Bất ngờ về số lượng “nữ hoàng linh trưởng” Sơn Trà mới được công bố
Số lượng voọc chà vá chân nâu năm 2013 mới chỉ có khoảng 350 cá thể. Tuy nhiên, số lượng loài vật được mệnh danh là “nữ hoàng linh trưởng” của bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) công bố chiều nay đã khiến nhiều người bất ngờ.
Chiều 22.5, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Đà Nẵng phối hợp với với một số tổ chức cộng đồng tổ chức hội thảo: “Công bố kết quả nghiên cứu hiện trạng quần thể voọc chà vá chân nâu và giải pháp bảo tồn loài tại bán đảo Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng” nhằm cung cấp những số liệu khoa học mới nhất về số lượng, mật độ và sự phân bố của loài voọc chà vá chân nâu tại bán đảo Sơn Trà.
Tại hội thảo này, số lượng cá thể loài voọc chà vá chân nâu được công bố lên tới khoảng 1.335 con với 237 đàn đang sinh sống tại bán đảo Sơn Trà (TP.Đà Nẵng).
Voọc chà vá chân nâu kiếm ăn ở sát mép biển Đà Nẵng. Ảnh: Lê Phước Chín
Thông tin tại hội thảo này cho rằng, trong báo cáo của 2 nhóm khảo sát gồm tổ chức Lippold và cộng sự (2008), nhà nghiên cứu Đinh Thị Phương Anh và cộng sự (2010) đều ghi nhận khoảng 180 – 200 cá thể voọc chà vá chân nâu đang sinh sống tại bán đảo Sơn Trà. Đến năm 2013, Tổ chức bảo tồn linh trưởng thế giới (DLF, 2013) đã ghi nhận tại Sơn Trà có khoảng 300 – 350 cá thể voọc chà vá chân nâu.
Số lượng cá thể voọc chà vá chân nâu được công bố vào chiều nay được các tổ chức đánh giá là rất đáng tin cậy vì được khảo sát tổng thể. Việc nghiên cứu, khảo sát về voọc chà vá chân nâu tại bán đảo Sơn Trà có từ năm 1977. Tuy nhiên, các nghiên cứu, khảo sát đều chung một điểm là chỉ khảo sát một vùng, số liệu chỉ thể hiện được một phần một.
Tại hội thảo này, các chuyên gia cũng chỉ ra các yếu tố tác động đến loài voọc chà vá chân nâu hiện nay. Đó là nguy cơ giảm diện tích vùng sống do quy hoạch các dự án phát triển du lịch sinh thái. Chia cắt vùng sống (nguy cơ tai nạn giao va chạm với phương tiện giao thông khi voọc qua đường). Nguy cơ gia tăng nạn săn bắn, bẫy bắt khi phát triển du lịch thiếu kiểm soát. Nguy cơ truyền bệnh từ người sang voọc qua việc cho động vật ăn. Hạn chế trong công tác kiểm soát hoạt động con người trên bán đảo Sơn Trà.
Video đang HOT
Bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) có nguy cơ bị bê tông hóa. Ảnh: Đình Thiên
Liên quan đến vấn đề quy hoạch phát triển tổng thể Khu du lịch quốc gia Sơn Trà (Đà Nẵng), KTS Bùi Huy Trí-Trưởng phòng quản lý quy hoạch và phát triển đô thị (Sở Xây dựng Đà Nẵng) cho rằng, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã chỉ đạo Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cùng UBND TP.Đà Nẵng có cáo báo trước 30.5.
UBND TP.Đà Nẵng đang khẩn trương hoàn thành báo cáo.
“Cho đến giờ phút này, tôi chưa thể nói chắc cụ thể nó như thế nào, chỉ khẳng định cái gì tốt nhất cho Sơn Trà thì sẽ làm”, KTS Bùi Huy Trí cho hay.
KTS Bùi Huy Trí còn cho rằng, vì quá yêu Sơn Trà nên tâm lý nhiều người rất lo lắng bi quan về Sơn Trà. Ông trấn an rằng: “Đừng quá lo lắng, thực ra mọi việc đang trong tầm tay chúng ta”.
Theo danviet
Đà Nẵng đề nghị Chính phủ bảo vệ Voọc Chà vá chân nâu
Voọc Chà vá chân nâu nằm trong sách đỏ về động vật nguy cấp và danh sách bị cấm buôn bán trên toàn cầu. Việc bảo vệ loài động vật hoang dã quý hiếm này vừa được Đà Nẵng kiến nghị với Chính phủ ban hành chương trình bảo tồn riêng biệt.
