Bất ngờ: Việt Nam là nguồn cung lớn nhất một chế phẩm từ trái cây cho Trung Quốc, là thứ gì?
Dịch Covid-19 được cho là không ảnh hưởng tiêu cực đến ngành sản xuất rau, củ, quả chế biến toàn cầu. Trong khi đó, các thị trường Mỹ, Trung Quốc cũng đang tăng cường nhập khẩu các sản phẩm rau, quả chế biến. Sầu riêng, chanh leo của Việt Nam được ưa chuộng ở Trung Quốc, Úc…
Là doanh nghiệp có kinh nghiệm xuất khẩu trái cây sang nhiều thị trường, bà Ngô Tường Vy – Phó Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Trái cây Chánh Thu cho biết, ngoài Trung Quốc, sầu riêng đông lạnh của Việt Nam đang được ưa chuộng ở Australia.
Theo bà Ngô Tường Vy, trong 1 năm trở lại đây, ngoài thị trường Trung Quốc, Công ty Chánh Thu mang quả sầu riêng của Việt Nam sang các thị trường khó tính như Nhật Bản, Úc…
“Điều đáng mừng là tại các thị trường này, sầu riêng Ri6 của Việt Nam được đánh giá rất cao, đặc biệt, tại Úc, sầu riêng Ri6 của Việt Nam còn được ưa chuộng hơn cả sầu riêng Musang King của Malaysia” – bà Vy cho biết.
Xác định sầu riêng là sản phẩm chủ lực nên Công ty Chánh Thu đã đầu tư nhà máy công suất lớn với 300-500 tấn/ngày.
Ngoài sầu riêng, theo bà Vy, quả chanh leo cũng là sản phẩm rất đáng được quan tâm. Nhu cầu quả chanh leo tươi của thế giới lớn, Việt Nam cần có những đề án hỗ trợ bảo quản sau thu hoạch để có thể xuất khẩu.
Trung Quốc, Mỹ, EU,… tăng nhập khẩu các sản phẩm trái cây chế biến. Trong ảnh: Dây chuyền sơ chế trái cây xuất khẩu của Công ty CP Ameii Việt Nam. Ảnh: P.V
Tương tự, ông Đinh Cao Khuê – Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Thực phẩm Xuất khẩu Đồng Giao (DOVECO), cho biết, hiện nay ở Tây Nguyên, công ty chỉ có 11.000ha diện tích trồng chanh leo cung cấp cho 4 nhà máy chế biến.
“Sắp tới tình trạng thiếu nguyên liệu trầm trọng sẽ diễn ra, trong khi đó hiện nay sản phẩm từ chanh leo của Việt Nam chỉ đáp ứng 20-30% nhu cầu thế giới. Chính vì vậy các địa phương, các đơn vị ở khu vực Tây Nguyên cần tiếp tục trồng và phát triển chanh leo theo quy mô lớn” – ông Đinh Cao Khuê gợi ý.
Video đang HOT
Trong khi đó, ông Nguyễn Khắc Tiến – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Ameii Việt Nam cho biết, trong bối cảnh dịch Covid-19 tác động, doanh thu của công ty vẫn tăng, các đơn hàng tăng gấp đôi do nhu cầu trái cây, trái cây chế biến của thế giới tăng.
Doanh nghiệp vào cuộc đua chế biến trái cây
Theo thông tin từ https://www.gminsights.com, thị trường rau quả chế biến toàn cầu dự kiến đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 7%/năm trong giai đoạn 2020 – 2027.
Việt Nam hiện là thị trường xuất khẩu chế phẩm từ rau, trái cây, quả hạch hoặc các bộ phận khác của thực vật lớn thứ 9 toàn cầu, tốc độ xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam ra thị trường thế giới trong giai đoạn 2016 – 2020 tăng trưởng bình quân 22,15%/năm, từ 424,17 triệu USD năm 2016 tăng lên 929,78 triệu USD năm 2020.
Theo thống kê từ Tổng cục Hải quan, tính chung 9 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả đã qua chế biến đạt 653,5 triệu USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2020.
Dự báo trong những tháng cuối năm 2021 và cả năm 2022, rau quả chế biến vẫn sẽ là chủng loại sản phẩm có tiềm năng tăng trưởng bởi sự tiện lợi và thời gian bảo quản lâu.
Các thị trường xuất khẩu chính mặt hàng rau quả chế biến của Việt Nam gồm: Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Australia …
Dừa sáp Trà Vinh được xuất khẩu sang Australia và bán với giá 600.000 đồng/quả. Ảnh: Thương vụ Việt Nam tại Australia.
Trong bối cảnh xuất khẩu hàng rau quả tươi sang Trung Quốc gặp khó khăn, doanh nghiệp ngành rau quả của Việt Nam chuyển dịch thành công sang sản phẩm rau quả chế biến.
Trong 9 tháng đầu năm 2021, tốc độ xuất khẩu hàng rau quả chế biến của Việt Nam sang Trung Quốc tăng trưởng 24,8% so với 9 tháng đầu năm 2020.
Ngoài trái cây tươi, Trung Quốc cũng đang đẩy mạnh nhập khẩu trái cây đã qua chế biến. Theo Cơ quan Hải quan Trung Quốc, 8 tháng đầu năm 2021, Trung Quốc nhập khẩu chế phẩm từ rau, trái cây, quả hạch hoặc các bộ phận khác của thực vật từ thế giới đạt 1,38 tỷ USD, tăng 75,5% so với cùng kỳ năm 2020.
