Các nhà địa chất học châu Âu đang khảo sát khu vực này để tìm kiếm một kim loại có ý nghĩa to lớn đối với ngành công nghệ hiện đại. Đó là lithium, nguyên liệu không thể thiếu của pin điện thoại và xe hơi chạy điện.
Đây sẽ là một món quà trời cho nếu đất nước này chứng minh được nguồn dự trữ lithium. "Ngôi làng này có lẽ là nơi kém phát triển nhất ở Serbia và chúng tôi đang lâm vào ngõ cụt. Nhưng nếu có được lithium, chúng tôi sẽ đổi đời", Antic, một người bản địa tại ngôi làng, cho biết.
Lithium là một món quà trời cho của Serbia (Nguồn: BI)
Cuộc săn lùng toàn cầu đối với lithium đang diễn ra khi các công ty tìm cách cắt giảm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch. BloombergNEF ước tính nhu cầu pin cho vật liệu lithium sẽ tăng gấp tám lần trong 11 năm tới. Bloomberg ước tính rằng nhu cầu khai thác lithium để chế tạo pin cho các công cụ điện tử - từ điện thoại iPhone cho đến xe điện Tesla - sẽ tăng 800% trong tương lai.
Các chuyên gia địa chất ước tính Serbia sở hữu nguồn dự trữ lithium lớn nhất châu Âu. Nhu cầu vô tận với pin cung cấp năng lượng cho mọi thứ từ iPhone đến xe Tesla đang thúc đẩy những công ty châu Âu như Tập đoàn Rio Tinto nghiên cứu khả năng khai thác nó.
Hồi tháng 2/2019, Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic mô tả nguồn dự trữ lithium "là một trong những niềm hy vọng lớn nhất" của đất nước và kêu gọi các công ty đẩy nhanh công việc để bắt đầu sản xuất.
Khảo sát sơ bộ của chính phủ Serbia cho thấy nước này sở hữu khoảng 200 triệu tấn lithium. Cục Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) cho biết đã xác định được vị trí của khoảng 1 triệu tấn lithium ở nơi đây. Tuy nhiên, ít nhất 3 năm nữa Serbia mới có thể bắt đầu khai thác lithium, nhưng chính quyền nước này đã khuyến khích, ủng hộ phát triển các hoạt động tinh chế và sản xuất pin.
Ông Nenad Antic, Phó thị trưởng thành phố Vranje (Serbia), đô thị gần khu vực khảo sát khai thác lithium, khẳng định việc mở nhà máy sản xuất pin sẽ là chìa khóa để nâng cao đời sống người dân địa phương, và giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp nơi đây.
Ông Luke Martino, Chủ tịch Jadar Lithium, đánh giá Serbia có thể là một trung tâm công nghiệp năng lượng mới, từ khai thác, đến tinh chế và sản xuất pin. Hiện công ty này đang khảo sát một khu vực trải rộng từ Vranje đến biên giới.
Theo Danviet
Kinh ngạc dàn hỏa lực cực mạnh trên đoàn tàu bọc thép của Quân đội Nam Tư Tưởng như việc sử dụng tàu hỏa bọc thép vào chiến trận đã kết thúc từ thế chiến thứ hai thì thật ngạc nhiên khi Nam Tư vẫn có phương tiện này. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, các đoàn tàu hỏa bọc thép của phát xít Đức được xem là một thứ vũ khí độc đáo và có phần hơi "quái...