Theo đó, tại buổi làm việc với Đoàn khảo sát của Trung ương về thực hiện Nghị quyết 20 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về phát triển khoa học - công nghệ (KHCN) phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; việc thực hiện các chủ trương của Đảng về KHCN, bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu.
Tại buổi làm việc này, TP.Đà Nẵng đã đề nghị Chính phủ sớm ban hành chương trình bảo tồn loài hoang dã quý hiếm, đặc biệt là Vọoc Chà vá chân nâu tại bán đảo Sơn Trà; hỗ trợ ngân sách thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường...
Voọc ở bán Sơn Trà là loại động vật quý hiếm (ảnh Đình Thiên)
Kết quả khảo sát mới nhất giữa Chi cục Kiểm lâm Đà Nẵng với Tổ chức Bảo tồn Voọc vá (Douc Langur Foundation) cho thấy hiện bán đảo Sơn Trà có khoảng 700 cá thể.
Bên cạnh đó, thành phố Đà Nẵng cũng đề nghị Trung ương quan tâm sớm triển khai dự án Trung tâm KHCN khu vực miền Trung tại Đà Nẵng, sớm xây dựng Trạm quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường cấp vùng, sớm ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đối với Khu Công nghệ cao Đà Nẵng; cho phép thành phố có cơ chế đặc thù về phí, giá bảo vệ môi trường để phục vụ công tác kiểm soát môi trường.
Trao đổi với lãnh đạo thành phố Đà Nẵng, Đoàn khảo sát ghi nhận những kiến nghị của thành phố và đề nghị thành phố Đà Nẵng làm rõ các vấn đề liên quan đến việc ứng dụng tiến bộ KHCN trong sản xuất nông nghiệp. Tập trung các giải pháp khắc phục và năng lực ứng phó các sự cố về môi trường; công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát về ô nhiễm môi trường, chế biến khoáng sản, công tác quản lý các dự án thủy điện...
Voọc Chà vá chân nâu nằm trong sách đỏ về động vật nguy cấp và danh sách bị cấm buôn bán trên toàn cầu. Việc bảo vệ loài động vật hoang dã quý hiếm này vừa được Đà Nẵng kiến nghị với Chính phủ ban hành chương trình bảo tồn riêng biệt.
Theo đó, tại buổi làm việc với Đoàn khảo sát của Trung ương về thực hiện Nghị quyết 20 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về phát triển khoa học - công nghệ (KHCN) phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; việc thực hiện các chủ trương của Đảng về KHCN, bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu.
Tại buổi làm việc này, TP.Đà Nẵng đã đề nghị Chính phủ sớm ban hành chương trình bảo tồn loài hoang dã quý hiếm, đặc biệt là Vọoc Chà vá chân nâu tại bán đảo Sơn Trà; hỗ trợ ngân sách thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường...
Voọc ở bán Sơn Trà là loại động vật quý hiếm (ảnh Đình Thiên)
Kết quả khảo sát mới nhất giữa Chi cục Kiểm lâm Đà Nẵng với Tổ chức Bảo tồn Voọc vá (Douc Langur Foundation) cho thấy hiện bán đảo Sơn Trà có khoảng 700 cá thể.
Bên cạnh đó, thành phố Đà Nẵng cũng đề nghị Trung ương quan tâm sớm triển khai dự án Trung tâm KHCN khu vực miền Trung tại Đà Nẵng, sớm xây dựng Trạm quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường cấp vùng, sớm ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đối với Khu Công nghệ cao Đà Nẵng; cho phép thành phố có cơ chế đặc thù về phí, giá bảo vệ môi trường để phục vụ công tác kiểm soát môi trường.
Trao đổi với lãnh đạo thành phố Đà Nẵng, Đoàn khảo sát ghi nhận những kiến nghị của thành phố và đề nghị thành phố Đà Nẵng làm rõ các vấn đề liên quan đến việc ứng dụng tiến bộ KHCN trong sản xuất nông nghiệp. Tập trung các giải pháp khắc phục và năng lực ứng phó các sự cố về môi trường; công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát về ô nhiễm môi trường, chế biến khoáng sản, công tác quản lý các dự án thủy điện...
Theo Danviet
Ủy ban Văn hoá tìm hiểu kiến nghị điều chỉnh quy hoạch Sơn Trà Thường trực Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh thiếu nhiên và nhi đồng của Quốc hội đã đề nghị Hiệp hội du lịch Đà Nẵng cung cấp thông tin về những kiến nghị điều chỉnh bản quy hoạch quốc gia bán đảo Sơn Trà. Chiều 16/5, ông Huỳnh Tấn Vinh, Chủ tịch hiệp hội du lịch TP Đà Nẵng đã nhận được...