Việt Nam là nguồn cung chế phẩm từ rau, trái cây, quả hạch hoặc các bộ phận khác của thực vật lớn nhất cho Trung Quốc, kim ngạch nhập khẩu chế phẩm từ rau, trái cây, quả hạch hoặc các bộ phận khác của thực vật của Trung Quốc từ Việt Nam đạt xấp xỉ 254 triệu USD trong 8 tháng đầu năm 2021, tăng 154,2% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu chế phẩm từ rau, trái cây, quả hạch hoặc các bộ phận khác của thực vật của Mỹ từ Việt Nam đạt 152,25 triệu USD, tăng 53,4% so với 8 tháng đầu năm 2020.
Đáng chú ý, trong vài năm trở lại đây, trên địa bàn cả nước các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chế biến bảo quản trái cây tăng mạnh, gấp 3 lần so với trước đó, với 7.500 cơ sở chế biến bảo quản trái cây, rau củ và khoảng 156 nhà máy chế biến có dây chuyền, công nghệ hiện đại.
Nhưng trên thực tế, ngành chế biến chỉ mới đáp ứng sơ chế 8 – 10% sản lượng rau quả sản xuất ra hàng năm. Đến nay, 76,2% rau quả xuất khẩu chưa qua chế biến.
So với yêu cầu phát triển và hội nhập trong điều kiện cạnh tranh mới, thì ngành chế biến rau quả vẫn đang đối mặt với nhiều tồn tại, hạn chế. Sản lượng rau quả sản xuất ra hàng năm, đóng góp vào giá trị gia tăng của rau quả hàng hóa còn thấp, chưa tạo được chuyển biến mạnh mẽ đối với việc thay đổi cơ cấu cây trồng.
Bộ Công Thương chỉ ra 4 nguyên nhân chính dẫn tới nhập siêu 1,45 tỷ USD
Cán cân thương mại hàng hóa tháng 10/2021 ước tính xuất siêu 1,1 tỷ USD, tuy nhiên, tính chung 10 tháng năm 2021, cán cân thương mại hàng hóa ước nhập siêu 1,45 tỷ USD.
Dệt may là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Ảnh: TTXVN.
Theo Bộ Công Thương, trong tháng 10/2021, xuất khẩu đã có dấu hiệu phục hồi với kim ngạch xuất khẩu ước đạt 27,3 tỷ USD, tăng 1% so với tháng trước (kim ngạch xuất tháng 9/2021 giảm 0,8% so với tháng 8/2021), chỉ tăng 0,3% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung 10 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 267,93 tỷ USD, tăng 16,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước ước tính đạt 69,77 tỷ USD, tăng 7,7% và chiếm 26,04% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước; khu vực kinh tế nước ngoài (kể cả dầu thô) ước tính đạt 198,16 tỷ USD, tăng 20,1% và chiếm tỷ trọng 73,96% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Về mặt ngành hàng, nhóm hàng công nghiệp chế biến tiếp tục đóng vai trò quan trọng, đóng góp chính vào tăng trưởng xuất khẩu chung của cả nước khi chiếm tỷ trọng 86,1% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Về mặt nhập khẩu, đại diện Bộ Công Thương cho biết, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa trong tháng 10/2021 ước tính đạt 26,2 tỷ USD, giảm 1,7% so với tháng trước và tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 10 tháng năm 2021, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 269,38 tỷ USD, tăng 28,2% so với cùng kỳ năm trước.
Như vậy, cán cân thương mại hàng hóa tháng 10/2021 ước tính xuất siêu 1,1 tỷ USD. Tuy nhiên, tính chung 10 tháng năm 2021, cán cân thương mại hàng hóa ước nhập siêu 1,45 tỷ USD. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 22,7 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 21,28 tỷ USD.
Bộ Công Thương phân tích có 4 nguyên nhân chính dẫn tới nhập siêu trong 10 tháng năm 2021. Nguyên nhân là do kinh tế thế giới phục hồi, nhu cầu tăng, các doanh nghiệp của Việt Nam đã tăng lượng nhập khẩu nguyên vật liệu để phục vụ cho sản xuất. Cùng với đó, giá cả hàng hóa thế giới tăng nên giá nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất tăng cao, góp phần tăng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam.
Đặc biệt, giá cước vận tải biển tăng cũng làm tăng chi phí, tăng trị giá nhập khẩu. Cuối cùng là xuất khẩu giảm tốc từ tháng 6/2021.
Theo Bộ Công Thương, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam được đánh giá đang có những thuận lợi khi Việt Nam đang khai thác hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do (FTA) và nhu cầu thị trường đang tăng vào dịp mua sắm cuối năm, đặc biệt là nhóm hàng Việt Nam có lợi thế.
Từ nay đến cuối năm để thúc đẩy xuất khẩu, Bộ Công Thương xác định tập trung các giải pháp củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu, tận dụng tối đa lợi thế từ các FTA đã có hiệu lực; hướng dẫn doanh nghiệp chú trọng vào các thị trường nhỏ và thị trường ngách.
Đồng thời, tăng cường quản lý xuất khẩu, nhập khẩu một số mặt hàng chiến lược; làm việc với Đại sứ quán Trung Quốc đề nghị tạo thuận lợi cho hoạt động thông quan, xuất khẩu hàng hóa qua cửa khẩu biên giới phía Bắc; tiếp tục đổi mới, tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu cả trong và ngoài nước trên môi trường trực tuyến và dựa trên những nền tảng mới...
Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 38,8 tỷ USD Tháng 10/2021, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt trên 3,4 tỷ USD. Tính chung trong 10 tháng năm 2021, giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt gần 38,8 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm trước. Ảnh minh họa (Nguồn: BT) Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) cho biết, kim ngạch...